Tài sản gồm vật có thực, đang tồn tại, có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền tài sản cũng như các lợi ích vật chất khác. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tài sản.

1. Tài sản là gì?

Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định về tài sản như là khách thể của quan hệ sở hữu. Cụ thể, tài sản là vật, tiền hay giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong tài sản có động sản và bất động sản. Đây là hai loại tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai. 

Về cơ bản, tài sản sẽ bao gồm gồm vật có thực đang tồn tại như vật sẽ được chế tạo theo mẫu mà các bên đã đồng ý thỏa thuận, hay các giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản và tiền.

Theo nghĩa rộng, vật là đối tượng của thế giới vật chất, gồm cả thực vật và động vật, cũng như mọi vật khác với ý nghĩa vật lý ở các trạng thái rắn, lỏng khí.

Xét về phạm trù pháp lý, vật là bộ phận có thể đáp ứng nhu cầu vật chất nào đó của con người. Thế nhưng, không phải tất cả bộ phận của thế giới vật chất đều được xem là vật. Do đó, có những bộ phận của giới vật chất ở dạng này thì được xem là vật, tuy nhiên lại không được xem là vật khi ở dạng khác.

Chẳng hạn như nước suối, sông, không khí trong tự nhiên… không được gọi là vật. Tuy nhiên, chúng lại được coi là vật nếu được đóng vào bình nước hay được làm nóng.

Theo đó, vật với tư cách là tài sản không chỉ đáp ứng được nhu cầu của con người mà còn nằm trong sự chiếm hữu của con người, có giá trị và là đối tượng của các giao dịch.

Các loại tài sản (theo Bộ luật dân sự 2015)

Tài sản là vật

Vật được gọi là tài sản có 2 loại đầu tiên là vật chính và vật phụ. Nếu như vật chính là độc lập, có thể khai thác công dụng, thì vật phụ là trực tiếp phục vụ khai thác công dụng của vật chính. Nó là một bộ phận trong vật chính, tuy nhiên vẫn có thể được tách rời.

Vật chia được và vật không chia được cũng được gọi là tài sản. Vật chia được là vật vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu khi bị phân chia. Còn vật không chia được là vật không giữ được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu khi bị phân chia.

Ngoài ra cũng có vật tiêu hao và vật không tiêu hao được gọi là tài sản. Trong đó, vật tiêu hao là vật sẽ mất đi hoặc không giữ được tính chất, tính năng và hình dáng ban đầu khi đã qua 1 lần sử dụng. Còn vật không tiêu hao là vật vẫn giữ được tính chất, hình dáng và công năng sử dụng ban đầu sau khi đã qua sử dụng nhiều lần.

Tài sản là vật còn có vật cùng loại và vật đặc định. Nếu như vật cùng loại là những vật có cùng tính chất, hình dáng, và được xác định bằng những đơn vị đo lường, thì vật đặc định là vật phân biệt được với vật khác bằng màu sắc, ký hiệu, hình dáng, vị trí, chất liệu, đặc tính.

Cuối cùng, có vật đồng bộ là vật có những phần hoặc bộ phận ăn khớp với nhau được hợp lại thành chỉnh thế. Do đó, vật này sẽ mất tác dụng hoặc giá trị sử dụng của vật bị giảm sút nếu mất đi một trong các phần hoặc bộ phận nào đó không đúng quy cách và chủng loại.

Tài sản là tiền

Theo định nghĩa được nêu, tiền là vật ngang giá chung, được dùng để trao đổi các hàng hóa và dịch vụ.

Tài sản là loại giấy tờ có giá trị

Giấy tờ có giá là loại giấy trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong các giao dịch dân sự. Hiện nay, giấy tờ có giá tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như cổ phiếu, séc, công trái, hồi phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu… Giấy tờ có giá, nếu xét về mặt hình thức, là một chứng chỉ được tạo lập theo hình thức và trình tự luật định.

Trên giấy tờ có giá, nội dung thể hiện về quyền tài sản, giá của giấy tờ đó (là giá trị quyền tài sản và quyền này được bảo vệ bởi pháp luật). 

Loại giấy tờ này có tính thanh khoản. Đồng thời, đây cũng là công cụ có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển nhượng tất cả 1 lần. Đối với giấy tờ có giá, việc chuyển nhượng một phần là vô hiệu.

Bên cạnh đó, giấy tờ có giá cũng có tính thời hạn, tính rủi ro và tính có thể đưa ra yêu cầu. Bên cạnh đó, còn có những loại giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đối với tài sản, xác nhận quyền sở hữu như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký xe máy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… không được xem là giấy tờ có giá. Thay vào đó, chúng được xem là một vật thuộc sở hữu của người đứng tên.

Tài sản là quyền tài sản

Quyền tài sản được hiểu là quyền trị giá được bằng tiền, trong đó có quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng và những quyền tài sản khác.

Nếu hiểu theo nghĩa rộng, quyền tài sản là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự với tài sản của mình và đề nghị người khác phải thực hiện một nhiệm vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Như vậy, quyền sở hữu cũng là một loại tài sản. 

2. Quy định về quyền sở hữu tài sản, quyền khác đối với tài sản

Theo quy định của luật, quyền sở hữu tài sản gồm có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Theo đó:

  • Quyền sử dụng là quyền hưởng hoa lợi, lợi tức và khai thác công dụng tài sản
  • Chiếm hữu là sự nắm giữ, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản
  • Quyền định đoạt là quyền được chuyển giao quyền sở hữu, từ bỏ, tiêu dùng hay tiêu hủy tài sản
  • Quyền khác đối với tài sản là quyền trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản của chủ thể. Các quyền khác với tài sản gồm: quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền đối với bất động sản liền kề

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cơ bản về khái niệm tài sản là gì cũng như các loại tài sản. Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích cho mình!

Rate this post
Please follow and like us: