Insulin là gì? Insulin có vai trò như nào? Tác dụng và Liều dùng của Insulin là gì? Đây là những câu hỏi được nhiều bệnh nhân bệnh đái tháo đường quan tâm. Trong bài viết sau, DINHNGHIA.VN sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số thông tin về Insulin như: Insulin là gì, Nguồn gốc của Insulin; Tác dụng của Insulin là gì…. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

Insulin là gì?

Insulin là gì? Đây là tên gọi của một loại hormone. Nó có tác dụng giúp các tế bào hấp thụ chất dinh dưỡng như glucose và biến chứng thành năng lượng. Đối với người bị bệnh tiểu đường, đái tháo đường thường thiếu Insulin hoặc Insulin không hoạt động bình thường.

Công thức hóa học của Insulin là gì? Hormone Insulin có dạng C257H383N65O77S6. Trọng lượng của phân tử là 5808.

Insulin được xếp vào loại hormon do tế bào của tuyến tụy tiết ra. Chúng có vai trò chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể. Bên cạnh đó, Insulin còn có khả năng chuyển hóa mỡ thành năng lượng. Giúp duy trì các hoạt động sống của con người.

tìm hiểu khái niệm insulin là gì
Insulin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng

Nguồn gốc của Insulin là gì?

Nhu cầu về Insulin đối với người bệnh tiểu đường tương đối cao. Tính đến năm 2010, người bệnh cần khoảng 16.000kg Insulin.

Nguồn gốc của Insulin là gì? Từ năm 1920, các nhà khoa học đã phát hiện ra cách cô lập tuyến tụy của động vật có khả năng tạo ra Insulin. Tuy nhiên, loại Insulin này gây ra một số tác dụng phụ và cách chiết xuất gặp khá nhiều khó khăn.

Năm 1982 đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong phương pháp điều chế Insulin. Đó là sự ra đời của kỹ thuật di truyền. Đây chính là nghiên cứu khoa học liên quan đến công nghệ sinh học và dược phẩm đầu tiên thành công.

Phương pháp này sử dụng kỹ thuật tái tổ hợp ADN và chuyển hóa chúng thành Insulin. Khi được nuôi dưỡng trong môi trường phù hợp, chúng sinh sôi và có khả năng tạo ra peptit.

nguồn gốc của insulin là gì
Từ những năm 1920 con người đã tìm ra cách tạo ra Insulin

Tác dụng sinh lý của Insulin là gì?

Nắm được tác dụng của Insulin là gì để thấy được tầm quan trọng của nó đối với bệnh nhân tiểu đường. Nó có tác dụng hạ đường huyết và đẩy nhanh quá trình tổng hợp và chuyển hóa glucose ở gan. Đồng thời đẩy glucose vận chuyển và nuôi dưỡng cơ thể, tạo năng lượng.

Bên cạnh đó, Insulin còn giúp ngăn cản glycogen phân giải thành glucose. Nó cũng hạn chế tối đa protein trong cơ thể chuyển hóa thành glucose. Nhờ đó phát huy tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.

Ảnh hưởng của Insulin là gì? Nếu không có Insulin chức năng hấp thu glucose, acid amin sẽ suy giảm. Hay nói cách khác lượng glycogen, lipid và protein trong cơ thể sẽ tăng cao. Từ đó ảnh hưởng đến đường huyết và thiếu hụt năng lượng trầm trọng.

Sau khi biết được tác dụng của Insulin là gì hẳn ai cũng biết được nó quan trọng như thế nào. Tuy nhiên tại tuyến tụy lượng Insulin được sản sinh khá ít sẽ không thể chuyển hóa được glycogen trong cơ thể. Điều này sẽ gây ra các bệnh tiểu đường làm cơ thể thiếu  đường.

Trong quá trình chuyển hóa, cơ thể sẽ cần một lượng protein và lipid lớn.Ở trạng thái bình thường, chúng sẽ kết hợp cùng axit oxalo-axetic tạo ra citric acid. Chất này tham gia trực tiếp vào quá trình đốt cháy cho năng lượng.

Tuy nhiên, nếu glucose bị tiêu giảm nhiều, oxalo-axetic acid trong cơ thể chỉ hình thành ít. Điều này dẫn đến ceton tích tụ và tồn đọng lại trong máu, tế bào phát sinh chứng toan huyết, rồi toan niệu.

Cách khắc phục bệnh thiếu Insulin là gì? Thông thường, đối với bệnh nhân bị niệu, bác sĩ sẽ áp dụng tiêm insulin. Tuy nhiên cách này không nên áp dụng nhiều bưởi sẽ gây giảm đường huyết đột ngột, không tốt cho sức khỏe.

Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, đường huyết trung bình của cơ thể người có nồng độ 80-120 mg%. Nếu lượng Insulin này giảm đi khoảng ¼ thì cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi và đói. Vậy triệu chứng thiếu mất ½ lượng Insulin là gì? Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn cơ giật và chuyển đến tình trạng hôn mê, ảnh hưởng đến tính mạng.

Tác hại của thiếu Insulin là gì?

Một trong những biến chứng do thiếu Insulin là tích mỡ cơ thể. Không có Insulin, cơ thể tạo ra axit béo có tác dụng làm nhão mỡ. Vì vậy chúng luôn có ở dạng lỏng, khiến thân hình người bệnh luôn trong trạng thái thừa cân, không cân đối và béo phì.

tác hại của việc thiếu insulin là gì
Tác hại của việc thiếu insulin là gì?

Các loại thuốc Insulin trị bệnh tiểu đường

Từ việc tìm hiểu khái niệm Insulin là gì, bạn cũng cần nắm được về các loại thuốc Insulin giúp điều trị bệnh tiểu đường như sau:

  • Insulin tác dụng nhanh: Sau 15 phút tiêm thì loại Insulin này bắt đầu hoạt động. Insulin tác dụng nhanh đạt đỉnh sau tiêm 1h và sẽ có tác dụng kéo dài từ 2 – 4 giờ.
  • Insulin tác dụng ngắn: Sau 30 phút tiêm thì loại Insulin này sẽ có tác dụng. Đạt đỉnh sau 2 – 3 giờ và kéo dài từ 3 – 6 giờ.
  • Insulin tác dụng trung bình: Với loại Insulin này có tác dụng sau khi tiêm 2 -4 giờ và tác dụng đỉnh điểm từ 4 – 12 giờ, kéo dài từ 12 – 18 giờ.
  • Insulin tác dụng kéo dài: Đây là loại Insulin sẽ có tác dụng sau nhiều tiếng tiêm, đạt đỉnh sau 24 giờ. Nhìn chung thì Insulin tác dụng kéo dài thường được sử dụng kết hợp cùng Insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn.

Cách bảo quản thuốc Insulin như nào?

Từ khái niệm về Insulin là gì, khi sử dụng loại thuốc này bạn cũng nên chú ý đến cách bảo quản như sau:

Bảo quản Insulin ở những nơi tránh ánh nắng trực tiếp, có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, tuy nhiên cần tránh để đông lạnh vì sẽ phản tác dụng.

Những dạng phổ biến của thuốc Insulin là gì?

Insulin Mixtard và insulin Lantus là hai thương hiệu nổi tiếng về thuốc Insulin. Nhìn chung, loại thuốc này sẽ có một số dạng điển hình như sau:

  • Ống hít insulin
  • Ống tiêm
  • Bơm insulin
  • Bút tiêm
  • Dạng phun.

Trong bài viết này, DINHNGHIA.VN đã gửi tới quý bạn đọc tri thức bổ ích về Insulin. Trong đó bao gồm Insulin là gì, nguồn gốc của Insulin là gì, tác dụng của Insulin, cách bảo quản, các dạng insulin. Hy vọng chủ đề Insulin là gì đã giúp bạn nắm được vai trò, tác dụng cũng như một số thông tin liên quan đến Insulin. Chúc bạn luôn khỏe!

Rate this post
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *