Giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt với những người làm nghề có đặc thù phải đứng lâu. Vậy giãn tĩnh mạch là gì? Giãn tĩnh mạch là bệnh gì? Giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Triệu chứng và dấu hiệu, cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch như nào?… Cùng đến với những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây của DINHNGHIA.VN để tìm được lời giải đáp giãn tĩnh mạch là gì nhé!
Giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch là gì? Giãn tĩnh mạch hay còn được gọi là “suy giãn tĩnh mạch” là thuật ngữ dùng để chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống các tĩnh mạch trong cơ thể người. Ở những vị trí bị giãn tĩnh mạch, các đường tĩnh mạch sẽ xuất hiện cùng với sự phình lên bề mặt da của các mạch máu.
Bệnh giãn tĩnh mạch có cơ chế hình thành chủ yếu là do các van trong lòng tĩnh mạch phải thường xuyên chịu sự tổn thương bởi lượng lớn áp lực. Điều này khiến cho các dòng máu bị đảo ngược chiều so với chiều tuần hoàn bình thường của nó. Bệnh giãn tĩnh mạch có nhiều loại như giãn tĩnh mạch chân, giãn tĩnh mạch mặt, giãn tĩnh mạch tinh hoàn…
Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
- Quá trình lão hóa theo sự già đi của tuổi tác khiến cho các chức năng của tĩnh mạch bị suy giảm đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 45 – 50.
- Do tư thế và thói quen trong sinh hoạt, làm việc như đứng, ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu, ít vận động, tập thể dục thể thao,..khiến cho áp lực ở các tĩnh mạch ngày càng bị tăng lên.
- Do quá trình mang thai: với những chị em phụ nữ từng mang thai và sinh nở nhiều lần, khả năng mắc suy giãn tĩnh mạch là rất cao.
- Một số nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch khác có thể kể đến như: thừa cân, béo phì, thiếu chất xơ, bổ sung lượng nước không đủ mỗi ngày.

Các loại giãn tĩnh mạch điển hình
Giãn tĩnh mạch chân
Bệnh giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mang yếu tố mãn tính và có thể xảy ra ở cả hai đối tượng là nam và nữ. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp chủ yếu ở nữ giới với những đối tượng bệnh nhân trên 30 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh lên tới 70%. Căn bệnh này thường xuất hiện ở những người ít vận động, ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu làm cho các thành mạch máu không thể lưu thông dẫn đến tĩnh mạch chân giãn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh được hiểu là một hiện tượng tĩnh mạch nằm ở phía trên tinh hoàn của nam giới bị giãn ra so với bình thường. Sự giãn ra này sẽ khiến cho tinh hoàn bị chảy và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó, tâm lý và chức năng tình dục cũng như khả năng sinh sản của người bệnh cũng bị suy giảm khi mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có những triệu chứng như sau:
- Cảm giác khó chịu và đau tức ở vùng bìu. Đặc biệt, tình trạng này sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động mạnh hoặc đứng, ngồi ở một vị trí quá lâu.
- Thể tích của một bên bìu sẽ nhỏ hơn so với bên còn lại (thường là bìu bên trái nhỏ hơn bìu bên phải). Đồng thời, các bạn có thể nhìn thấy các mạch máu ở bìu bị giãn to và hằn rõ dưới da.
- Nam giới thường xuyên lao động nặng nhọc hoặc đứng, ngồi quá lâu sẽ xuất hiện cảm giác đau và nặng nề ở tinh hoàn. Bên cạnh đó, khi sở vào gốc của dương vật, người bệnh sẽ thấy có những búi xơ cứng giống như sợi mì,….
Giãn tĩnh mạch chi dưới
Giãn tĩnh mạch là gì và giãn tĩnh mạch dưới chi có phải là một dạng của giãn tĩnh mạch không? Hiện nay, giãn tĩnh mạch dưới chi là một dạng giãn tĩnh mạch biểu hiện sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân (còn gọi là giãn tĩnh mạch chân). Sự suy giảm này sẽ dẫn đến hiện tượng đó là máu bị ứ đọng, gây ra những biến đổi đáng kể về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch dưới chân
- Chân luôn có cảm giác mỏi, nặng cùng với triệu chứng đau bắp chân và căng nặng khó chịu.
- Mắt cá chân bị sưng và hiện tượng sưng thường nhận thấy rõ nhất vào buổi tối sau một ngày lao động vất vả.
- Thường xuyên bị chuột rút đặc biệt là vào ban đêm, kèm theo đó là cảm giác kiến bò, ngứa chân.
- Trên da nổi rõ những đường vành mạch máu nhỏ hoặc các đường gân xanh khác với bình thường.
- Cổ chân bị đau và xuất hiện những vết chàm, loét cổ chân, viêm mô dưới da.
Các loại giãn tĩnh mạch chi dưới
- Tĩnh mạch nông: Đây là loại nằm ở dưới da và có thể nhìn thấy. Giãn tĩnh mạch là nói đến tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch thường có một số triệu chứng cụ thể như: đau phía dưới chỗ bị giãn, chân sưng phù, ngứa, có khi viêm da, nổi gân xanh ngoằn ngoèo
- Tĩnh mạch sâu: Thông thường, loại giãn tĩnh mạch sâu nằm ở sâu trong cơ nên khó có thể được nhìn thấy. Suy tĩnh mạch chính là nói đến tĩnh mạch sâu với những triệu chứng như: đau nhức chân; nặng, mỏi chân nhất là về buổi chiều; sưng phù nhất là vùng mắt cá; chuột rút về ban đêm; ngứa, cảm giác kiến bò. Các triệu chứng này của bệnh sẽ giảm khi người bệnh nằm nghỉ và gác chân lên cao.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn cũng là một trong những căn bệnh các bạn có thể bắt gặp khi tìm hiểu giãn tĩnh mạch là gì? Giãn tĩnh mạch tinh hoàn hay còn được gọi với cái tên khác đó là giãn mạch thừng tinh. Đây là căn bệnh mà tĩnh mạch tinh hoàn sẽ bị dãn ra gây cho người bệnh cảm giác đau nhức khó chịu và sưng buốt tinh hoàn kéo dài. Đồng thời, giãn tĩnh mạch tinh hoàn còn khiến cho máu không thể lưu thông từ tĩnh mạch tinh hoàn xuống đến ổ bụng như bình thường mà nó sẽ chảy ngược vào trong tĩnh mạch và gây ra hiện tượng ứ đọng sưng viêm.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh rất khó nhận biết bởi giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt. Thông thường, giãn tĩnh mạch tinh hoàn chỉ xuất hiện những dấu hiệu cơ bản như:
- Tinh hoàn bị đau nhẹ và cảm giác nặng ở vùng bìu ngày càng gia tăng.
- Cảm giác đau nhức, khó chịu thường trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi chiều tối hoặc khi bệnh nhân đứng, ngồi lâu ở một vị trí.
- Khi tĩnh mạch tinh hoàn giãn lớn, bệnh nhân sẽ có thể nhìn thấy vùng tĩnh mạch dưới da bị nổi và phồng to rõ rệt.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có nguyên nhân gây ra chủ yếu là do các van tĩnh mạch bị hư hoặc do máu của các tĩnh mạch trên đường di chuyển về tim gặp phải sự chèn ép của các tác nhân khác nhau. Từ đó, máu bị chảy ngược về chỗ thấp và xuất hiện hiện tượng phình to, ngoằn ngoèo.
Giãn tĩnh mạch thực quản
Khi tham khảo những thông tin về giãn tĩnh mạch là gì, chắc chắn các bạn sẽ được biết đến một trong những loại bệnh phổ biến trong giãn tĩnh mạch đó chính là giãn tĩnh mạch thực quản. Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng mà đoạn tĩnh mạch nằm dưới thực quản, chỗ ống nối với dạ dày bị co giãn to ra.
Hiện tượng này xuất hiện là do sự tắc nghẽn dòng máu vào gan, sau đó lượng máu bị nghẽn sẽ tràn vào từng tĩnh mạch nhỏ gần đó. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm sẽ khiến cho tĩnh mạch thực quản bị giãn mạnh và vỡ ra gây xuất huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thực quản
- Xơ gan: đây là một trong những nguyên nhân có khả năng dẫn đến giãn tĩnh mạch thực quản cao nhất hiện nay. Xơ gan có thể xuất hiện do nhiễm trùng viêm gan, bệnh gan do sử dụng rượu bia,…
- Máu đông: Cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch cửa hoặc trong một tĩnh mạch có nguồn cấp vào trong tĩnh mạch cửa được xác định là các tĩnh mạch lách là nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch thực quản.
- Hội chứng máu trở lại trong gan: hội chứng này hay còn được gọi là Budd – Chiari là một tình trạng khá hiếm gặp hiện nay. Hội chứng này sẽ gây ra các cục máu đông có thể chặn các tĩnh mạch vận chuyển máu tới gan.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
- Thường xuyên có cảm giác buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn lẫn máu.
- Phân thải ra có màu đen như hắc ín.
- Xuất hiện cảm giác choáng váng, mệt mỏi và mất kiểm soát ngày càng nghiêm trọng.
- Trường hợp bệnh nặng có thể khiến cho bệnh nhân bị mất ý thức.
Giãn tĩnh mạch bìu
Giãn tĩnh mạch bìu là căn bệnh mà khi tìm hiểu giãn tĩnh mạch là gì, các bạn có thể hiểu chi tiết và cụ thể hơn. Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch bìu đang là căn bệnh được các chuyên gia khuyên nên cảnh giác với đối tượng là nam giới. Bởi căn bệnh này thường không có những triệu chứng rõ rệt nhưng lại mang đến những triệu chứng nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp tới khả năng sinh sản của nam giới. Do vậy, nếu không được chữa trị kịp thời, chắc chắn khả năng sinh lý của các đấng mày râu sẽ bị ảnh hưởng một cách đáng kể.
Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch bìu:
- Nam giới sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ hoặc căng tức, nặng nề ở vùng bìu so với bình thường
- Những cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều hơn vào buổi chiều tối hoặc khi đứng, ngồi quá lâu tại một vị trí. Tuy nhiên, cơn đau này sẽ nhanh chóng chấm dứt khi người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn.
- Khi đứng, nam giới có thể dùng tay sờ thấy thấy dây tĩnh mạch bìu dày và thậm chí có nhiều tĩnh mạch giãn mềm, nổi ngoằn ngoèo dưới da bìu phía trên tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch mặt
Tương tự như câu hỏi giãn tĩnh mạch là gì, giãn tĩnh mạch mặt cũng là mối quan tâm của nhiều người hiện nay. Trên thực tế, giãn tĩnh mạch mặt được xác định là căn bệnh có thể do yếu tố di truyền hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bệnh giãn tĩnh mạch mặt có thể xuất hiện do việc phải chịu tổn thương từ ánh sáng mặt trời, gió hoặc điều kiện môi trường khắc nghiệt. Vì vậy, giãn tĩnh mạch mặt là căn bệnh thường rất khó để xác định nguyên nhân chính mà phải nhờ vào các phương pháp, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến.

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch là gì?
- Xuất hiện rối loạn huyết động học: Chân người bệnh sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân hay chuột rút về đêm.
- Viêm tắc tĩnh mạch: Chân nóng và sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
- Tình trạng nặng sẽ giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch: Lúc này, các tĩnh mạch giãn rất lớn làm ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Nguy hiểm hơn, cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, từ đó đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi (một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời).
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Từ việc tìm hiểu giãn tĩnh mạch là gì, quan trọng hơn cả là người bệnh cần nắm rõ những cách điều trị suy giãn tĩnh mạch.
- Dùng băng ép và tất ép: Cách điều trị nãy sẽ tạo áp lực lớn ở phía dưới, áp lực nhỏ ở phía trên cũng như làm giảm đường kính lòng mạch. Điều này sẽ giúp máu tĩnh mạch lưu thông về phía trên dễ dàng hơn. Cách điều trị này cũng được sử dụng để dự phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
- Sử dụng thuốc: Người bệnh cần tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đây là các loại thuốc trợ tĩnh mạch và chống đông máu.
- Sử dụng thủ thuật và ngoại khoa: Chích xơ, mổ cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn hay laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn.
Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch như nào?
Từ việc tìm hiểu giãn tĩnh mạch là gì, bạn cũng cần lưu ý đến cách phòng ngừa giãn tĩnh mạch như sau:
- Hạn chế đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.
- Không để trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh trong một thời gian ngắn.
- Khi nghỉ ngơi cần để chân cao hơn ngực, đồng thời nên gác chân cao khi đi ngủ.
- Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao hoặc tốt nhất nên đi bộ mỗi ngày ít nhất 15 phút.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng với thói quen ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước.
- Tăng cường các hoạt động hô hấp, thường xuyên hít thở sâu và đúng.
- Thường xuyên xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.
- Hạn chế đi giày cao gót.

Các câu hỏi liên quan đến suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Tìm hiểu giãn tĩnh mạch là gì, các bạn chắc chắn sẽ biết thêm những thông tin chi tiết về suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch hiện nay là hiện tượng máu không hoàn toàn trở về tim mà có thể bị ứ đọng tại một vị trí nào đó do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ở thời điểm này, máu có thể bị ứ đọng hoặc di chuyển theo hướng ngược lại so với vòng tuần hoàn bình thường. Sự thay đổi này sẽ gây áp lực trực tiếp lên hệ thống tĩnh mạch dẫn đến căng giản.
Giãn tĩnh mạch khi mang thai
Giãn tĩnh mạch là gì và giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không là điều băn khoăn của rất nhiều bà mẹ hiện nay. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng bởi giãn tĩnh mạch là hiện tượng thường gặp đối với phụ nữ mang thai và đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Bệnh giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện chủ yếu ở âm hộ, trực tràng và chân. Dù vậy, nó hoàn toàn không ảnh hưởng tới em bé và bệnh có xu hướng biến mất sau sinh khoảng từ 3 tháng – 1 năm. Vì thế, các bà mẹ có thể yên tâm chăm sóc em bé ngay cả khi hiện tượng giãn tĩnh mạch xuất hiện.
Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Không ít người hiện nay thắc mắc giãn tĩnh mạch là gì và giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Trên thực tế, giãn tĩnh mạch là căn bệnh khá nguy hiểm vì nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể gây ra những biến chứng như sau:
- Viêm loét và hoại tử: đây là biến chứng nguy hiểm của giãn tĩnh mạch. Tuy không dẫn đến tử vong nhưng biến chứng này sẽ khiến người bệnh phải tháo khớp hoặc cắt bỏ một phần cơ thể.
- Bên cạnh đó, giãn tĩnh mạch còn gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn đó là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Tìm hiểu giãn tĩnh mạch là gì, các bạn sẽ dễ dàng biết được những phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến hiện nay như:
- Mổ đường bìu: phương pháp này ít nguy hiểm nên được nhiều người lựa chọn sử dụng
- Mổ nội soi: đây là phương pháp mổ trong ổ bụng hoặc ngoài phúc mạc và được dùng thay thế cho phương pháp mổ cổ điển. Tuy nhiên, mổ nội soi thường để lại nguy cơ biến chứng cao hơn và chi phí khá tốn kém.
- Vi phẫu thuật: phương pháp mổ này sẽ ít để lại biến chứng chảy cháu hay nhiễm trùng cho người bệnh. Đồng thời bảo vệ tối đa hạch bạch huyết quanh tinh hoàn và thừng tinh.
Các loại giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay xuất hiện ở nhiều độ khác nhau. Với giãn tĩnh mạch thừng tinh ở độ 1, người bệnh thường có tĩnh mạch nhỏ và sờ thấy được khi làm nghiệm pháp Valsava. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh ở độ 1 còn khá kín đáo và khó phát hiện hơn so với ở những độ 2, 3.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên được hiểu là sự giãn rộng của các tĩnh mạch trong bìu, túi da có chứa 2 tinh hoàn. Vì vậy, đây là bệnh lý hiện nay có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất tinh trùng cùng như làm giảm chất lượng tinh trùng của đấng mày râu. Để khắc phục điều này, người bệnh cần được điều trị kịp thời để hạn chế tình trạng vô sinh về sau.
Xoa bóp giãn tĩnh mạch là gì?
Một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch đó chính là xoa bóp giãn tĩnh mạch. Với phương pháp này, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà và mang lại hiệu quả giảm đau khá hiệu quả.
Các loại thuốc giãn tĩnh mạch
Khi tìm hiểu những thông tin về giãn tĩnh mạch là gì, các bạn có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị giãn tĩnh mạch được sử dụng phổ biến hiện nay như:
- Kem giãn tĩnh mạch Varikosette
- Thuốc bôi giãn tĩnh mạch
Chữa giãn tĩnh mạch chân bằng Đông y
Giãn tĩnh mạch chân là bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc đông y để điều trị. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp điều trị bằng công nghệ, kỹ thuật hiện đại như mổ, phẫu thuật, chích xơ,…các bạn có thể sử dụng các loại thuốc đông ý như truyền sâm, hoàng kỳ, hồng hoa, đan sâm, đương quy, xuyên khung, vẩy tê tê,…
Giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?
Theo các chuyên gia hiện nay, bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nên duy trì thói quen đi bộ bởi đi bộ rất tốt cho tĩnh mạch chân. Khi đi bộ, gót chân sẽ được nhấc cao lên, máu từ trong đám rối tĩnh mạch sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Cùng với đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ giúp đẩy dòng máu về tĩnh mạch đùi. Tiếp tục duy trì như vậy, dòng máu sẽ được lưu thông về tĩnh mạch cao hơn và chảy về tim.
Giãn tĩnh mạch thực quản có mấy độ?
Hiện nay, giãn tĩnh mạch thực quản được chia thành 3 độ chính như sau:
- Độ 1: Tĩnh mạch có kích thước nhỏ và mở rộng chưa đáng kể, chỉ giống như 1 nếp niêm mạc và nhanh chóng mất đi khi bơm hơi.
- Độ 2: Tĩnh mạch bắt đầu mở rộng ra với kích thước chiếm hơn 1/3 kích thước thực quản và không bị mất đi ngay cả khi bơm hơi
- Độ 3: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất của giãn tĩnh mạch thực quản bởi nó đã chiếm tới 50% kích thước của thực quản.
Với thắc mắc giãn tĩnh mạch là gì, bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã giúp bạn giải đáp một cách chi tiết và đầy đủ. Hy vọng rằng với những tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức hữu ích để điều trị và phòng tránh giãn tĩnh mạch hiệu quả! Chúc bạn luôn khỏe!
Tu khoa
- giãn tĩnh mạch cửa là gì
- suy giãn tĩnh mạch là gì
- giãn tĩnh mạch tay là gì’
- bệnh giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu
- cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
- điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y
- bệnh giãn tĩnh mạch nên ăn gì
- điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu
- giãn tĩnh mạch là gì có nguy hiểm không