Một số muối quan trọng nằm trong chương trình Hóa học 9 bài 10. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong chương trình mà các em học sinh cần nắm vững. Vậy lý thuyết một số muối quan trọng là gì? Các dạng bài tập về một số muối quan trọng hóa 9? Hay một số muối quan trọng bài tập cần lưu ý gì?… Trong bài viết sau, DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn tổng hợp kiến thức về chủ đề một số muối quan trọng, cùng tham khảo nhé!

Muối Natri Clorua (NaCl)

Trạng thái tự nhiên của NaCl

  • Natri clorua (NaCl) tồn tại ở dạng hòa tan trong nước biển.
  • Cho nước biển bay hơi, ta được chất rắn là hỗn hợp của nhiều muối, thành phần chính là NaCl
  • Trong \(1m^{3}\) nước biển có hòa tan chừng 27 kg NaCl, 5 kg MgCl, 1 kg \(CaSO_{4}\) và một khối lượng nhỏ những muối khác.
  • Ngoài ra, trong lòng đất cũng chứa một khối lượng muối natri clorua (NaCl) kết tinh gọi là muối mỏ.
  • Những mỏ muối có nguồn gốc từ những hồ nước mặn đã cạn đi từ hàng triệu năm.

Cách khai thác NaCl như nào?

  • Ở những nơi có biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác NaCl từ nước mặn trên. Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.
  • Ở những nơi có mỏ muối, người ta đào hầm hoặc giếng sâu đến mỏ muối để lấy muối lên.
  • Muối mỏ sau khi khai thác, được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch.

Ứng dụng của (NaCl)

Muối NaCl có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, nó được dùng để:

  • Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. Muối iot là muối ăn NaCl có trộn thêm một ít \(KIO_{3} + KI\)
  • Làm nguyên liệu để sản xuất: \(Na, NaOH, H_{2}, Cl_{2}, Na_{2}CO_{3},\) nước Javen (NaClO),…

một số muối quan trọng cùng ứng dụng của muối nacl

Kali nitrat (\(KNO_{3}\))

Tính chất của Kali nitrat

  • \(KNO_{3}\) là chất rắn, tan nhiều trong nước, khi tan thu nhiệt.
  • \(KNO_{3}\) bị nhiệt phân:

\(2KNO_{3} \overset{t^{\circ}}{\rightarrow}2KNO_{2} + O_{2}\)

Ứng dụng của Kali nitrat

  • Dùng chế tạo thuốc nổ.
  • Làm phân bón.
  • Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.

Bài tập về một số muối quan trọng

Bài 1: Phân biệt các dung dịch sau: \(NaCl, MgCl_{2}, KNO_{3}, Na_{2}SO_{4}\)

Cách giải:

Lần 1: Dùng \(BaCl_{2}\):

  • \(Na_{2}SO_{4}\): Xuất hiện kết tủa trắng

\(Na_{2}SO_{4} + BaCl_{2} \rightarrow BaSO_{4} + 2NaCl\)

  • \(NaCl, MgCl_{2}, KNO_{3}\): Không có hiện tượng gì

Lần 2: Dùng NaOH

  • \(MgCl_{2}\): Xuất hiện kết tủa trắng

\(MgCl_{2} + NaOH \rightarrow Mg(OH)_{2} + NaCl\)

Lần 3: Dùng \(AgNO_{3}\)

  • NaCl: Xuất hiện kết tủa trắng

\(NaCl + AgNO_{3} \rightarrow AgCl + NaNO_{3}\)

  • \(KNO_{3}\): Không có hiện tượng gì

Bài 2: Hoà tan trong nước 0,325g một hỗn hợp gồm 2 muối Natriclorua và Kaliclorua. Thêm vào dung dịch này một dung dịch bạc Nitrat lấy dư – Kết tủa bạc clorua thu được có khối lượng là 0,717g. Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp.

Cách giải:

Gọi \(m_{NaCl}\) là x và \(m_{KCl}\) là y ta có phương trình :

x + y = 0,325 (1)

Phương trình hóa học:       

\(NaCl + AgNO_{3} \rightarrow AgCl + NaNO_{3}\)

\(KCl + AgNO_{3} \rightarrow AgCl + KNO_{3}\)

Dựa vào 2 phương trình hóa học ta tìm được khối lượng của AgCl trong mỗi phản ứng:

\(m’_{AgCl} = x.\frac{M_{AgCl}}{M_{NaCl}} = \frac{143}{58,5}.x = 2,444x\)

\(m_{AgCl} = y.\frac{M_{AgCl}}{M_{KCl}} = \frac{143}{74,5}.y = 1,919y\)

\(\Rightarrow m_{AgCl} = 2,444x + 1,919y = 0,717\) (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình :

\(\left\{\begin{matrix} x + y = 0,325\\ 2,444x + 1,919y = 0,717 \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} x = 0,178\\ y = 0,147 \end{matrix}\right.\)

Vậy:

%NaCl = \(\frac{0,178}{0,325}.100\)% = 54,76%

% KCl = 100% – % NaCl = 100% – 54,76% = 45,24%.

Vậy trong hỗn hợp: NaCl chiếm 54,76%, KCl chiếm 45,24%

Bài 3: Có những muối sau: \(CaCO_{3}, CaSO_{4}, Pb(NO_{3})_{2}, NaCl\).  Muối nào nói trên:

  1. Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?
  2. Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?
  3. Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
  4. Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

Cách giải:

  1. Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: \(Pb(NO_{3})_{2}\)
  2. Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl
  3. Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: \(CaCO_{3}\)

Phương trình hóa học:

\(CaCO_{3} \overset{t^{\circ}}{\rightarrow} CaO + CO_{2}\)

     4. Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: \(CaSO_{4}\)

Xem thêm >>> Tìm hiểu Lý thuyết và Các dạng bài tập về một số bazơ quan trọng

Xem thêm >>> Lý thuyết và Các dạng bài tập về chủ đề một số oxit quan trọng

Xem thêm >>> Một số axit quan trọng: Lý thuyết và Các dạng bài tập

Như vậy, DINHNGHIA.VN đã giúp bạn tổng hợp kiến thức về chủ đề một số muối quan trọng, lý thuyết và bài tập về một số muối quan trọng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích để phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu về một số muối quan trọng. Chúc bạn luôn học tốt!

Rate this post
Please follow and like us:

Comments

  1. Pingback: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ: Lý thuyết, Sơ đồ tư duy, Bài tập

  2. Pingback: Kim loại tác dụng với dung dịch muối: Lý thuyết và Bài tập nâng cao

  3. Pingback: Dầu mỏ và khí thiên nhiên: Tổng hợp lý thuyết và Các dạng bài tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *