Zollinger-ellison là một hội chứng liên quan đến tình trạng gia tăng sự bài tiết của hoóc-môn gastrin. Vậy nguyên nhân của hội chứng zollinger-ellison là gì? Triệu chứng và cách điều trị hội chứng zollinger-ellison như nào?… Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng zollinger-ellison trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Định nghĩa hội chứng zollinger-ellison là gì?
Hội chứng Zollinger-Ellison là gì? Zollinger-Ellison còn được gọi là ZES, là một căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Những người mắc hội chứng này có những khối u được gọi là u tiết gastrin trong tá tràng và trong tuyến tụy. Những u tiết gastrin được gây ra bởi hội chứng tiết ra hormone gastrin.
Do gastrin tạo ra lượng axit dạ dày quá nhiều nên những bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng này cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Mức độ phổ biến của hội chứng này là rất hiếm gặp. Bệnh này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường được phát hiện ở những người có độ tuổi từ 20 đến 50.

Những triệu chứng hội chứng zollinger ellison
Triệu chứng phổ biến của hội chứng Zollinger-Ellison thông thường giống với biểu hiện tương tự của những người bị viêm loét đường tiêu hóa, cụ thể như:
- Buồn nôn, đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Nóng rát, khó chịu vùng bụng trên.
- Trào ngược axit, ợ nóng.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Chảy máu đường tiêu hóa.
- Giảm cân ngoài ý muốn.
- Giảm cảm giác thèm ăn.
Bạn cũng có thể gặp những triệu chứng khác không giống như trên. Vậy nên nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về những dấu hiệu của triệu chứng này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn cần thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện kết hợp những biểu hiện như:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Đau dai dẳng, đau âm ỉ.
- Hay nóng rát ở vùng bụng trên.
Hội chứng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, hẹp thực quản. Và trong trường nghiêm trọng, người bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây hội chứng zollinger-ellison là gì?
Nguyên nhân chính xác của hội chứng này cho đến nay chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, những biểu hiện và triệu chứng của hội chứng ZE thì khá là rõ ràng. Hội chứng sẽ bắt đầu khi có một hay nhiều khối u được hình thành trong tá tràng, tuyến tụy hoặc những hạch bạch huyết giáp với tuyến tụy.
Vị trí của tuyến tụy là nằm phía sau và bên dưới của dạ dày, nó tạo ra những enzym cần thiết nhằm tiêu hóa được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Tuyến tụy cũng sản xuất những hormone như: insulin và một số hormone giúp kiểm soát được lượng đường có trong máu.
Những dịch tiêu hóa từ gan, tuyến tụy và túi mật sẽ được hoàn lẫn trong tá tràng. Đây chính là nơi tiêu hóa đã đạt đến mức đỉnh điểm của nó. Những khối u xảy ra trong hội chứng sẽ được tạo thành từ các tế bào tiết ra gastrin, điều này cũng khiến cho dạ dày sản sinh ra nhiều axit. Lượng axit tiết ra quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng và đôi khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy.
Nguyên nhân của hội chứng zollinger-ellison cũng có thể là do di truyền thường được gọi là đa nội tiết loại 1. Những người bệnh này cũng được chẩn đoán là có một khối u ở tuyến cận giáp và một số khối u ở tuyến yên. Có khoảng 25% người bệnh được chẩn đoán bị u tiết gastrin là một phần của bệnh đa nội tiết loại 1. Những người này cũng có khối u ở tuyến tụy và những cơ quan khác trong cơ thể.
Phương pháp điều trị hội chứng zollinger-ellison
Cách điều trị hội chứng zollinger-ellison như sau:
- Điều trị các khối u: Sử dụng phương pháp ngoại khoa, yêu cầu chuyên môn cao từ bác sĩ phẫu thuật bởi các khối u thường nhỏ và khó khăn để xác định vị trí.
- Điều trị axit dư thừa: Việc điều trị này sử dụng phương pháp nội khoa. Các loại thuốc chữa hội chứng này là thuốc ức chế bơm proton (làm giảm axit bằng cách ngăn chặn các hành động “bơm” nhỏ trong các tế bào tiết ra axit).
Một số loại thuốc chữa hội chứng zollinger-ellison
Zollinger-Ellison sẽ được điều trị bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày. Những loại thuốc ức chế proton bao gồm: omeprazole (Prilosec, Zegerid), lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant) và rabeprazole (Aciphex) giúp kiềm chế sự sản sinh axit trong dạ dày và làm giảm viêm loét.
Những loại thuốc ức chế bơm proton có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ như viêm phổi, tiêu chảy và làm tăng nguy cơ gãy xương.
Bác sĩ cũng có thể kê toa một số loại thuốc H2 như: famotidine (Pepcid), cimetidin (Tagamet) và ranitidine (Zantac). Chúng có tác dụng ức chế histamin H2 ở những tế bào thành dạ dày và làm giảm axit của dịch vị.
Tuy nhiên, trong việc giảm lượng axit dạ dày thì những loại thuốc này hoạt động không được tốt. Và các thuốc kháng histamin H2 có thể gây ra những tình trạng như đau đầu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…
Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để xử lý tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc để loại bỏ những u tiết gastrin. Có khoảng 50% bệnh nhân được làm phẫu thuật có thể chữa khỏi bệnh. Đối với những khối u ác tính, thì việc điều trị bằng bức xạ và hóa trị có thể được yêu cầu thực hiện.
Lưu ý là việc sử dụng hai nhóm thuốc trên, phải được dùng dưới sự chỉ định và theo dõi của các bác sĩ và thầy thuốc chuyên khoa. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể kết hợp những phương pháp điều trị khác như: xạ trị, phẫu thuật … để ngăn chặn lại sự phát triển của khối u và những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin về zollinger-ellison. Mong rằng nội dung của bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về hội chứng zollinger-ellison, từ đó có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân. Chúc bạn luôn khỏe!