Bệnh cường giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh cường giáp? Phòng chống bệnh cường giáp như nào? Bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng gì? Bệnh cường giáp có lây không và có nguy hiểm? Bệnh cường giáp ở phụ nữ có mang thai được không? Bệnh cường giáp có chữa được không?… Có thể thấy, căn bệnh cường giáp ngày một trở nên phổ biến và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu. Trong bài viết dưới đây, cùng DINHNGHIA.VN giải đáp tất cả những thắc liên quan đến bệnh cường giáp là gì nhé!
Bệnh cường giáp là gì?
Bệnh cường giáp là gì? – Bệnh cường giáp hay còn được gọi là cường chức năng tuyến giáp hoặc cường giáp trạng. Bệnh lý này đang có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa, thường gặp nhất ở các đối tượng chị em phụ nữ từ 20 đến 40 tuổi.
Bệnh cường giáp gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức, từ đó làm gia tăng sản xuất hormon tuyến giáp T3(liothyronin) và T4 (levothyroxin) vào máu. Hiểu một cách đơn giản, khi tình trạng thừa hormone tuyến giáp sẽ dẫn đến nồng độ hormone trong máu tăng cao. Điều này gây nên các tổn hại về mô và chuyển hóa. Bệnh lý này chiếm 2,6% bệnh về nội khoa và 45% về bệnh nội tiết liên quan đến tuyến giáp.

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp là gì?
Bệnh cường giáp là gì gây ra do nguyên nhân gì? – Các nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp bao gồm:
- Các kháng thể trong máu kích thích sản sinh ra quá nhiều hormone tuyến giáp
- Do uống quá nhiều hormon gây ra tình trạng tăng hấp thu quá mức hooc môn tuyến giáp dẫn đến tình trạng cương giáp
- Do u tuyến giáp và bướu cổ gây ra
- Do hàm lượng iốt cao: Do tuyến giáp sử dụng i ốt để tạo kích thích tuyến giáp, do lượng i ốt vượt quá hàm lượng quy định có thể gây ra bệnh cường giáp
- Do các kháng thể trong máu kích thích sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp dẫn đến dư thừa hormon tuyến giáp và gây mắc bệnh cường giáp.
- Nguyên nhân do viêm tuyến giáp. Viêm tuyến giáp vô tình làm cho lượng hormone tuyến giáp vào máu gia tăng gây ra bệnh cương giáp
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh cường giáp
- Khó ngủ: Đây cũng là một triệu chứng thường gặp đối với người mắc bệnh cường giáp
- Giảm cân đột ngột: Một trong những triệu chứng nhận biết rõ ràng nhất. Dù người bệnh cương giáp có ăn bao nhiêu nhưng vẫn giảm cân và không rõ nguyên nhân do đâu
- Mệt mỏi: Cơ thể yếu, giảm sức lao động
- Phì đại tuyến giáp: Được xem là dấu hiệu thường thấy của người bệnh cường giáp, phì đại tuyến giáp có thể nhìn rõ hoặc thấy khi kiểm tra vùng cổ.
- Những dấu hiệu bất thường ở mắt: mắt lồi, mắt đỏ hoặc sưng, độ nhạy ánh sáng kém, nhìn mờ, nhìn mờ, nhìn đôi, viêm hoặc giảm chuyển động mắt.
- Run tay: thường run ở bàn tay và các ngón tay.
- Căng thẳng, lo âu, dễ bị kích thích.
- Suy tim: Nhịp tim nhanh, kịch phát, sau đó loạn nhịp tim hoàn toàn rồi to tim toàn bộ.
- Đau tức ngực: Người bệnh thường hay khó thở, đau tức ngực và vùng trước tim hay bị nhói đau.
Cách điều trị bệnh cường giáp
Bên cạnh khái niệm bệnh cường giáp là gì, dấu hiệu triệu chứng của bệnh cường giáp thì cách điều trị căn bệnh này cũng được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là những các điều trị bệnh cường giáp phổ biến.
Phương pháp điều trị nội khoa
- Điều trị bệnh cường giáp qua phương pháp nội khoa là việc chủ yếu sử dụng thuốc Tây dược. Nhìn chung, mức chi phí không quá đắt, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh để bác sĩ đưa ra bài thuốc tương ứng.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để điều trị thì người bệnh cũng cần phải kiểm tra và xét nghiệm thì mới được sử dụng theo liều lượng mà bác sĩ chuyên khoa đã kê đơn.
- Thông thường căn bệnh sẽ thuyên giảm trong hai tuần đầu. Thời gian điều trị thường từ 4-6 tháng tùy vào mức độ bệnh của từng người thì hiệu quả điều trị cũng sẽ khác nhau.
Phương pháp điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật là cách được sử dụng phổ biến để cắt bỏ bộ phận tổn thương tuyến giáp hoặc loại bỏ toàn bộ tuyến giáp, tùy theo mức độ bệnh. Phương pháp ngoại khoa thường chỉ được áp dụng khi phương pháp nội khoa không có tác dụng, hoặc khối u tuyến giáp quá to gây mất nhiều thẩm mĩ.
- Tỷ lệ tái phát của phương pháp ngoại khoa luôn luôn cao hơn, tuy nhiên theo nghiên cứu vẫn có hơn 20% người sử dụng vẫn bị tái phát. Bên cạnh đó, chi phí cho việc phẫu thuật bệnh cường giáp cũng tương đối cao, trở thành một khó khăn của không ít người bệnh.

Cách phòng chống bệnh cường giáp là gì?
Khi tìm hiểu về bệnh cường giáp, triệu chứng, cách điều trị bệnh thì bạn cũng không nên bỏ qua những cách phòng tránh bệnh cường giáp, cụ thể như sau:
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, uống nhiều nước chính là một trong những phương pháp phòng tránh bệnh cường giáp hiệu quả.
- Không nên sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều iot, đường bột, đường, dầu mỡ.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt hơn.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, các loại chất kích thích
- Hạn chế ăn quá nhiều hoặc quá ít muối iot, các món ăn có iot
- Tăng cường calo trong cơ thể, thực phẩm nhiều đạm để tránh tình trạng giảm cân hay bị thiếu dinh dưỡng.
- Bên cạnh đó, nên bổ sung cho cơ thể các loại vitamin khoáng chất, canxi, kẽm.
- Xây dựng lịch sinh hoạt điều độ: Luôn đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh việc thức khuya hay thiếu ngủ.
- Thường xuyên đi kiểm tra chức năng tuyến giáp.
Một số câu hỏi liên quan đến bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
Bệnh cường giáp có nguy hiểm hay không là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bệnh cường giáp là một bệnh lý khá phổ biến. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh lý này có thể gây nên các hậu quả như:
- Gây giảm cân
- Bệnh cường giáp gây suy tim
- Biến chứng suy tim
- Biến chứng rung nhĩ
- Biến chứng về mắt.
- Biến chứng teo cơ
Bệnh cường giáp có lây không?
Bệnh cường giáp là bệnh gì và bệnh cường giáp có lây không? Bạn hoàn toàn yên tâm bởi căn bệnh cường giáp không hề lây nhiễm. Việc tiếp xúc với người mắc chứng cường giáp hoàn toàn bình thường và không gây nên bất cứ sự lây nhiễm nào.
Bệnh cường giáp nên ăn gì?
Các loại quả mọng nước như cam, chanh, dâu tây, trái cây họ berry,… có chứa hàm lượng oxy hóa lớn. Chúng có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể cũng như hạn chế các bệnh về tuyến giáp. Những người mắc bệnh cường giáp nên thường xuyên sử dụng các loại hoa quả này hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh.
Các loại rau họ cải cũng có tác dụng tốt đối với bệnh cường giáp. Người bệnh nên bổ sung thêm các loại rau này vào các bữa ăn hàng ngày. Loại rau này có tác dụng tốt trong việc hạn chế việc sản xuất hormone tuyến giáp. Rau họ cải có chứa chất estrogen có tác dụng hạn chế việc sản xuất hormone tuyến giáp.
Người cường giáp cần thường xuyên cung cấp dưỡng chất cho cơ thể để cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể. Có thể ăn các loại ngũ cốc như đậu vừa an toàn vừa có lợi cho tuyến giáp. Các thực phẩm chế biến từ đậu như đậu phụ, ngũ cốc có tác dụng rất tốt đối với cơ thể.
Bệnh nhân cường giáp gặp các vấn đề về đường tiêu hóa nên sử dụng các sản phẩm như phô mai, sữa chua,… Không những thế các sản phẩm từ sữa giàu canxi có thể ngăn ngừa loãng xương do bệnh cường giáp gây ra.
Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?
Bệnh cường giáp là gì và bệnh cường giáp kiêng ăn gì? Một số người cũng thắc mắc liên quan như bệnh cường giáp không nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân cường giáp nên tránh:
- Không nên ăn quá nhiều iot: Sử dụng bất cứ thực phẩm gì quá nhiều cũng gây nên hệ lụy. Với người bị cường giáp, sử dụng quá nhiều iot sẽ dẫn đến tình trạng sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp khiến bệnh ngày càng nguy hiểm. Các thực phẩm có chứa hàm lượng iốt nhiều như cua biển, rong biển, tảo biển, ghẹ,…người bệnh nên tránh và thay vào đó nên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần ít iot.
- Không nên ăn các sản phẩm nhiều chất béo: Thực phẩm chứa thành phần quá nhiều chất béo ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp. Có thể kể đến như sữa tươi nguyên kem. Người bệnh nên tránh các sản phẩm có chứa thành phần kem, có thế sử dụng các sản phẩm sữa đã tách riêng kem.
- Các sản phẩm có thành phần cafein: Nhìn chung, cafein có tác dụng xấu đối với các bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp. Trong cafein có chứa chất kích thích tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone thyroxine. Các chất này sẽ khiến cho cơ thể hoạt động nhanh hơn dẫn đến cơ thể sản sinh ra nhiệt lượng gây nên cảm giác nóng bức khó chịu.
- Các chất tinh bột cũng tác động xấu đến bệnh nhân tuyến giáp: Trong bột có chứa ít thành phần dinh dưỡng gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Thực phẩm có chứa lượng đường cao cũng làm tăng đường huyết cũng như như hormone trong máu.
- Các loại thịt đỏ hay các loại thịt chế biến sẵn: Đây là sản phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao. Không những thế nó còn chứa các chất béo bão hòa cao. Chính vì vậy bệnh nhân cường giáp không nên ăn nhiều các loại thịt này vì dễ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường.
- Thực phẩm nhiều đường: Bệnh nhân cường giáp không nên ăn các thực phẩm có chứa đường. Thực phẩm chứa đường sẽ khiến người bệnh tăng cảm giác hồi hộp, lo âu. Vì vậy bệnh nhân cường giáp nên tránh ăn các loại bánh kẹo và nước ngọt.

Cần lưu ý gì về bệnh cường giáp basedow?
Bệnh cường giáp là gì, bệnh cường giáp basedow là gì? – Bệnh cường giáp Basedow hay còn được biết đến với tình trạng rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Bệnh này hay còn được gọi là bệnh bệnh Parry hay bệnh Graves, bướu giáp độc lan tỏa. Đây có thể gọi là một tên gọi khác của bệnh cường giáp.
Bệnh cường giáp có thai được không?
Bệnh cường giáp là bệnh gì có ảnh hưởng đến việc mang thai hay không. Bệnh cường giáp gây ra những tác hại không tốt. Qua đó, nó cũng làm ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi. Các biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai còn có thể ảnh đến thai nhi cũng như gây nên tình trạng đẻ non hay khiến thai nhỏ và sảy thai.
Bạn hoàn toàn có thể mang thai khi bị cường giáp, tuy nhiên một số biến chứng của bệnh bạn cần cân nhắc trước khi quyết định điều này.
Bệnh cường giáp ở phụ nữ là gì?
Bệnh cường giáp có thể gặp ở mọi đối tượng tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở các đối tượng phụ nữ từ 20 đến 40 tuổi. Bệnh lý này gây nên các ảnh hưởng lớn đến cơ thể và cuộc sống của chị em. Nhất là trong quá trình mang thai nó càng khiến chị em lo lắng hơn.
Bệnh cường giáp điều trị bao lâu?
Bệnh cường giáp thông thường điều trị bằng thuốc kháng trung bình từ 1 đến 2 năm. Bệnh lý này còn có thể tái phát sau khi điều trị nên cần tái khám cũng nhằm nắm bắt được tình trạng bệnh cũng như ngăn chặn bệnh trở lại.
Bệnh cường giáp có mổ được không?
Bệnh cường giáp có thể điều trị bằng cách phẫu thuật. Đối với bệnh lý này việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật sẽ hạn chế đến mức thấp nhất bệnh quay trở lại. Thông thường phương pháp này thường dùng cho người bệnh Basedow bị tái phát, người bệnh Basedow có bướu giáp to nhiều,…
Bệnh cường giáp có chữa được không?
Hiện nay bệnh cường giáp có 3 phương pháp điều trị. Bệnh lý này có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa bằng thuốc kháng giáp. Thông thường các sản phẩm thuốc này có tác dụng làm giảm sản xuất hormon tuyến giáp. Thời gian điều trị bằng việc dùng thuốc sẽ kéo dài từ 1 đến hai năm.
Sau quá trình điều trị bệnh lý này có thể tái phát nên cần tái khám. Phương pháp điều trị thứ hai chính là điều trị bằng uống iod đồng vị phóng xạ 131I giúp làm phá hủy tuyến giáp. Thứ ba là phẫu thuật cắt bướu giáp.
Xem thêm >>> U tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị u tuyến giáp
Xem thêm >>> Bệnh suy giáp là gì? Tổng hợp từ A – Z thông tin về bệnh suy tuyến giáp
DINHNGHIA.VN đã cung cấp các thông tin về bệnh cường giáp là gì thông qua bài viết trên đây đến quý vị và các bạn. Mong rằng những kiến thức về bệnh cường giáp là gì mà chúng tôi đã cung cấp sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị về chứng bệnh này. Chúc bạn luôn khỏe!