Parkinson là bệnh gì? Bệnh parkinson là gì? Bệnh Parkinson có nguy hiểm không? Bệnh Parkinson có chữa được không? Bệnh parkinson sống được bao lâu? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Parkinson? Chữa bệnh parkinson như nào và ở đâu? Chữa bệnh parkinson bằng đông y?… Có thể thấy, đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi và nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong phạm vi bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ tổng hợp những kiến thức liên quan đến căn bệnh này cũng như giúp bạn trả lời Parkinson là bệnh gì, cùng tìm hiểu nhé!
Parkinson là bệnh gì?
Parkinson là bệnh gì? Bệnh parkinson là gì? – Parkinson là một loại bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi. Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Căn bệnh này còn được gọi là bệnh PD – Đây là hiện tượng thoái hóa, giảm sút chức năng của hệ thần kinh. Bệnh ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt của con người, khiến việc cử động trở nên chậm chạp, run rẩy, không giữ được thăng bằng.
Cách phân loại bệnh Parkinson
Có rất nhiều các tài liệu khác nhau về bệnh Parkinson là gì đưa ra các cách phân loại khác nhau của bệnh Parkinson. Tuy nhiên, có một số cách phân loại thường được sử dụng như:
Theo tuổi
Bệnh Parkinson ở người trẻ
Trước đây khi nhắc đến bệnh Parkinson là gì, người ta thường chỉ nghĩ đến những bệnh nhân già trên 60 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nghiên cứu về bệnh Parkinson là gì chỉ ra rằng bệnh Parkinson có thể xuất hiện ở những người trẻ và có chiều hướng gia tăng.
Nguyên nhân thường gặp ở những người trẻ mắc bệnh Parkinson là do di truyền. Nhiều nghiên cứu về bệnh Parkinson là gì cho thấy, có tới 65% bệnh nhân mắc khởi phát bệnh Parkinson ở độ tuổi dưới 20 và 32% bệnh nhân khởi phát bệnh ở tuổi 20-30 có đột biến gen. Các gen được cho là có liên quan đến bệnh Parkinson bao gồm PARK1, PARK2, PINK1, LRRK2. Biểu hiện triệu chứng ở những bệnh nhân trẻ tuổi cũng tương tự như ở người già.
Bệnh Parkinson ở người già
Nếu bạn tìm hiểu về bệnh Parkinson là gì sẽ nhận ra rằng hầu hết các trường hợp mắc bệnh Parkinson đều ở độ tuổi trên 50 tuổi. Các thống kê về bệnh Parkinson là gì cho thấy có 5 trong số 1000 mắc bệnh Parkinson ở độ tuổi trên 50 và khoảng 40 trong tổng số 1000 người mắc bệnh Parkinson ở độ tuổi 60-80.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh Parkinson ở tuổi già như dùng thuốc, tổn thương não, thoái hoá chất xám, giảm lượng dopamine, có tiền sử chấn thương hoặc tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thường xuyên phải sử dụng thuốc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở người già. Tuy nhiên, yếu tố di truyền thường không ảnh hưởng đến bệnh Parkinson ở người già.
Các triệu chứng của bệnh Parkinson ở người già bao gồm run tay chân, bước đi loạng choạng, không kiểm soát được hành động, nhất là những hoạt động yêu cầu độ tập trung cao như viết chữ. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh Parkinson còn có biểu hiện cứng đờ gương mặt, khuôn mặt vô cảm.
Theo giai đoạn
Theo các tài liệu về bệnh Parkinson là gì cho thấy có rất nhiều cách phân chia theo giai đoạn của bệnh Parkinson. Ngoài cách phân loại giai đoạn theo Hoehn và Yahr và UDPRS, có thể phân loại bệnh Parkinson như sau:
Bệnh Parkinson giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này, bệnh nhân có một số biểu hiện của rối loạn vận động nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như run tay chân một bên, hoặc thay đổi tư thế, thay đổi biểu cảm khuôn mặt mà bạn bè hoặc người thân có thể nhận thấy được.
Bệnh Parkinson giai đoạn cuối
Bệnh Parkinson nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời tiến triển ngày càng nặng với các biểu hiện suy giảm nhận thức và giảm các chức năng vận động như bệnh cảm, ảo giác, hoang tưởng và thường xuyên bị ngã, rung lắc toàn thân gây ảnh hưởng nhiều đến vận động, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nặng hơn bệnh nhân có thể không tự đi lại được mà phải dùng đến xe lăn hoặc ngồi 1 chỗ.
Theo thể bệnh
Bệnh Parkinson thể cứng
Khi nhắc đến bệnh Parkinson là gì, chúng ta thường nghĩ ngay đến tình trạng run tay chân, sau đó là có cứng các cơ bắp khiến bệnh nhân không thể di chuyển đi lại mà phải ngồi yên một chỗ hoặc di chuyển bằng xe lăn. Tình trạng này là hiểu hiện của bệnh Parkinson thể cứng và gặp ở hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson mạch máu
Theo các nghiên cứu về bệnh Parkinson là gì chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thể mạch máu là rất hiếm gặp. Những bệnh nhân này thường ít có biểu hiện rung lắc toàn thân và cơ cứng các cơ mà chỉ hạn chế vận động chi dưới. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thể mạch máu đó là nó ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ và tinh thần của người bệnh. Mặt khác, bệnh Parkinson thể mạch máu rất khó chẩn đoán.
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson
Parkinson là bệnh gì? Nguyên nhân chính của bệnh Parkinson là do tuổi tác. Khi cơ thể của con người xuất hiện những dấu hiệu lão hóa, chức năng của Thân và Can huyết suy yếu. Máu trong cơ thể không còn đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng các khớp, mạch máu bình thường. Vì vậy gây nên các hiện tượng co cứng, cơ rút và run giật.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh Parkinson
Parkinson là bệnh gì? Triệu chứng và biểu hiện của bệnh Parkinson là gì? Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của căn bệnh này:
- Chậm vận động: Khi hoạt động, cơ bắp thường xuất hiện các cơn đau. và đơ cứng. Điều này gây nên những trở ngại lúc hoạt động như:, cắt gọt hoa quả, mở hoặc cài khuy áo …
- Run: Hiện tượng này thường xảy ra với ngón tay thậm chí là cả bàn tay và cẳng tay. Đặc biệt là lúc người bệnh cảm thấy lo lắng, và mất đi sức tập trung. Tuy nhiên nếu được nghỉ ngơi điều độ thì triệu chứng này sẽ thuyên giảm và trở về trạng thái bình thường.
- Mặt bất động: Khuôn mặt khó biểu cảm, đơ cứng, mất đi sự linh hoạt.
- Rối loạn dáng đi: Người bệnh bước đi chậm, lưng khom, cẳng tay, chân hơi gấp. Khi di chuyển họ không đánh tay đều được.
- Rối loạn giấc ngủ: Thường xuyên cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Ăn không ngon miệng và ngủ không tròn giấc.
- Rối loạn tiếng nói: Tiếng nói không có lực, nhỏ và khó nghe. Giọng đều đều, không biểu hiện được cảm xúc của người nói.
- Tăng trương lực cơ: Khi người bệnh co duỗi các khớp xương thường xuất hiện hiện tượng bánh răng cưa.
Biến chứng của bệnh Parkinson là gì?
Từ việc nắm được khái niệm Parkinson là bệnh gì, bạn cũng cần ghi nhớ những triệu chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Một nghiên cứu về Parkinson là bệnh gì đã chỉ ra rằng:
- 40% người mắc bệnh có các triệu chứng trầm cảm.
- 1/ 3 số người bị bệnh có dấu hiệu sa sút về nhận thức và trí tuệ. Điển hình là giảm sút trí nhớ và tính cách thay đổi thất thường.
- Họ thường không làm chủ được hoạt động của cơ thể, rối loạn hoạt động và phát sinh ảo giác. Lúc này họ luôn cảm thấy lười hoạt động, buồn ngủ và thường xuyên bị tụt huyết áp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về Parkinson là bệnh gì cũng liệt kê thêm một số biến chứng của căn bệnh này như:
- Khó nhai và nuốt: Chức năng của cơ thể dần suy giảm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nhai và nuốt của hệ tiêu hóa.
- Tiết niệu: Parkinson khiến người bệnh mất khả năng tự chủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đường tiết niệu, gây khó tiểu tiện.
- Táo bón: Do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nên người bệnh thường bị táo bón. Đây cũng được xem là tác dụng trong quá trình sử dụng thuốc điều trị Parkinson.
- Ngủ không ngon: Người bệnh mắc chứng Parkinson thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi và ngủ không ngon giấc.
- Rối loạn tình dục: Người mắc bệnh Parkinson thường suy giảm ham muốn về tinh dục. Đây là do ảnh hưởng của sự thay đổi về các yếu tố về tâm lý, thể chất…

Cách điều trị bệnh Parkinson
Parkinson là bệnh gì? Chữa bệnh parkinson như nào và ở đâu? Theo các nghiên cứu về Parkinson là bệnh gì thì cách điều trị hiệu quả nhất là sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bệnh nặng cần phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật não.
Tùy vào giai đoạn bệnh nặng hay nhẹ mà liều lượng và số lần sử dụng thuốc cũng khác nhau. Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc Carbidopa/ Levodopa.
- Thuốc Sinemet® và Levodopa hoặc Benserazide/ Prolopa®
- Thuốc Entacapone/ Comtan®. Đối với loại thuốc này chỉ nên dùng loại phối hợp với Levodopa.
- Thuốc Levodopa/Stalevo®/Carbidopa/Entacapone.
- Các thuốc Dopamine – Pramipexole. Đối với loại này nên dùng dạng viên có khả năng giải phóng thuốc tức như Mirapex®. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng loại viên như Sifrol ER, Ropinirole, Rotigotine và Apomorphine.
- Các loại thuốc có khả năng ức chế như MAOB – Rasagiline, Azilect®, Selegiline, Eldepryl®.
- Thuốc Amantadine/ Symmetrel®
- Thuốc kháng Cholinergic – Trihexyphenidyl/ Artane® – Benztropine/ Cogentin®.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc người bệnh cần phối kết hợp cùng các các phương pháp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, yoga. Điều này giúp nhanh chóng tăng khả năng vận động cũng như làm giảm các triệu chứng rối loạn, ảnh hưởng thăng bằng.
Cách phòng bệnh Parkinson
Mục tiêu quan trọng sau khi tìm hiểu bệnh Parkinson là gì đó là biết cách phòng bệnh Parkinson.
Để phòng bệnh, bạn cần tuân thủ những điều sau:
- Tắm nắng thường xuyên.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều Flavonoid.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà xanh, cafein.
- Ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần thoải mái.
Một số câu hỏi liên quan đến bệnh Parkinson
Parkinson bệnh học
Để hiểu rõ hơn bệnh Parkinson là gì cũng như Parkinson là bệnh gì thì điều quan trọng chính là hiểu rõ bản chất và bệnh học của bệnh Parkinson.
Trải qua nhiều thế kỷ, cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, nhiều vấn đề liên quan đến bệnh Parkinson là gì đã được con người tìm hiểu và giải đáp. Tuy nhiên, căn nguyên gây bệnh Parkinson vẫn chưa rõ ràng, có thể do tác động của nhiều yếu tố. Về mặt giải phẫu học, bệnh Parkinson là do mất các tế bào sắc tố ở chất đen ở thể vân và nhân đuôi làm giảm một số lượng nhất định dopamin của não bộ.
Bệnh Parkinson chẩn đoán như nào?
Nếu tìm hiểu về bệnh Parkinson là gì chắc hẳn bạn cũng biết việc chẩn đoán bệnh Parkinson là không hề đơn giản. Để chẩn đoán chính xác một bệnh nhân mắc bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn của Ngân hàng não bệnh Parkinson Anh Quốc cần trải qua nhiều bước.
Bước 1: Chẩn đoán hội chứng Parkinson
Để chẩn đoán hội chứng Parkinson, bệnh nhân cần có giảm vận động kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng như đơ cứng cơ, run khi nghỉ, mất ổn định tư thế không liên quan đến rối loạn chức năng thị giác hay tổn thương tiểu não, tiền đình…
Bước 2: Chẩn đoán loại trừ
Để chẩn đoán bệnh Parkinson cần loại trừ tiền sử đột quỵ, chấn thương, viêm não, hay dùng thuốc làm giảm dopamin…
Bước 3: Tiêu chuẩn hỗ trợ
Ít nhất 3 trong số các đặc điểm sau
- Khởi phát 1 bên.
- Run khi nghỉ.
- Có tính chất tiến triển.
- Bất đối xứng kéo dài với bên khởi phát.
- Đáp ứng với levodopa.
- Múa giật nặng do levodopa.
- Đáp ứng với levodopa trong hơn 5 năm.
- Diễn biến lâm sàng trên 10 năm.
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?
Trong định nghĩa bệnh Parkinson là gì đã nhắc đến đây là một bệnh khá phổ biến ở người già và nó gây ra một số biến chứng nguy hiểm như khó nuốt, đại tiểu tiện không tự chủ, tụt huyết áp tư thế, rối loạn giấc ngủ, rối loạn vận động, đau đớn, lo lắng và trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, sa sút trí tuệ,…gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Hơn nữa, bệnh Parkinson không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì thế, nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh Parkinson có chữa được không?
Bên cạnh việc tìm hiểu về bệnh parkinson và cách chữa trị thì rất nhiều người cũng thắc mắc bệnh Parkinson có chữa được không? Tuy nhiên, nếu hiểu về bệnh học Parkinson, chúng ta có thể biết bệnh Parkinson không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Mặc dù vậy, nếu người bệnh kiểm soát tốt bằng việc thực hiện chế độ ăn, luyện tập, dùng thuốc và tâm lý ổn định thì có thể cải thiện triệu chứng cũng như làm chậm các biến chứng của bệnh.
Bệnh Parkinson có di truyền không?
Bệnh Parkinson có di truyền không là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bên cạnh băn khoăn bệnh Parkinson là gì? Có 4 nhóm nguyên nhân gây bệnh Parkinson bao gồm:
- Nguyên nhân tự phát: Là những bệnh nhân không rõ căn nguyên.
- Nhóm sơ cấp: Nguyên nhân đã nắm rõ.
- Nhóm đó di truyền.
- Nhóm bệnh do thoái hóa nhiều hệ thống.
Các nghiên cứu về bệnh Parkinson là gì chỉ ra rằng nhóm bệnh nhân mắc bệnh Parkinson do di truyền chiếm khoảng 4-5% trong tổng số những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu trong gia đình có người mắc bệnh Parkinson thì tỷ lệ bị bệnh của bạn cũng cao hơn so với người bình thường.
Bệnh Parkinson nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân Parkinson bao gồm đậu nành, trái cây, rau quả, cá, bột mì. Đây là những thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, các yếu tố vi lượng tốt cho hoạt động của não bộ.
Bệnh Parkinson kiêng ăn gì?
Một trong những nguyên tắc điều trị bệnh Parkinson là tuân thủ chế độ ăn và hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn một số thực phẩm không tốt như rượu, bia, thuốc lá, cafein, cocain, các chất kích thích…
Không nên ăn mặn, thức ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán…
Chữa bệnh Parkinson bằng đông y
Một số tài liệu y học cổ truyền liên quan đến bệnh Parkinson là gì cho rằng nguyên nhân gây bệnh Parkinson là do can huyết và thận âm hư tạo thành. Do đó, nguyên tắc điều trị bệnh Parkinson theo đông y là bổ huyết, dưỡng âm, bổ can thận, trừ phong thấp, thông kinh lạc.
Để làm được những điều trên, bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc cổ phương, gia truyền có chứa câu đằng và thiên ma, người bệnh cần được kết hợp điều trị bằng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết, hạn chế tình trạng co cứng cơ.
Chữa bệnh parkinson ở đâu?
Bên cạnh việc tìm hiểu Parkinson là bệnh gì thì địa chỉ chữa bệnh Parkinson ở đâu cũng là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh. Dưới đây là 9 địa chỉ chữa bệnh Parkinson uy tín:
- Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
- Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội)
- Khoa Nội thần kinh (A4) – Bệnh viện Quân y 103 (Số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội)
- Bệnh viện Phục hồi chức năng (số 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội)
- Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh – Bệnh viện Việt Đức (số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
- Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Trung tâm trị liệu Cột sống – Cơ – Xương – Khớp và Phục hồi chức năng Spinemed+ (Số 18 ngõ 178 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội)
- Phòng khám Phục hồi chức năng – Giáo sư Cao Minh Châu (số 01 ngách 12, ngõ 120, Trường Chinh, Hà Nội)
Trong bài viết này, DINHNGHIA.VN đã gửi tới quý bạn đọc những thông tin về Parkinson là bệnh gì. Hy vọng sau khi đã nắm được kiến thức Parkinson là bệnh gì, bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Tu khoa
parkinson bệnh học
bệnh parkinson giai đoạn cuối
bệnh parkinson nên ăn gì
bệnh parkinson thể cứng
bệnh parkinson ở người trẻ
bệnh parkinson co di truyen khong
bệnh parkinson có chữa được không
bệnh parkinson có nguy hiểm không
bệnh Parkinson là gì
parkinson là bệnh gì