Hội chứng Sjogren là gì? Nguyên nhân của hội chứng Sjogren? Biểu hiện, triệu chứng, yếu tố nguy cơ, cách điều trị và phòng ngừa hội chứng Sjogren như nào?… Hãy cùng bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể về chủ đề hội chứng Sjogren là gì cùng với một số nội dung liên quan.
Tìm hiểu hội chứng Sjogren là gì?
Hội chứng Sjogren là gì? Hội chứng Sjogren được biết đến là một bệnh tự miễn có liên quan tới tuyến ngoại tiết trong cơ thể con người. Như tuyến lệ, tuyến nước bọt gặp vấn đề. Biểu hiện rõ rệt của bệnh là bị khô niêm mạc, khô mắt, khô miệng khi bị nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy, các tuyến khác.
Các tuyến khác như tuyến giáp, khớp, da, phổi, gan, thận, các tế bào hệ thần kinh cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi con người nhận thấy những dấu hiệu bất thường từ cơ thể thì nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời. Bệnh này xảy ra nhiều ở nữ giới, nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 9 lần, chủ yếu ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.
Hội chứng Sjogren là gì? Hội chứng bệnh xuất hiện với các bệnh lý cùng với hệ miễn dịch khác. Ví như viêm thấp khớp, lupus, xơ cứng bì, viêm gan ứ mật, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm động mạch vành. Hoặc bệnh cũng có thể không kèm theo các hội chứng khác liên quan. Bệnh lý này thường đồng hành cùng người bệnh suốt cuộc đời, khó chữa trị dứt điểm hoàn toàn.
Nguyên nhân của hội chứng Sjogren là gì?
Hội chứng Sjogren là gì, nguyên nhân gây Sjogren? Bệnh này gây ra bởi sự tấn công của các tác nhân hệ miễn dịch. Cơ thể người bệnh bị suy giảm chức năng từ bên trong nên các thành phần lạ mặt có hại tấn công vào hệ miễn dịch gây hại.
Hiện nay các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm kiếm ra được các nguyên nhân cụ thể và chính xác gây ra hội chứng này. Mỗi người bệnh lại xuất hiện triệu chứng và do tác nhân khác dẫn tới nên khó thống kê chính xác hoàn toàn. Yếu tố di truyền và ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài độc hại cũng làm tăng nguy cơ của bệnh
Triệu chứng bệnh của hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là gì, triệu chứng của Sjogren? Tuyến nước bọt, nước mắt chịu ảnh hưởng nhiều từ hội chứng này nên người bệnh thường bị khô miệng, đắng miệng, khô mắt, khó chịu. Cụ thể:
- Khô mắt: Tuyến lệ lúc này bị nhiễm tế bào lympho và tương bào nên điều chỉnh tiết nước không ổn định dẫn tới viêm kết mạc. Người bệnh hay đau, khó chịu, cộm, đỏ mắt, nóng và ngứa mặt, nhạy cảm với ánh sáng. Biến chứng loét mắt cũng là biến chứng nặng của hội chứng này.
- Khô miệng: Tương tự như trên, người mắc hội chứng này giảm tiết nước bọt nên bị khô đắng miệng, hôi miệng, ăn không thấy ngon, mất vị giác, nuốt lâu trôi thức ăn. Người bệnh cũng dễ bị sâu răng, viêm lợi, viêm khoang miệng.
- Khô mũi, họng, thanh phế quản, da và âm đạo: Đây cũng là những bộ phận bị khô và ngứa ngáy, khó chịu khi bị bệnh.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, mất ngủ, giảm cân, da dẻ xanh xao.
- Giảm thị lực đáng kể, nhìn mọi vật mờ và nhạy cảm với ánh sáng mạnh.
- Đau thấp khớp, tê cứng chân tay, di chuyển không linh hoạt.
- Sưng viêm tuyến mang tai, mọc hạch nhiều.
- Đau dạ dày, đau bụng, buồn nôn.
- Sốt, phát ban đỏ mẩn cơ thể.
- Viêm mạch máu, viêm tuyến tụy, viêm màng phổi.
- Suy thận, viêm thận kẽ, tổn thương cầu thận.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là gì, liệu pháp chẩn đoán Sjogren như nào? Hiện nay phương pháp hội chuẩn bệnh Sjogren dựa trên nhiều cách thức khác nhau như sau
- Tìm hiểu thật kỹ về tiền sử bản thân và gia đình xem có ai bị bệnh không vì dễ di truyền
- Thăm khám lâm sàng để biết thực tế tình hình sức khỏe của người bệnh ra sao. Khám mắt, miệng và các bộ phận khác liên quan, càng cụ thể càng tốt.
- Xét nghiệm cận lâm sàng để biết được có mắc hội chứng không
- Công thức máu bao gồm có việc người bệnh bị thiếu máu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan
- Chức năng gan thận xem có bị suy yếu rõ rệt
- Xét nghiệm phát hiện ra các kháng thể Sjogren
- Xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA dương tính, tự kháng thể anti-60 kd và anti-La dương tính
- Test Schirmer: Bác sĩ sẽ định lượng nước mắt, xem xét tình trạng khô mắt của người bệnh đang ở mức độ nào
- Sinh thiết môi: Lấy mẫu môi nhỏ của người bệnh ở tuyến nước bọt sau đó làm giải phẫu xem chi tiết có bị thâm nhiễm lympho.
Các biện pháp điều trị hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là gì, điều trị bằng cách nào? Có nhiều loại thuốc chữa hội chứng Sjogren được bác sĩ chỉ định dùng cho bệnh nhân để giảm tình trạng khô mắt, khô miệng, đau nhức cơ thể, ức chế hệ miễn dịch, điển hình như.
- Thuốc điều trị khô mắt.
- Thuốc điều trị khô miệng.
- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch.
- Thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm.
Hội chứng bệnh tự miễn Sjogren cần lưu ý gì?
Hội chứng Sjogren là gì và cần lưu ý những gì? Hội chứng bệnh tự nhiễm Sjogren luôn được đánh giá ở mức độ nguy hiểm và có nhiều biến chứng khôn lường. Cho tới nay, các bác sĩ qua nhiều năm nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị triệt để khỏi bệnh. Bệnh nhân sẽ được chữa để giảm bớt và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp cụ thể hội chứng Sjogren là gì phải cùng với những thông tin liên quan. Hy vọng bạn sẽ vận dụng những kiến thức hữu ích này trong việc bảo vệ sức khỏe của mình cũng như những người thân yêu. Nếu có bất cứ câu hỏi nào khác liên quan đến chủ đề bài viết “hội chứng Sjogren là gì”, đừng quên để lại ở nhận xét bên dưới để chuyên gia của chúng tôi giúp bạn giải đáp nhé!.
Xem thêm:
- Mers là bệnh gì? Hội chứng Hô hấp Trung Đông là gì?
- Giảm bạch cầu là bệnh gì? TỔNG HỢP các thông tin về giảm bạch cầu