Tính chất hóa học của muối là gì? Lý thuyết và các dạng bài tập về tính chất hóa học của muối? Thế nào là tính chất hóa học của muối axit?… Trong phạm vi bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giới thiệu đến các bạn chủ đề về bài 9 tính chất hóa học của muối, cùng tìm hiểu nhé!

Tính chất hóa học của muối là gì?

Tác dụng với kim loại

Trong hóa học, dung dịch của muối tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

\(Fe + CuSO_{4} \rightarrow FeSO_{4} + Cu\)

\(Cu + 2AgNO_{3} \rightarrow Cu(NO_{3})_{2} + 2Ag\)

Tác dụng với axit

Muối sẽ tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ:

\(BaCl_{2} + H_{2}SO_{4} \rightarrow 2HCl + BaSO_{4}\)

\(CaCO_{3} + 2HCl \rightarrow CaCl_{2} + CO_{2} + H_{2}O\)

Tác dụng với dung dịch muối

Khi hai dung dịch muối tác dụng với nhau sẽ tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

\(AgNO_{3} + NaCl \rightarrow NaNO_{3} + AgCl\)

Tác dụng với dung dịch bazơ

Khi dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch bazơ sẽ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

\(Na_{2}CO_{3} + Ba(OH)_{2} \rightarrow 2NaOH + BaCO_{3}\)

Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: \(KClO_{3}, KMnO_{4}, CaCO_{3},…\)

Ví dụ:  

\(2KClO_{3} \overset{t^{\circ}}{\rightarrow}2KCl + 3O_{2}\)

\(CaCO_{3} \overset{t^{\circ}}{\rightarrow}CaO + CO_{2}\)

Tìm hiểu phản ứng trao đổi trong dung dịch

Định nghĩa phản ứng trao đổi là gì?

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Ví dụ:

\(CuSO_{4} + 2NaOH \rightarrow Na_{2}SO_{4} + Cu(OH)_{2}\)

\(K_{2}SO_{4} + NaOH\): Phản ứng không xảy ra.

Chú ý: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ:

\(H_{2}SO_{4} + 2NaOH \rightarrow Na_{2}SO_{4} + 2H_{2}O\)

Các dạng bài tập về tính chất hóa học của muối

Bài 1: Có những dung dịch muối sau: \(Mg(NO_{3})_{2}, CuCl_{2}\). Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

  1. Dung dịch NaOH.
  2. Dung dịch HCl.
  3. Dung dịch \(Ag(NO)_{3}\).

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.

Cách giải:

  1. Tác dụng với dung dịch NaOH là dung dịch các muối \(Mg(NO_{3})_{2}, CuCl_{2}\) vì sinh ra:

\(Mg(OH)_{2}\) kết tủa, \(Cu(OH)_{2}\) kết tủa.

\(Mg(NO_{3})_{2} + 2NaOH \rightarrow Mg(OH)_{2} + 2NaNO_{3}\)

\(CuCl_{2} + 2NaOH \rightarrow Cu(OH)_{2} + 2NaCl\)

    2. Không muối nào tác dụng với dung dịch HCl.

    3. Tác dụng với dung dịch \(AgNO_{3}\) là dung dịch muối \(CuCl_{2}\) tạo AgCl kết tủa trắng.

\(CuCl_{2} + 2AgNO_{3} \rightarrow 2AgCl + Cu(NO_{3})_{2}\)

Bài 2: Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g \(CaCl_{2}\) với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g \(AgNO_{3}\).

a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

Cách giải:

tìm hiểu về tính chất hóa học của muối

Bài 3: Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (0) nếu không:

bài tập tính chất hóa học của muối

Hãy viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).

Cách giải:

cách giải bài tập tính chất hóa học của muối

Phương trình hóa học của các phản ứng:

\(Pb(NO_{3})_{2} + Na_{2}CO_{3} \rightarrow PbCO_{3} + 2NaNO_{3}\)

\(Pb(NO_{3})_{2} + 2KCl \rightarrow PbCl_{2} + 2KNO_{3}\)

\(Pb(NO_{3})_{2} + Na_{2}SO_{4} \rightarrow PbSO_{4} + 2NaNO_{3}\)

\(BaCl_{2} + Na_{2}CO_{3} \rightarrow BaCO_{3} + 2NaCl\)

\(BaCl_{2} + Na_{2}SO_{4} \rightarrow BaSO_{4} + 2NaCl\).

Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã giúp bạn tổng hợp kiến thức về chủ đề tính chất hóa học của muối axit, hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình học tập. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Tính chất hóa học của Clo – Ứng dụng và Điều chế Clo

Xem thêm >>> Tính chất hóa học của oxit là gì? Định nghĩa và Phân loại

Xem thêm >>> Tính chất hóa học của axit là gì? Cách phân loại axit và Các loại axit tiêu biểu

Xem thêm >>> Tính chất hóa học của bazơ là gì? Phân loại bazơ và Một số những bazơ quan trọng

Rate this post
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *