Phân tích tự tình 2 qua hai câu đề
Tự tình 2 được biết đến là một trong những bài thơ hay nhất của Hồ Xuân Hương. Khi phân tích Tự tình 2 nói riêng hay chùm thơ Tự tình của nữ sĩ nói chung, qua mỗi vần thơ, ta sẽ cảm nhận được nỗi sự éo le ngang trái trong cuộc đời tủi nhục của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Bài thơ mở đầu với hình ảnh người phụ nữ một mình không ngủ giữa đêm khuya thanh vắng lạnh lẽo:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Trong đêm hiu quạnh lẻ loi ấy, người phụ nữ còn thao thức mãi không ngủ được. Nàng nghe tiếng trống canh dồn mà tâm trạng ngổn ngang biết bao nghĩ suy về thân phận hẩm hiu của mình. Đêm khuya là khoảnh khắc hạnh phúc của lứa đôi, của gia đình sum họp. Ấy vậy mà, nàng chỉ có mình lẻ bóng. Phải chăng người phụ nữ ấy đơn độc quá nên thao thức mãi không ngủ được? Tiếng trống “văng vẳng” càng làm cho nỗi buồn như dài ra vô hạn bao trùm cả không gian và thời gian.
Phân tích Tự tình 2 cũng như tìm hiểu hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại, ta thấy nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy cảnh vật để chị tâm trạng suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Tiếng trống dồn phải chăng do cảm nhận của nàng khi ngồi đếm thời gian? Sự qua đi của thời gian cứ dồn dập nhanh chóng chẳng kịp đợi thanh xuân của nàng, hay của chính những người phụ nữ trong xã hội cũ.
Sử dụng các cụm từ “nước non”, “trơ cái hồng nhan” hay từ láy “văng vẳng” như đã làm nổi bật lên những xót xa đơn côn trong tâm hồn của người phụ nữ ấy. Đó cũng chính là sự ám ảnh khôn nguôi trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Khi cảm nhận và phân tích Tự tình 2, ta chợt nhớ đến tâm trạng này của nữ sĩ đã được miêu tả qua “tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” mà oán hận đau đớn.
Cụm từ “hồng nhan” đã cho thấy nhân vật trữ tình vẫn còn đang trong độ tuổi mặn mà mà bất cứ người con gái nào cũng nâng niu trân trọng. Hồ Xuân Hương đã sử dụng từ “cái” trước vẻ đẹp thanh xuân đáng quý ấy như thể hiện thân phận hẩm hiu của những người phụ nữ xưa.
Nữ sĩ thấy tuổi xuân và nhan sắc của mình quá rẻ rúng và nhỏ bé chẳng có giá trị. Khi nữ sĩ thức tỉnh bao nhiêu về sự trân quý tuổi xuân và nhan sắc thì càng cảm thấy nó ít có giá trị trong xã hội lúc bấy giờ. Để rồi nó bị “trơ” ra, bị phơi bày một cách vô duyên và vô lí. Đó cũng chính là sự đớn đau, chua xót đầy tủi hổ của người phụ nữ giữa đêm khuya thanh vắng cô đơn. Sự đối lập giữa “cái hồng nhan” với sự lớn lao của “nước non” càng làm khẳng định hơn về giá trị thấp bé hèn mòn của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Tuy nhiên, khi phân tích Tự tình 2, ta nhận thấy sâu kín trong những câu thơ ấy là gửi gắm của nhà thơ. Dù có tủi hổ và bẽ bàng như vậy nhưng ta vẫn thấy được sự mạnh mẽ và cá tính của nhân vật trữ tình khi dám đem cái tôi bé nhỏ của người phụ nữ mà so sánh và ví von với nước non. Đây cũng là điểm nổi bật trong tính cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Cảm nhận và phân tích Tự tình 2, ta nhận thấy rằng nàng là người phụ nữ ý thức được nhân phẩm của mình không bao giờ chịu yếu mềm nhỏ bé.
Như vậy, phân tích Tự tình 2 giúp ta thấy được chỉ với hai câu thơ đầu, Hồ Xuân Hương đã khắc họa được thời gian và không gian nghệ thuật. Qua đó cũng bộc lộ những cô đơn tủi hổ trước tình duyên lận đận của mình.
Phân tích Tự tình 2 qua hai câu thực
Để hiểu rõ hơn về tác giả cũng như nội dung của tác phẩm, ta cùng phân tích Tự tình 2 qua hai câu thực như sau:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Ở những vần thơ này, ta thấy tác giả như muốn mượn rượu để giải sầu nhưng vẫn không có tác dụng bởi càng uống lại càng tỉnh. Để rồi khi càng tình, nữ sĩ lại càng thấy buồn và chua xót cho cảnh đời. Đó cũng là sự ý thức về chuyện tình muộn mạng, dở dang và không trọn vẹn. Đến đây, cả rượu cả trăng cũng không thể giúp nàng giải rượu. Đằng sau hành động mượn rượu giải sầu ấy chính là nỗi niềm phẫn uất sâu sắc trước số phận bất hạnh. Nữ sĩ ấy muốn tìm rượu để quên đi, nhưng càng say lại càng tỉnh. Phân tích Tự tình 2, ta thấy cụm từ “say lại tỉnh” cho thấy sự quẩn quanh đầy bế tắc của Hồ Xuân Hương.
Phân tích Tự tình qua hai câu luận
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
Khi phân tích Tự tình 2, ta thấy nội dung của hai câu luận này thể hiện cảnh thiên nhiên tươi đẹp đầy sôi động đồng thời cũng cho thấy sự kháng cự dữ dội và mãnh liệt của nhân vật trữ tình cũng như của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
Cảnh vật hiện lên đầy sức sống và sinh động qua nghệ thuật đối lập và đảo ngữ. Trong tự nhiên, rêu là cây cỏ nhỏ bé và yếu mềm. Ấy vậy mà ở đây dường như nó như đang bật lên, cứng cỏi và mạnh mẽ hơn để “đâm toạc” và “xiên ngang”. Đá là sự vật vốn vô tri vô giác và bất động, nhưng vào trong thơ của Bà chúa thơ Nôm cũng trở nên nhọn hơn, to hơn, trở nên nổi loạn hơn để phá tan mọi xiềng xích và tù túng.
Phân tích Tự tình 2 qua hai câu thơ luận này đã cho thấy hình ảnh rêu và đá như trở nên có hồn và sinh động hơn nhờ biện pháp nhân hóa tài tình. Để rồi hai vật vô tri ấy như đang quẫy đạp phá tan mọi khuôn phép. Đây phải chăng chính là hình ảnh những người phụ nữ? Họ như đang vùng lên phá tan số phận hẩm hiu hèn mọn và bất hạnh. Những người phụ nữ đầy sức sống, khát khao thanh xuân và hạnh phúc. Họ cũng cần một tình duyên như ý nguyện. Thế nhưng, trong xã hội bất công lúc bấy giờ họ phải sống một cuộc đời vô vị, lạnh lẽo, đơn độc để rồi không lúc nào họ không muốn phản kháng đấu tranh.
Phân tích Tự tình 2, ta cũng thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh, lấy cảnh vật để chỉ con người. Tâm trạng của nữ sĩ lúc này như muốn đập tan mọi luân lí luật lệ khắt khe thời bấy giờ để mà khao khát sống, khát khao lứa đôi hạnh phúc. Cảm nhận và phân tích Tự tình 2, ta cũng không khỏi khâm phục tâm thế mạnh mẽ, bản lĩnh cứng cỏi không chịu khuất phục số phận của người phụ nữ ấy.
Phân tích Tự tình 2 qua hai câu thơ kết
Hai câu thơ cuối này, khi phân tích Tự tình 2, ta nhận ra rằng dù đã cố gắng vùng lên nhưng cuối cùng vẫn không vượt ra khỏi cái ngán ngẩm của bị kịch cuộc đời:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.”
Tuổi xuân vốn có hạn, một đi không trở lại, xuân đến xuân đi bao mùa đẹp đến rồi lụi tàn. Đó là sự ý thức được giá trị của bản thân của nhân vật trữ tình. Bên cạnh đó, khi phân tích bài thơ Tự tình 2, ta còn thấy khi nhân vật trữ tình yêu đời là thế, khát khao hạnh phúc là vậy nhưng cuộc đời riêng thì vẫn “xuân đi xuân trở lại”… Nghe đâu đây trong âm hưởng câu thơ là sự tiếc nuối, sự ấm ức khó có thể giãi bày…
Một tâm hồn luôn chất chứa yêu thương, luôn khát khao hạnh phúc, luôn tràn trề sức sống lại bắt gặp toàn sự dở dang và bất hạnh. Thật đáng quý biết bao tâm hồn ấy – của nữ sĩ nói riêng và cũng là của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ khao khát hoài bão nhưng hững không thể hiện thức hóa được. Xã hội phong kiến nhiều luân lí khắt khe đã trói buộc, đã hạn chế và kìm kẹp hạnh phúc cá nhân của những người phụ nữ. Phân tích bài thơ Tự tình 2 giúp ta hiểu hơn, thương cảm và trân trọng hơn biết bao đức hạnh, nhân phẩm và cuộc đời của những người phụ nữ. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại.
Có thể thấy, khi phân tích Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, ta nhận thấy với ngôn ngữ dung dị, tự nhiên mà chất chứa bao nghĩ suy đã giúp tác giả thể hiện thành công tư tưởng nghệ thuật của bài thơ. Các biện pháp nghệ thuật đối, đảo, nhân hóa, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình… đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc tâm trạng vừa đau đớn vừa phẫn uất trước số phận của người phụ nữ. Phân tích Tự tình 2 cũng giúp ta cảm nhận được khát khao hạnh phúc, khát khao sống của người phụ nữ xưa tuy vẫn không thoát ra khỏi bi kịch.
Phân tích Tự tình 2 ta thấy đây là một tác phẩm đòi quyền hạnh phúc cho người phụ nữ, đồng thời cũng là lời phản kháng mạnh mẽ với xã hội đương thời. Bên cạnh đó, bài thơ cũng là sự đồng cảm thấu hiểu, là tiếng nói chứa chan bênh vực đối với người phụ nữ có cuộc đời trắc trẻ éo le. Hy vọng bài viết về chủ đề cảm nhận và phân tích Tự tình 2 đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn học tốt!