Thuế thường được nhắc tới như một khoản tiền công quỹ nhưng không nhiều người hiểu chi tiết về nó. Vậy thuế là gì, có đặc điểm và vai trò ra sao? Cùng tìm hiểu một vài thông tin cơ bản nhất về  thuế ở bài viết dưới đây.

1/ Thuế là gì?

Đến thời điểm này, chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất khi nói về thuế. Tùy theo từng góc độ khác nhau của các nhà kinh tế, mà khái niệm về thuế cũng sẽ khác nhau. 

Tuy nhiên, về cơ bản, thuế được định nghĩa là khoản đóng góp mang tính bắt buộc từ pháp nhân và cá nhân cho Nhà nước với thời hạn và mức độ khác nhau theo quy định của pháp luật, phục vụ cho việc chi tiêu và thi hành ngân sách vì lợi ích chung của Nhà nước. 

Bên cạnh đó, còn có một khái niệm khác về thuế rằng đây là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác được áp dụng cho người nộp thuế phải chi trả cho một tổ chức chính phủ nhằm tài trợ cho những khoản chi tiêu công khác nhau. 

Vào khoảng năm 3000-2900 TCN, thuế đã được áp dụng lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại. Cụ thể, việc trốn thuế hay không trả tiền, chống lại việc nộp thuế sẽ chịu hình phạt theo pháp luật quy định.

2/ Đặc điểm, vai trò của thuế

Vai trò của thuế: Thuế có vai trò quan trọng trong đời sống khi được dùng để làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước.

  • Tạo nguồn thu ngân sách nhà nước: Đây được xem là khoản thu quan trọng nhất trong xã hội. Khi nền kinh tế càng lớn mạnh thì khoản thuế thu này càng lớn. Do đó, nhà nước sẽ không thể hoạt động vững chắc nếu không có thuế.
  • Là công cụ góp phần giải quyết các mục tiêu về kinh tế vĩ mô: Chẳng hạn như giúp thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, mang hiệu ứng tích cực trong việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế của một quốc gia. Thuế cũng góp phần làm nguồn lực để Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng phục vụ cho đời sống của người dân.
  • Hỗ trợ giảm thiểu sự phân biệt tầng lớp, đảm bảo công bằng xã hội: Thông qua thuế, Nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người nghèo và người giàu bằng cách cung cấp hàng hóa công cộng hoặc trợ cấp. Theo quy định chịu thuế của pháp luật, người phải nộp nhiều loại thuế hơn đa phần là những chủ thể có thu nhập cao hơn.

Đặc điểm của thuế

  • Thuế là khoản thu bắt buộc nộp vào ngân sách của Nhà nước: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của thuế. Khoản thuế này là bắt buộc với cá nhân và tổ chức, dù họ muốn hay không. Họ sẽ phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước khi đủ điều kiện theo pháp luật quy định. 
  • Thuế không hoàn trả trực tiếp, không có sự đối giá: Dù đã nhận được khoản lợi ích nào hay chưa thì chủ thể nào cũng phải nộp thuế miễn là đủ điều kiện nộp thuế theo quy định. Thuế thường không hoàn trả trực tiếp bởi các chủ thể nộp thuế lấy ngân sách này chi cho việc xây dựng bệnh viện, trường học, cơ sở hạ tầng…
  • Thuế là một biểu tượng quyền lực nhà nước: Thuế ra đời, đi liền với sự ra đời của Nhà nước. Nhà nước sẽ không có đủ điều kiện tiềm lực kinh để duy trì hoạt động và chức năng nếu không có thuế. Có tới 90% nguồn thu ngân sách Nhà nước bắt nguồn từ thuế. Thuế có quyền lực nên đảm bảo thực hiện thu thuế hiệu quả nhất, tạo lập được nguồn ngân sách quốc gia.

3/ Phân loại thuế

Thuế được phân ra thành nhiều loại dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau để có thể dễ dàng quản lý. Có thể phân loại thuế theo 3 hình thức:

Phân loại thuế theo tính chất hành chính: 

  • Thuế địa phương: Nộp vào ngân sách chính quyền địa phương
  • Thuế Nhà nước: Nộp vào ngân sách trung ương

Phân loại theo hình thức thu:

  • Thuế trực thu: Thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, ví dụ như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, hay thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất
  • Thuế gián thu: Loại thuế được nộp cho Nhà nước bởi các nhà sản xuất, thương nhân hay người cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu, chẳng hạn như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu

Phân loại thuế theo tính chất kinh tế:

  • Theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế đánh vào doanh nghiệp như thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, tiền thuế đất, thuế đánh vào sản phẩm, thuế đánh vào hộ gia đình, lệ phí khác.
  • Theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Loại thuế này được chia thành thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào doanh nghiệp, thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản
  • Theo lĩnh vực: Thuế được chia theo những lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế, chẳng hạn như thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bảo hiểm hay thuế đánh vào bất động sản…

4/ Một số loại thuế phổ biến nhất hiện nay

  • Thuế thu nhập cá nhân

Đây là một loại thuế trực thu, đánh vào những chủ thể cá nhân có thu nhập vượt mức khởi điểm cần đóng thuế theo pháp luật quy định. Đối với loại thuế này, đối tượng chịu thuế sẽ là: công dân Việt Nam sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam, công dân Việt Nam ở nước ngoài và đối tượng nước có thu nhập từ Việt Nam.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Khoản thuế này trực thu dựa trên nguồn thu tổng thu nhập của doanh nghiệp. 
  • Thuế xuất nhập khẩu: Loại thuế này là trực thu, áp dụng với tổ chức và cá nhân với mức tính thuế dựa theo giá trị của mặt hàng được xuất nhập khẩu. 
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT hoặc VAT): Thuế VAT là loại thuế được tính toán dựa trên khoản phát sinh tăng thêm hoặc chênh lệch từ tăng hàng hóa dịch vụ từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp có 2 cách khi khai thuế giá VAT, đó là kê khai theo phương pháp trực tiếp hoặc kê khai theo phương pháp khấu trừ.

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Loại thuế này được áp dụng với chủ thể là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và là đối tượng phải chịu thuế theo pháp luật quy định. Thuế tiêu thụ đặc biệt có ý nghĩa điều tiết nguồn cung là sản phẩm dịch vụ không đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. 
  • Thuế tài nguyên: Là khoản thuế được thu từ doanh nghiệp khai thác tài nguyên, dựa theo thuế suất, giá tính thuế, hay theo sản lượng tài nguyên bị tính thuế.
  • Thuế sử dụng đất: Đây là loại thuế được thu từ chủ thể sử dụng đất khi Nhà nước đã giao đất cho người sử dụng đất, theo đó chủ thể phải có nghĩa vụ nộp tiền thuế đất.
  •  Thuế bảo vệ môi trường: Là loại thuế gián thu, thu vào hàng hóa, sản phẩm khi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Đây là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm mục đích điều tiết các hoạt động có tác động tới môi trường và kiểm soát sự ô nhiễm môi trường.
  • Lệ phí trước bạ: Loại phí này được áp dụng đối với trường hợp thực hiện đăng ký quyền sở hữu, chuyển nhượng, sang tên xe cộ, đất đai hay một tài sản nào đó. Mức thu của loại thuế này dựa trên giá trị của tài sản được quy định.

Nhìn chung, thuế là khoản thu bắt buộc đối với cá nhân và tổ chức có nghĩa vụ cần phải thực hiện với Nhà nước. Loại thuế nào cũng đóng vai trò nhất định đối với ngân sách của Nhà nước. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn thuế là gì cũng như đặc điểm và một số loại thuế phổ biến.

Rate this post
Please follow and like us: