Tăng bạch cầu là gì? Nguyên nhân làm tăng bạch cầu? Triệu chứng và biểu hiện tăng bạch cầu? Phương pháp điều trị tăng bạch cầu là gì?… Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề tăng bạch cầu trong máu được bạn đọc quan tâm. Trong bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tăng bạch cầu là gì đến quý vị và bạn đọc.
Bạch cầu là gì?
Trước khi tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tăng bạch cầu, bạn cần nắm rõ bạch cầu là gì, vai trò cũng như chức năng của bạch cầu đối với cơ thể. Theo định nghĩa, bạch cầu là một dạng tế bào có màu trắng có nhiệm vụ quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hay nhiễm độc. Số lượng bạch cầu trung bình sẽ dao động trong khoảng 4.000-10.000/mm3 máu.
>>> Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu
Bệnh tăng bạch cầu là gì?
Tăng bạch cầu là gì? Bạch cầu tăng là gì? Tăng bạch cầu được hiểu là lượng bạch cầu trong máu cao hơn mức bình thường. Nếu lượng bạch cầu trong máu cao hơn 8000/ml có nghĩa bạn đã mắc phải chứng bệnh tăng bạch cầu.
Cùng với hồng cầu và tiểu cầu, bạch cầu là thành phần vô cùng quan trọng trong tế bào máu người. Chức năng chính của bạch cầu là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp con người tránh khỏi các loại bệnh tật và nhiễm trùng từ ký sinh trùng và vi khuẩn.
Ở người bình thường lượng bạch cầu dao động ở mức từ 4.000-8.000/ml. Trong trường hợp lượng bạch cầu cao hơn 8.000/ml là bạch cầu cao hay còn được gọi là bệnh tăng bạch cầu.
Nguyên nhân làm tăng bạch cầu là gì?
Tăng bạch cầu là gì và nguyên nhân làm tăng bạch cầu? Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tăng bạch cầu, cụ thể như sau:
- Các căn bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn khiến cơ thể thúc đẩy quá trình tăng sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể. Các trường hợp cơ thể nhiễm khuẩn, hay mắc chứng áp xe gan, viêm phổi cũng có thể khiến lượng bạch cầu trong máu tăng cao.
- Một nguyên nhân nữa là bệnh nhân có thể mắc các chứng di truyền như hội chứng Wiskott Aldrich; hội chứng Bloom; hội chứng Down, hội chứng Fanconi, hội chứng Wiskott Aldrich.
- Bệnh còn có thể gây nên do bệnh máu ác tính, tăng sinh dòng lympho bào cấp tính, bạch cầu lympho bào mạn tính, bạch cầu tủy cấp tính (AML), bệnh ung thư máu.
- Thuốc lá, hóa chất, bức xạ, corticosteroids và epinephrine cũng có thể là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao.
- Một số trường hợp bệnh nhân ung thư phải hóa trị và xạ trị cũng có thể gây nên bệnh bạch cầu.
- Các chứng bệnh ung thư máu như đa hồng cầu nguyên phát, bạch cầu mạn tính, bệnh bạch cầu cấp tính cũng có thể gây nên bệnh bạch cầu cao.
- Các bệnh lý như ho gà, thấp khớp, xơ màng phổi cũng có thể tác động gây ảnh hưởng đến việc tăng bạch cầu.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết tăng bạch cầu
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết tăng bạch cầu là gì? – Tăng bạch cầu có thể biểu hiện bằng các triệu chứng và biểu hiện sau đây:
- Trên cơ thể có vết bầm tím
- Cơ thể và tinh thần mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng
- Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân
- Sốt nhẹ
- Khó thở
- Nhiễm trùng
- Chảy máu cam không rõ nguyên nhân
Cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao
Cách điều trị bệnh tăng bạch cầu là gì? Đầu tiên bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín khám để tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao một cách an toàn nhất.
- Đối với trường hợp bệnh nhân mắc bạch cầu tăng do viêm nhiễm nên dùng thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Người bệnh cũng nên bổ sung đầy đủ các chất như vitamin B12, B9, sắt. Phương pháp điều trị này thường áp dụng cho các người mắc chứng tăng bạch cầu nhẹ.
- Đối với bệnh nhân mắc chứng tăng bạch cầu nặng cần đến các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn. Nhiều trường hợp cần đến truyền máu, lọc máu. Bệnh nhân ung thư máu còn cần đến cấy ghép tủy sống.
Một số câu hỏi liên quan đến bệnh tăng bạch cầu trong máu
Bạch cầu tăng cao là bệnh gì?
Tăng bạch cầu là bệnh gì? – Tăng bạch cầu có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nguy hiểm. Có thể kể đến như ung thư máu, nhiễm trùng, xơ gan…
Tuy nhiên tại một số trường hợp là do cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể. Có thể kể đến như sau khi tập luyện, phụ nữ mang thai, sau cơn động kinh, dùng thuốc epinephrine, do căng thẳng,… Các trường hợp này lượng bạch cầu chỉ tăng nhẹ và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và cơ thể.
Nhìn chung, số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000/ml – 8.000/ml. Một số trường hợp bạch cầu tăng trên 20.000/ml trong một số bệnh viêm phổi, viêm ruột thừa, áp-xe gan… Nhưng nếu bạch cầu tăng lên trên 100.000/ml thì rất có thể bạn đã mắc một bệnh lý nghiêm trọng, điển hình như ung thư máu.
Tăng bạch cầu là bệnh gì? Tăng bạch cầu có 5 loại chính. Bao gồm: basophil, lymphocyte, neutrophil, monocyte, eosinophil.
Bạch cầu tăng có phải triệu chứng ung thư máu?
Bạch cầu tăng cao khiến khả năng bảo vệ cơ thể của bạch cầu phản tác dụng. Chúng trở nên hung ác quay ra ăn các hồng cầu trong máu. Lượng hồng cầu bị phá hủy và biến mất dần khiến lượng máu trong cơ thể bị thiếu máu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu gây tử vong.
Bạch cầu tăng có phải triệu chứng ung thư máu hay không chưa thể khẳng định hoàn toàn, bởi rất nhiều trường hợp, dù lành tính hay ác tính cũng khiến bạch cầu trong máu tăng. Tuy nhiên, tăng bạch cầu cũng là triệu chứng cơ bản của bệnh ung thư máu. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, sốt, đau khớp, da trắng nhợt, yếu sắc, thường xuyên bị nhiễm trùng, chảy máu chân răng, sút cân, không muốn ăn, khó chịu ở bụng,… thi bạn cần sớm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, bởi có thể bạn đang bị tình trạng bạch cầu tăng do ung thư máu.
Bạch cầu tăng có sao không?
Bạch cầu đóng một vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng năng cao khả năng chống lại sự xâm nhập vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, và nấm trong máu. Các tế bào bạch cầu sẽ phát hiện ra khi có sự xâm nhập và phá hủy chúng trước khi có thể gây bệnh.
Có 5 loại bạch cầu khác nhau, mỗi một loại bạch cầu khác nhau lại có chức năng riêng của chúng. Một số tấn công các tế bào bị nhiễm virus, một số khác lại trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn ngoại. Trong các phản ứng dị ứng có một số loại bạch cầu đóng vai trò quan trọng.
Bạch cầu tăng cao có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm như nhiễm trùng do vi khuẩn hay ký sinh trùng. Nó còn gây nên tình trạng căng thẳng, chấn thương, viêm nhiễm, dị ứng, ung thư máu,…Vì thế, khi bạch cầu tăng, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm chi tiết để phát hiện sớm nguyên nhân làm tăng bạch cầu, từ đó có cách điều trị sớm và phù hợp.
Tăng bạch cầu ái toan là gì?
Một trong những thành phần quan trọng của máu giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu chính là bạch cầu ái toan. Tăng bạch cầu ái toan giúp điều hòa miễn dịch xảy ra ở nhiều quá trình bệnh lý. Có thể kể đến như nhiễm trùng, dị ứng, ung thư.
Tăng bạch cầu ái toan thường gặp ở những loại ký sinh ở tổ chức, các ký sinh trùng giun sán đa bào. Các xét nghiệm máu sẽ phát hiện ra tăng bạch cầu ái toan trong máu. Tăng bạch cầu ái toan có thể gây nên do phản ứng thuốc. Các bệnh dị ứng cũng có thể gây nên tình trạng tăng bạch cầu toan ái.
Viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan cũng là một trong những bệnh lý do tăng bạch cầu toan ái gây ra. Tăng bạch cầu toan ái còn gây ra các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm nút quanh động mạch. Bệnh Hodgkin, vi nấm, ung thư bạch cầu ưa acid, Bệnh viêm ruột Crohn, Các bệnh ký sinh trùng,…
Tăng bạch cầu eos là gì? EOS hay còn gọi là Eosinophile – Là một loại xét nghiệm máu để đo số lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể. Chính vì thế, tăng bạch cầu eos chính là tăng bạch cầu ái toan.
Tăng bạch cầu niệu là gì?
Thông thường trong nước tiểu có chứa một lượng rất nhỏ hoặc không có bạch cầu. Trong trường hợp nước tiểu có chứa một lượng lớn bạch cầu thì có nghĩa bạn đang mắc phải bệnh lý tăng bạch cầu niệu. Cơ thể có thể đang mắc phải bệnh lý nhiễm trùng hoặc các vấn đề về sức khỏe.
Tăng bạch cầu niệu có thể gây ra do các nguyên nhân như:
- Nhiễm trùng bàng quang hoặc bị kích ứng
- Sỏi thận
- Tắc nghẽn đường tiết niệu
- Mang thai
- Nhịn tiểu
Hồng cầu giảm bạch cầu tăng là bệnh gì?
Bạch cầu tăng cao trong cơ thể có thể khiến số lượng hồng cầu giảm nhanh chóng. Thông thường bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể tuy nhiên khi chúng tăng lên chúng có xu hướng ăn các hồng cầu khiến cơ thể bị mất máu. Chất lượng cũng như số lượng hồng cầu suy giảm còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Có thể kể đến như bệnh ung thư máu, thiếu máu gây nên tử vong.
Hồng cầu giảm, bạch cầu tăng có thể biểu hiện qua các triệu chứng sau đây:
- Đau bụng
- Bệnh thiếu máu
- Dễ bị bầm tím
- Đổ mồ hôi đêm
- Mệt mỏi
- Đau ngực, sưng bàn chân
- Các nhiễm trùng tái phát
- Sưng hạch bạch huyết
- Đau xương, khớp
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Khó thở
- Phát ban, nổi mụn hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu trên cơ thể
Bệnh bạch cầu tăng cao ở trẻ em là gì?
Bệnh bạch cầu tăng cao ở trẻ em thường gặp nhất là bạch cầu cấp tính với tốc độ phát triển nhanh. Bệnh lý này được chia thành bệnh bạch cầu dòng tủy cấp (AML) và bệnh bạch cầu dòng lympho cấp (ALL). Trong những năm gần đây bệnh bạch cầu tăng cao ở trẻ nhỏ có xu hướng tăng lên nhanh chóng.
Bạch cầu mono tăng trong bệnh gì?
Mono bào là một trong những tế bào của bạch cầu trong máu. Trong trường hợp momo bào tăng nhẹ thì chưa báo hiệu các triệu chứng hay bệnh lý bất thường của cơ thể. Trong trường hợp phần trăm mono bào tăng nhiều có nghĩa bạn đang mắc phải một vấn đề bệnh lý nào đó. Số lượng tuyệt đối của mono bào tăng là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến máu.
Có thể kể đến các vấn đề như viêm nhiễm, bệnh lý tăng sinh của máu… Momo bào ở mức từ 4 – 8.0% có nghĩa là chỉ số bạch cầu mono bào bình thường Lượng mono bào lớn hơn 8.0% chứng tỏ bạch cầu mono tăng.
Bạch cầu mono tăng có thể gây ra các bệnh lý như: Một số bệnh nhiễm khuẩn (lao, sốt rét, bệnh chất tạo keo, viêm nội mạc cấp, chứng mất BC hạt do nhiễm độc,…). Bệnh do virus (quai bị, cúm, viêm gan). Các bệnh lý ác tính khác (u tủy, bệnh Hodgkin, bạch cầu cấp dòng mono,…).
Bạch cầu lympho tăng trong bệnh gì?
Tế bào Lympho bảo vệ miễn dịch trong cơ thể. Lymphocytosis xuất hiện khi tăng nồng độ trong máu của những yếu tố này lên 3,5h10 9/l. Nhóm bạch cầu khác chiếm 20-40% tỷ lệ tế bào lympho.
Bạch cầu lympho tăng là tình trạng gia tăng số lượng bạch cầu hay tế bào lympho. Lympho giúp cơ thể chống lại bệnh tật, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Thông thường sau khi bị nhiễm trùng số lượng lympho sẽ gia tăng tạm thời.
Lượng tế bào lympho cao hơn 3,000 trên 1 microlit máu được coi là bạch cầu lympho tăng (đối với người trưởng thành). Lượng tế bào lympho cao hơn 9,000 lympho trên mỗi microlit máu gọi là bạch cầu lympho tăng ( đối với trẻ em).
Bạch cầu lympho tăng có thể là dấu hiệu của các bệnh:
- Nhiễm khuẩn mạn
- Chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và nhiễm virus
- Bệnh bạch cầu dòng lympho mạn
- Bệnh Hodgkin
- Viêm loét đại tràng
- Suy thượng thận
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát
- Bệnh lý tính chất mạn tính (hô hấp, tiêu hóa…)
- Bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
- Một số bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, rubella và ho gà
- Bệnh gan do virus
- Cường giáp – một tuyến giáp hoạt động quá mức
- U lympho – một khối u ác tính của các tế bào bạch huyết
- Bệnh lao
Bạch cầu tăng nhẹ là gì?
Bạch cầu tăng nhẹ trong máu cũng có thể do các hoạt động thường nhật trong cuộc sống gây nên. Có thể kể đến như: phụ nữ mang thai, căng thẳng, tập luyện thể thao cường độ cao, sau khi ăn no,… Khi cơ thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn bạch cầu cũng tăng cao nhằm bảo vệ.
Bạch cầu tăng nhẹ không ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể. Tuy nhiên bạn không nên quá chủ quan mà cần theo dõi thêm. Bởi tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể gây nên các bệnh lý nguy hiểm đến cơ thể và tính mạng.
Bệnh tăng bạch cầu có nguy hiểm không?
Tăng bạch cầu nhẹ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng bệnh nặng gây nguy hiểm khôn lường.
Nếu bạch cầu tăng trên 20.000/ml, bạn cần theo dõi chặt chẽ bởi rất có thể bạn đang phải đối diện với một bệnh lý nào đó. Đặc biệt, bạch cầu tăng lên 100.000/ml thì rất có thể bạn đang bị bệnh hiểm nghèo, cần đến bệnh viện thăm khám sớm nhất có thể.
Một số bệnh lý nhiễm khuẩn hay các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư máu, u tủy, máu trắng, đều cần đến các biện pháp điều trị chuyên khoa mới có thể sống sót.
Bạch cầu tăng 19000 thể hiện điều gì?
Bạch cầu tăng 19000 có nghĩa là lượng bạch cầu cao hơn so với bình thường. Bạch cầu đa nhân trung tính là trường hợp nhiễm trùng cấp. Các thể xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da.
Cần lưu ý gì khi tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn?
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn gây ra do Epstein-Barr virus (virut EB), thuộc tuýp 4 của họ virus herpes gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là từ độ tuổi 10-35. Bệnh xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới dưới hình thức dịch hoặc phát lẻ tẻ.
Bạch cầu tăng ở phụ nữ mang thai có ý nghĩa gì?
Phụ nữ mang thai thường rất dễ mắc chứng bạch cầu tăng cao. Chỉ số bạch cầu trong nước tiểu báo hiệu các rủi ro cho mẹ bầu. Phản ánh các vấn đề có thể gặp phải cũng như khắc phục các vấn đề một cách kịp thời. Có đến 90% phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ mắc phải bệnh tăng bạch cầu.
Tăng bạch cầu ưa acid là gì?
Tăng bạch cầu ưa acid cũng có khả năng thực bào nhưng yếu hơn nhiều so với bạch cầu đa nhân trung tính. Tăng bạch cầu ưa acid sẽ tăng trong các bệnh hen, dị ứng, các bệnh ký sinh trùng như giun sán, eczema.
Tăng bạch cầu trung tính là gì?
Bạch cầu hạt trung tính chứa nhiều enzim thuỷ phân. Tăng bạch cầu đa nhân trung tính (trên 70% đến 95%). Thường gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
Bạch cầu ưa bazơ tăng là gì?
Bạch cầu ưa bazơ hiếm gặp trong tế bào máu. Bạch cầu đa nhân ưa bazơ tăng trong các trạng thái , thiểu năng tuyến giáp, tăng mẫn cảm, giảm trong điều trị corticoid dài ngày.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được bệnh tăng bạch cầu là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tăng bạch cầu trong máu. Đồng thời, thông tin được cung cấp cũng đã giúp bạn trả lời một số thắc mắc như tăng bạch cầu ái toan là gì, bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không…
Mong rằng những kiến thức khách quan trên mà chuyên gia của chúng tôi gửi đến sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi tăng bạch cầu là gì. Nếu có bất cứ câu hỏi nào phát sinh, mời bạn để lại nhận xét để chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ thêm nhé. Chúc bạn luôn khỏe!
Pingback: Chức năng của bạch cầu là gì? Vai trò và đặc tính sinh lý của bạch cầu?
Tình trạng tăng bạch cầu ưa acid có nguy hiểm không ạ? Chảy máu cam thường xuyên có phải là nguyên nhân chính? Cách điều trị và chế độ ăn?
Chào Thu Hiền,
– Tăng bạch cầu ưu acid thường thường gặp khi cơ thể bị nhiễm nấm, virus, kí sinh trùng… Bạn cần tìm nguyên nhân chi tiết để điều trị cụ thể.
– Chảy máu cam thường xuyên không liên quan gì đến tình trạng tăng bạch cầu.
Kết quả số lượng bạch cầu ưa bazo của cháu tăng cao (0.5 G/L) so với khoảng tham chiếu (0.01-0.07G/L). Liệu cháu có bị tiềm ẩn bệnh nguy hiểm gì k ạ?
Chào bạn,
Bạch cầu ưa bazo của bạn tăng cao tiềm ẩn một số căn bệnh như sau:
– Các bệnh về da.
– Bệnh thủy đậu
– Bệnh lơ xe mi kinh dòng hạt.
– Tác dụng phụ sau xạ trị.
– Bệnh sởi, đậu mùa…
– Các rối loại về sinh tủy.
– Các dấu hiệu phù nề.
– Bệnh viêm đại tràng loét.