Trầm cảm là một trong những căn bệnh hiện đại và ngày càng có xu hướng gia tăng rất nhanh trong cuộc sống hiện nay. Vậy trầm cảm là gì? Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm? Những dấu hiệu cảnh báo của trầm cảm là gì? Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm như nào để giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường? Trong phạm vi bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung trầm cảm là gì, đồng thời cũng cung cấp một số thông tin liên quan đến chứng bệnh này. Mời bạn cùng theo dõi để có những kiến thức hữu ích!
Bệnh trầm cảm là gì?
Bạn có biết trầm cảm là gì? Bệnh trầm cảm là căn bệnh mà con người bị rối loạn về cảm xúc, lúc nào cũng thấy buồn phiền, không có hứng thú với mọi thứ xung quanh. Chứng trầm cảm gây ra nhiều tác hại trầm trọng tới con người về cả vật chất và tinh thần. Căn bệnh này khiến người bệnh mất lý trí, thay đổi hoàn toàn suy nghĩ, cách hành xử, cách làm việc và cách sống.
Nếu lâu hơn thì căn bệnh có thể gây nên những tác hại nặng nề, gây mất lý trí và khả năng điều chỉnh hành vi của mình. Ở mỗi người thì căn bệnh này có những dấu hiệu và biến thể khác nhau, mức độ nặng nhẹ không giống nhau. Độ tuổi mắc bệnh đa dạng, không có hạn định cụ thể, cách điều trị bệnh này cũng rất phức tạp và mất nhiều thời gian.
Bệnh trầm cảm thời gian đầu bị nhẹ khó phát hiện nhưng nếu không được chữa trị thì về sau sẽ nặng dần và khó chữa. Thời gian gần đây, người dân mới biết nhiều hơn về căn bệnh này, các biểu hiện và cách phòng tránh. Ngày xưa thời ông bà ta thì trạng thái bệnh lý này vẫn tồn tại chỉ là không được đặt tên và có cách chữa trị.
Khác với những căn bệnh khác có thể tìm được nguồn gốc gây bệnh rồi dùng thuốc kết hợp với phương pháp điều trị sẽ khỏi. Bệnh trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra, khó xác định được sâu xa và quá trình điều trị phải kết hợp đồng thời nhiều cách thức. Bác sĩ điều trị căn bệnh này đa phần là bác sĩ tâm thần, tâm lý.
Xã hội ngày càng hiện đại, những thứ tác động đến cơ thể và tâm trạng của con người nhiều hơn. Theo thống kê thực tế thì số lượng người bị mắc bệnh trầm cảm ở các giai đoạn của cuộc đời ngày càng tăng cao. Bạn có thể thấy phụ nữ sau sinh trầm cảm, thanh niên đang tuổi đi làm áp lực rồi trầm cảm,…
Trầm cảm là gì, ảnh hưởng tới cơ thể con người không? Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới ý thức, sức khỏe, thể chất mà nhiều người còn có ý định tự tử. Vì thế, không nên xem nhẹ căn bệnh này và gia đình phải phối hợp cùng bác sĩ để đưa ra biện pháp chữa trị giúp người bệnh quay trở lại cuộc sống tốt nhất.

Triệu chứng bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm như nào? Nhìn chung, triệu chứng trầm cảm khác nhau ở mỗi người, biểu hiện không phải là cùng một loại rồi phát toàn bộ ra bên ngoài giống các căn bệnh thông thường khác. Bạn có thể thấy người bệnh thì khó ngủ, có người thì ngủ suốt ngày đêm. Có người thì không ăn được gầy gò, có người thì ăn quá nhiều nên tăng cân mất kiểm soát. Dưới đây sẽ là những dấu hiệu nhận biết bệnh phổ biến
Thay đổi đột ngột về cân nặng
Bệnh nhân trong một thời gian ngắn trở nên quá gầy hoặc quá béo, sức ăn thay đổi chóng mặt mà không ý thức được về việc kiểm soát. Trường hợp này không phải do con người đang ở chế độ giảm béo, tập luyện hay ăn kiêng. Nó như thói quen ăn uống tự nhiên khác lạ mà bản thân người đó mơ hồ không biết để tự điều chỉnh.
Rối loạn giấc ngủ
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trầm cảm đó là rối loạn giấc ngủ, thường xuyên thức khuya, dậy quá sớm. Khiến tinh thần u buồn, mệt mỏi, thiếu sức sống, nếu kéo dài thì còn dẫn tới cơ thể suy nhược. Có rất nhiều lý do mất ngủ khác như xem điện thoại, laptop quá khuya, dùng chất kích thích, ăn quá no, làm việc khuya kéo dài,…
Tâm trạng dễ bị kích động
Trầm cảm là gì, tâm trạng có bị thay đổi không? Người bị trầm cảm không bình thường về trạng thái tâm lý, rất dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn, đặc biệt quá khích. Vấn đề này không giải quyết có thể dẫn tới cơ thể suy nhược, rạn nứt các mối quan hệ, ảnh hưởng xấu tới công việc và cuộc sống. Người bệnh cũng ăn uống và nghỉ ngơi thất thường, cũng khiến cơ thể không đủ chất để bổ dưỡng.
Thậm chí có nhiều người bệnh dù việc là không có gì quá lớn nhưng lại có thể cảm giác gục ngã không thể đứng dậy. Có người đã tìm đến với con đường tự tử để giải thoát tất cả với mong muốn sẽ nhẹ nhàng hơn khi còn sống. Đó là những suy nghĩ và hành động vô cùng tiêu cực mà người nhà cần phải phát hiện nhanh chóng để loại trừ.
Cảm giác tội lỗi
Người bệnh bình thường hay có cảm giác tiêu cực xảy ra bởi bản thân mình, họ làm việc gì hoặc không làm gì cũng thấy như tội đồ. Vì thế nên luôn sống trong uất hận, mệt mỏi, không đủ minh mẫn để giải quyết mọi việc theo hướng tốt hơn.
Cảm giác khó chịu, bứt rứt, bị đau
Người bệnh cũng bị ảnh hưởng về mặt thể xác như bị tăng sự nhạy cảm ở da, cơ thể bị đau nhức, vận động khó khăn nên càng uể oải. Một số trường hợp còn bị cứng các xương khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, sưng tay chân,…
Tuy nhiên triệu chứng này có thể là dấu hiệu báo của các căn bệnh khác nên bạn cần đến gặp bác sĩ tư vấn và thăm khám tình trạng cụ thể ngay. Bác sĩ sẽ biết đó là bệnh gì và có hướng điều trị phù hợp.
Trên thực tế, những dấu hiệu na ná với trầm cảm có rất nhiều nên người bệnh cần phải theo dõi và phát hiện đến cơ sở y tế thăm khác mới biết bệnh chính xác. Hơn nữa, không phải buồn một vài ngày là đã quy vào căn bệnh này mà nó phải có thời gian khá lâu. Ví dụ dấu hiệu bệnh nặng, liên tục trong 1 tháng trở lên có thể là trầm cảm.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là gì, nguyên nhân gây trầm cảm? Nhiều người thật sự muốn biết bệnh trầm cảm do đâu mà có để có cách điều trị triệt để nhưng cho đến nay nó vẫn là cả một quá trình không hề đơn giản. Bệnh trầm cảm thuộc cả bệnh thể chất và tâm lý nên cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị mới khỏi được. Sau đây là những nguyên nhân phát bệnh phổ biến hiện nay
- Di truyền: Nếu gia đình có người từng bị trầm cảm thì có thể bạn bị hưởng gen trội xấu đó mà bị bệnh. Khả năng ủ và phát bệnh tương đối cao hơn người bình thường. Vậy trầm cảm là gì, có yếu tố gen không? Gen có thể là nguy cơ dễ mắc chứng bệnh này.
- Bệnh về não: Não của người mắc bệnh trầm cảm theo nghiên cứu thì khác với người bình thường. Trong đó chứa nhiều chất hóa học lạ cần phải tìm hiểu bởi các bác sĩ chuyên khoa giỏi. Ví dụ Neurotransmitters thay đổi về số lượng, chất lượng khiến não bộ con người thất thường dễ dẫn tới trầm cảm.
- Thay đổi hooc môn: Cuộc đời con người có nhiều giai đoạn mà có sự thay đổi đột ngột về hooc môn khiến tâm sinh lý khác thường. Không điều chỉnh và có cách giải quyết hợp lý sẽ khiến tình trạng bệnh đi xa hơn dẫn tới trầm cảm. Ví dụ thời kỳ dậy thì, tiền mãn kinh, mang thai và sinh con,…
- Stress, áp lực: Những người có khối lượng công việc quá lớn, bận rộn không có thời gian nghỉ ngơi. Đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, chế độ ăn uống nghỉ ngơi thất thường cũng có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn người bình thường. Vì thế các phương pháp điều trị bệnh phải kết hợp với thời khóa biểu chăm sóc sức khỏe tốt.
- Ảnh hưởng bởi một số bệnh: Tác hại còn lại của các căn bệnh nặng về não như chấn thương sọ não, tai biến, u não,…sau đó cơ thể vẫn còn di chứng nên khả năng bị trầm cảm cũng cao. Vì thế nên người nhà cần phải góp sức vào quá trình điều trị bệnh tình giúp bệnh nhân sớm hồi phục toàn bộ.
- Những sự kiện chấn động: Bạn biết đấy trong cuộc đời mỗi người có nhiều biến cố xảy ra nhưng với một số người thì nó quá lớn ảnh hưởng mạnh tới tinh thần. Khiến họ đau khổ, tuyệt vọng kéo dài, cộng thêm chán ăn, bỏ bê mọi thứ rồi dẫn đến trầm cảm. Từ đó họ khép kín mình trong vỏ bọc, không giao lưu với bên ngoài, không hào hứng với công việc, cuộc sống, luôn có ý nghĩ tiêu cực.
- Yếu tố văn hoá – xã hội: Xã hội hiện đại cũng có rất nhiều yếu tố tác động khiến con người trở nên bi quan với cuộc sống. Một trong số đó là nạn phân biệt giàu nghèo, tầng lớp xã hội, tâm lý miệt thị nhau, chơi xấu khiến nạn nhân tự ti, thấy cuộc đời u tối. Lâu dần họ không được đón nhận nhiệt tình nên tự cô lập, cái nhìn tiêu cực với thế giới bên ngoài dẫn tới trầm cảm.
- Lạm dụng các loại thuốc: Thuốc Tây, thuốc đông y dùng quá nhiều khi điều trị bệnh mà không có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ thì có thể gây hại cho cơ thể. Hoặc con người dùng nhiều chất kích thích, gây nghiện hay thuốc trái phép lâu khiến tâm trí không minh mẫn. Dù sau dừng lại thì cơ thể đã suy nhược, não bị tổn thương dẫn tới trầm cảm.

Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
Trầm cảm là gì, phương pháp điều trị bệnh? Nói về phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay phải có cùng lúc kết hợp nhiều cách để triệt để từng vấn đề phát sinh. Tốt hơn hết khi thấy dấu hiệu bệnh thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh, cho điều trị với biện pháp phù hợp. Biện pháp điển hình là thuốc, trò chuyện với bác sĩ tâm lý, sốc điện, thay đổi thói quen sống.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc được dùng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị trầm cảm mà bác sĩ thường kê cho bệnh nhân như escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram. Ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác được sử dụng tùy vào từng loại bệnh và mức độ nặng nhẹ. Các bác sĩ sẽ trực tiếp kê đơn và hướng dẫn sử dụng.
Thuốc điều trị không nên tùy ý sử dụng hay lạm dụng quá nhiều ngược lại sẽ gây hại cho cơ thể, khiến căn bệnh không thuyên giảm. Có một số tác dụng phụ của bệnh như buồn nôn, khó ngủ, đau đầu,…
Tâm lý trị liệu
Không thể thiếu được tâm lý trị liệu trong khâu điều trị bệnh trầm cảm, bác sĩ tâm lý sẽ trực tiếp trò chuyện, thay đổi suy nghĩ, ứng xử và giải quyết các thắc mắc trong lòng. Liệu pháp này có hiệu quả cao giúp bệnh nhân nghĩ thoáng, không bị bi quan và ức chế trong lòng. Có những tình huống trong cuộc sống mà chỉ bác sĩ tâm lý mới biết xử lý và tháo nút vấn đề.
Liệu pháp sốc điện
Bệnh nhân trầm cảm nặng vừa yếu về thể chất và tinh thần khi mà chữa trị phương pháp khác không được thì dùng sốc điện. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng sốc điện để giúp bệnh nhân phục hồi.
Ngoài ra, người nhà chú ý đồng hành cùng bệnh nhân trong công cuộc chữa bệnh. Kết hợp với việc thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ chất đúng bữa. Nghỉ ngơi đủ, không phá sức khỏe, không thức quá khuya hay để nhiều áp lực dồn nén lại. Thường xuyên tham gia tập thể dục thể thao lành mạnh.

Qua bài viết trên đây bạn đã giải đáp được thắc mắc bệnh trầm cảm là gì rồi nhé. Mong rằng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn biết thêm được trầm cảm là gì, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị chứng bệnh hiện đại này.
Tu khoa
bệnh trầm cảm nặng
nguyên nhân trầm cảm
bệnh trầm cảm wiki
test trầm cảm
dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
dấu hiệu bệnh trầm cảm và cách điều trị
bệnh trầm cảm có chữa khỏi không
bệnh trầm cảm ở nam giới
trầm cảm sau sinh là gì
trầm cảm lo âu là gì
trầm cảm là gì nguyên nhân
Đặc điểm của trầm cảm là gì