Trong y khoa, khối u được định nghĩa là một khối u tăng sinh, có thể lành tính hoặc ác tính. Vậy cụ thể khối u là gì? U lành tính là gì? U ác tính là gì? Cách nhận biết khối u như nào? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị khối u?… Để giải đáp được những băn khoăn trên, hãy cùng tìm hiểu bài viết của DINHNGHIA.VN qua chủ đề u là gì cùng những nội dung liên quan.
Khái niệm u là gì?
Hiện nay, bệnh ung thư đang có chiều hướng gia tăng và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Thế nhưng, có một tỉ lệ rất lớn người dân không biết u là gì cũng như tầm soát sớm u. Vậy u là gì và khối u là gì?.
Khối u là thuật ngữ chỉ mô hoặc tổ chức tăng sinh không chịu sự kiểm soát của cơ thể. Các loại tế bào này có đặc điểm sinh sản một cách tự quản, do có khả năng tự tiết các yếu tố kích thích sự tăng trưởng của chúng mà không cần tuân theo bất kỳ một trình tự nào.
Các khối u phát triển không có giới hạn và thường sắp xếp tổ chức khác so với các tế bào bình thường. Hiện tượng này được gọi là sự biệt hoá của khối u. Những khối u nào có độ biệt hoá càng cao thì càng lành tính, những khối u kém biệt hoá, khác xa với những tế bào bình thường là những tế bào ác tính, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nhiều người thường nhầm lẫn khối u chính là ung thư. Tuy nhiên ung thư là tình trạng của u ác tính. Mà về mặt y khoa, khối u có thể lành tính hoặc ác tính. Các khối u thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, có thể là ở da nơi dễ nhận thấy hoặc những vị trí khó nhận biết bằng mắt thường như ổ bụng hay lồng ngực.
Cách phân loại khối u
Khi nhắc đến u là gì đa phần trong số chúng ta đều nghĩ ngay đến ung thư và mặc định u là ung thư. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Dựa vào đặc điểm sinh học của khối u thì nó được chia làm 2 loại là u lành tính và u ác tính. Vậy đặc điểm và sự khác nhau giữa hai loại khối u đó như nào?
Khối u lành tính là gì?
Đây là những tế bào có độ biệt hoá cao, vẫn giữ được cấu trúc và chức năng của các tế bào bình thường. U lành tính có một số đặc điểm sau:
- Phát triển: U lành tính phát triển chậm, một số trường hợp khối u to có thể gây chèn ép cơ quan bộ phận xung quanh.
- Đại thể: Khi quan sát đại thể khối u lành tính có thể thấy đây là những khối u có bề mặt nhẵn, có vỏ bọc, ranh giới rõ ràng, di động dễ, không hoại tử, không chảy máu.
- Vi thể: Khi xét nghiệm tế bào khối u lành tính sẽ thấy các tế bào có độ biệt hoá cao, cấu trúc bình thường, không có nhân quái nhân chia.
- Di căn: Những khối u lành không có tính chất di căn mà chỉ phát triển đến một mức nhất định. Điều trị khỏi hoàn toàn không để lại di chứng.
Khối u ác tính là gì?
- Phát triển: U ác tính tăng sinh nhanh không kiểm soát, xâm lấn vào các cơ quan bộ phận xung quanh.
- Đại thể: Khối u ác tính bề mặt thường xù xì, không có vỏ bọc, ranh giới không rõ ràng, không di động, hoại tử, chảy máu.
- Di căn: Tình trạng lan tràn của ung thư được gọi là di căn. Các khối u ác tính thường di căn sang các cơ quan bộ phận xung quanh theo nhiều đường khác nhau. Tùy từng khối u và giai đoạn phát hiện mà có thể điều trị khỏi hoặc không.
- Tình trạng: Các khối u ác tính sẽ trầm trọng hơn các khối u lành tính bởi chúng ảnh hưởng và đe dọa đến đời sống của người bệnh.
Nguyên nhân gây ra khối u
- Sự phát triển bất thường của mô.
- Các yếu tố nguy cơ di truyền.
- Ảnh hưởng bởi những chất độc hại từ môi trường.
Triệu chứng của tình trạng khối u
- Mệt mỏi, nhức đầu.
- Đau ở một vị trí nhất định, có thể sờ thấy u.
- Sự thay đổi hành vi và nhận thức.
- Rối loạn chức năng nội tiết…
Phương pháp điều trị khối u là gì?
Điều trị khối u cần xem xét đến mức độ của bệnh, vị trí khối u, loại khối u… để lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Với các khối u lành không ảnh hưởng đến người bệnh thì có thể được bỏ qua, nếu kích thước to thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phẫu thuật giảm kích thước khối u hoặc loại bỏ. Đối với các khối u ác tính (tiền ung thư) thì tùy theo tình trạng bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng liệu pháp miễn dịch, hóa trị liệu, xạ trị hoặc phẫu thuật.
Tổng hợp một số khái niệm về u là gì
U nang là gì?
Khi tìm hiểu u là gì, chúng ta rất hay bắt gặp khái niệm u nang. Vậy u nang là gì? U nang là một cấu trúc dạng túi chứa chất lỏng bên trong. Thành phần bên trong u nang ngoài chất lỏng có thể chứa mô, các thành phần của cơ thể như lông, tóc móng, chứa nội tiết tố, đặc biệt là u nang buồng trứng. U nang có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Những vị trí thường gặp u nang gồm u nang buồng trứng, u nang thận, u nang gan, u nang tụy…
U nang thường là những khối u lành tính, tiến triển chậm, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên có một tỷ lệ rất nhỏ u nang tiến triển thành u ác tính.
Việc điều trị u nang chỉ được đặt ra khi khối u to, gây chèn ép vào cơ quan bộ phận xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh hoặc khi khối u tiến triển thành ác tính.
U nhú là gì?
U nhú là một loại u lành tính do tăng sinh các tế bào thuộc biểu mô phủ tạo thành các cột nhú với nhiều hình dạng khác nhau. Các nhú có thể sắp xếp sát nhau tạo thành hình mào gà hoặc đứng rời rạc như ngón tay. U nhú thường gặp ở da, vùng họng, bàng quang, đường sinh dục. Một số loại u nhú thường gặp như u nhú thực quản, u nhú sinh dục…
U xơ là gì?
U xơ hình thành do sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào sợi. U xơ thường gặp nhất ở tử cung, nguyên nhân chưa rõ ràng, thường gặp ở phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. U xơ tử cung lành tính, chỉ khoảng 1% tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên,với những u xơ to, u xơ dưới niêm mạc có thể gây rong kinh rong huyết, sảy thai, đẻ non và là nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ.
Điều trị u xơ tử cung phụ thuộc vào tuổi, nhu cầu sinh đẻ, tình trạng thai nghén, vị trí, kích thước của khối u và những biến chứng do u xơ tử cung gây ra.
U mỡ là gì?
U mỡ là một loại u cũng thường gặp khi tìm hiểu các thông tin về u là gì, đặc biệt là độ tuổi trung niên từ 40-60 tuổi. U mỡ là khối u lành tính, do chất béo tích tụ tạo thành một lớp mỡ dưới da, giữa da và cơ. U mỡ thường xuất hiện ở lưng, ngực, bụng, cổ, mặt, gáy… U mỡ thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh trừ một số trường hợp khối u chèn ép vào dây thần kinh hoặc mạch máu gây đau cho bệnh nhân.
U sùi là gì?
U sùi cũng là một loại u được nhắc đến nhiều trong các tài liệu liên quan đến u là gì.U sùi cũng giống như u nhú, đây là những tế bào biểu mô phủ phát triển quá sản tạo thành thành những nụ sùi. Tuy nhiên, khác với u nhú, u sùi có thể là u lành tính hoặc ác tính.
U sùi có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Một số vị trí hay gặp như mặt, niêm mạc miệng, u sùi sinh dục, hậu môn, trực tràng… Tại vị trí u sùi thường gây hiện tượng viêm nhiễm, chảy máu, loét, hoại tử gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân.
U quái là gì?
U quái là những khối u phát triển từ tế bào mầm, tăng sinh không theo sự kiểm soát của cơ thể. U quái gồm 2 loại:
- U quái trưởng thành: Là những khối u phát triển và biệt hoá hoàn toàn. Những khối u này thường có tỷ lệ ung thư hoá thấp.
- U quái không trưởng thành: U quái không trưởng thành thường các tế bào không biệt hoá hoặc biệt hoá kém, nguy cơ ung thư cao.
Khác với những u nang, thành phần bên trong của u quái không phải chất dịch mà bao gồm các phần, tổ chức của cơ thể như da, lông, tóc, móng… Việc điều trị u quái là hết sức cần thiết để hạn chế tỷ lệ ung thư hoá và phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu.
U nhầy là gì?
Trong tài liệu về u là gì, u nhầy còn biết đến với tên gọi u nang nhầy, là những túi nhỏ bên trong chứa đầy chất nhầy. Những túi này thường phát triển ở khoang miệng hoặc các khoang ngoài miệng như cạnh các khớp nhỏ, móng tay, móng chân.
U nhầy là khối u lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nguyên nhân gây u nhầy thường do chấn thương, viêm nhiễm, hoặc do bít tắc các ống tuyến. Việc điều trị u nhầy không cần thiết, trừ khi nó quá lớn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt của bệnh nhân hoặc gây nhiễm trùng, hoại tử.
U bì là gì?
Một trong những loại u thường được nhắc đến trong tài liệu u là gì đó là u bì. Đây là khối u lành tính, phát triển từ tế bào mầm và có tên gọi khác là u quái. Thành phần bên trong u bì bao gồm chất lỏng, da, lông, tóc, móng…
U gai là gì?
U gai hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào gai là là loại u hình thành do sự tăng sinh quá mức của các tế bào biểu mô gai, thường gặp ở da, niêm mạc miệng, lưỡi, thanh quản, cổ tử cung, buồng trứng, bàng quang…
U gai thường xuất hiện ở những vị trí bị tổn thương mạn tính như sứt môi, cọ xát hoặc bỏng nhiều lần. Do là khối u ác tính nên ung thư tế bào gai có tính chất di căn như đã nhắc trong phần định nghĩa u là gì. Ngoài khả năng di căn theo đường bạch huyết, u gai còn di căn theo đường lân cận sang các cơ quan, bộ phận xung quanh. Có khoảng 10% số bệnh nhân bị u gai di căn theo đường bạch huyết đến phổi và xương gây ung thư xương và ung thư phổi.
U lympho là gì?
Ngoài những loại u trên thường được nhắc đến trong tài liệu u là gì, u lympho cũng rất thường gặp. U lympho hay còn được gọi là ung thư hạch là một loại ung thư có tỉ lệ ngày càng cao. Các triệu chứng u lympho thường không đặc hiệu, biểu hiện bằng các dấu hiệu như:
- Thiếu máu: Theo các thống kê nghiên cứu về u là gì cho thấy thiếu máu gặp ở 10-20% bệnh nhân mắc u lympho. Mức độ thiếu máu tùy từng giai đoạn bệnh. Ở những bệnh nhân mắc u lympho giai đoạn cuối, mức độ thiếu máu rõ ràng và đây là một trong những yếu tố góp phần chẩn đoán u lympho.
- Suy giảm miễn dịch: Suy giảm khả năng miễn dịch ở bệnh nhân u lympho thể hiện tình trạng nhiễm trùng rõ rệt, kéo dài, không đáp ứng với các thuốc điều trị.
- Sưng hạch: Đây là triệu chứng nổi bật ở bệnh nhân u lympho. Khởi phát bệnh thường âm thầm, các hạch không có hiện tượng sưng đau. Tuy nhiên, theo diễn biến của bệnh, hệ thống hạch ngoại vi có xu hướng to lên, đôi khi gây chèn ép các cơ quan, bộ phận lân cận.
- Phân loại: U lympho được chia làm 2 loại là U lympho hodgkin và u lympho không hodgkin
U lympho hodgkin là gì?
U lympho hodgkin hay còn được gọi là ung thư hạch, xuất phát từ sự tăng sinh quá mức dòng tế bào B. Các tế bào này tăng sinh một cách nhanh chóng, chèn ép các dòng tế bào khác và gây ra triệu chứng của bệnh u lympho như đã trình bày ở trên. Bệnh u lympho hodgkin thường gặp ở độ tuổi 15-30 và lớn hơn 50 tuổi và ở gặp ở nam nhiều hơn nữ. Điều trị u lympho hodgkin bằng phương pháp hoá trị và xạ trí cho thấy kết quả tốt và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.
U lympho không hodgkin là gì?
Khi tìm hiểu về u là gì, rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm về u lympho hodgkin và u lympho không hodgkin. U lympho không hodgkin là khối u có nguồn gốc từ tế bào bạch cầu dòng lympho. Đây là những tế bào có nguồn gốc từ hệ bạch huyết giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Chính vì nguyên nhân này mà u lympho không hodgkin có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể và lan rộng ra các tổ chức xung quanh.
U lympho không hodgkin thường gặp ở những bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch và tỉ lệ mặc ở nam thường cao hơn nữ. Cũng giống như điều trị u lympho hodgkin, điều trị bằng hóa chất và xạ trị là những phương pháp được áp dụng. Ngoài ra, điều trị u lympho không hodgkin có thể điều trị bằng phương pháp tế bào gốc cũng mang lại hiệu quả cao.
U vòm họng là gì?
U vòm cũng là một loại u thường xuyên được nhắc đến trong các tài liệu về u là gì. U vòm hay u vòm họng là khối u nằm ở phía sau vòm họng hay ngách hầu họng. U vòm họng gồm 2 loại là u vòm họng lành tính và ung thư vòm họng. Trong đó, ung thư vòm họng là khối u vòm họng được nhắc đến nhiều nhất.
Ung thư vòm họng thường xuất phát từ tế bào biểu mô vảy ở vòm họng gây tổn thương lớp biểu mô, gây tăng tiết làm cho bệnh nhân thường xuyên có triệu chứng chảy mũi. Bên cạnh đó, việc xuất hiện hạch vùng cổ cũng là một triệu chứng gợi ý chẩn đoán bệnh ung thư vòm. Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hoá trị.
U cơ là gì?
Bên cạnh câu hỏi u là gì thì u cơ là gì cũng là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. U cơ là từ khái quát chỉ các loại u thuộc tổ chức cơ trong cơ thể. Tuy nhiên, người ta thường phân chia các loại u cơ thành:
- U cơ vân: Trong số các loại u cơ vân thì sarcom cơ vân ở trẻ em chiếm tỷ lệ khá lớn. Sarcom cơ vân là khối u phát triển từ u trung mô bào thai nên có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dưới 6 tuổi và dậy thì và khả năng di căn cao, đặc biệt là di căn phổi. Việc chẩn đoán sarcom cơ vân trên lâm sàng rất khó khăn, cần phải làm các xét nghiệm cận lâm sàng như công thức máu, sinh hoá máu, nồng độ canxi huyết thanh, x quang phổi,cắt lớp vi tính, sinh thiết u,…để chẩn đoán xác định và phân biệt và với các bệnh lý khác.
- U cơ trơn: U cơ trơn là loại u thường gặp nhất trong các tổn thương dưới niêm mạc và thường là lành tính. U cơ trơn gặp nhiều nhất ở độ tuổi 20-50 tuổi, tỷ lệ mắc của nam và nữ là như nhau và thường phát hiện tình cờ, không có triệu chứng đặc hiệu.
U hạch là gì?
Như trong phần định nghĩa u là gì chúng ta đã biết bất kỳ khối u nào cũng được chia thành 2 loại: u lành tính và u ác tính.
U hạch ác tính
U hạch ác tính hay còn gọi là ung thư hạch chính là u lympho hodgkin và u lympho không hodgkin đã trình bày ở phần trên.
U hạch lành tính
Thường là những khối u có kích thước nhỏ hơn 1cm, xuất hiện ở 1 vùng của cơ thể với tính chất mềm, ranh giới rõ, di động dễ, không đau, không hoại tử, chảy mủ, chảy dịch…Tổ chức u hạch thường tiến triển chậm, không tăng thêm cả về kích thước lẫn số lượng.
U lao là gì?
U lao là những khối u bã đậu hình thành do vi khuẩn lao gây nên. Vi khuẩn lao lây bệnh qua đường hô hấp và phát tán ra môi trường xung quanh dưới dạng các hạt nước bọt nhỏ li ti. Bình thường khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể nhưng không đủ khả năng gây bệnh. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do nhiễm vi rút, vi khuẩn, HIV, mắc các bệnh lý mạn tính, bệnh lý ác tính, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú… Ở giai đoạn đầu khi vi khuẩn lao mới xâm nhập vào cơ thể, bệnh nhân sẽ không có biểu hiện trên lâm sàng. Giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có các biểu hiện:
- Chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân không rõ nguyên nhân.
- Sốt nhẹ, sốt về chiều, nhiệt độ cơ thể dao động trong ngày.
- Ra mồ hôi trộm cả khi nghỉ ngơi và mùa lạnh.
- Ho kéo dài là triệu chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân bệnh lao.
- Khạc đờm trắng hoặc đờm hồng, đỏ. Một số trường hợp bệnh nhân có thể khác máu đỏ tươi, số lượng nhiều gây mất máu cấp.
- Đau ngực bên tổn thương.
- Xquang: Hình ảnh điển hình của u lao là một khối đậm độ không đều, có hình rãnh là nhánh phế quản có hình chùy hoặc hình hang điển hình ở đỉnh phổi 1 hoặc 2 bên.
- Xét nghiệm đờm: AFB (+), cấy vi khuẩn có vi khuẩn lao trong đờm..
Điều trị u lao cần tuân thủ nguyên tắc đúng liều, đúng chỉ định, vào một thời điểm nhất định trong ngày, đúng phác đồ để đạt hiệu quả cao nhất cũng như hạn chế nguy cơ kháng thuốc và khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.
U tuyến yên là gì?
Một trong những loại u nguy hiểm được nhắc đến nhiều trong các tài liệu liên quan đến u là gì đó là u tuyến yên. Tuyến yên là một tuyến đóng vai trò quan trọng, điều hoà các hoạt động nội tiết tố của cơ thể. Tuyến yên có vai trò bài tiết nhiều loại hormon như prolactin, ACTH, nội tiết tố GH,… Mặc dù là u lành tính nhưng u tuyến yên gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.
Một số rối loạn do u tuyến yên:
- Tăng tiết prolactin: Với những phụ nữ mắc u tuyến yên thường có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vô kinh, tiết sữa bất thường…
- Tăng tiết GH: Hormone GH là hormon tăng trưởng có vai trò thúc đẩy chuyển hóa, phát triển cơ thể, đặc biệt là ở hệ xương. Với những bệnh nhân có u tuyến yên, xương phát triển quá mức gây tình trạng tổ đầu chi, trán dô, cằm rộng, da thô ráp, môi khô, bàn chân, bàn tay biến dạng làm bệnh nhân có khuôn mặt biến dạng rất dễ nhận biết.
- Tăng tiết ACTH: Khi nhắc đến u là gì chắc chắn không thể không nhắc đến u tuyến yên và bệnh Cushing. Với những bệnh nhân mắc bệnh u tuyến yên 100% biểu hiện bệnh Cushing với các triệu chứng rối loạn phân bố mỡ mặt tròn như mặt trăng, chân tay teo nhỏ, rạn da, rối loạn sắc tố gây sạm da…
- Các biểu hiện khác: Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân mắc bệnh u tuyến yên còn có biểu hiện chèn ép các dây thần kinh sọ như giảm thị lực, mất thị lực, tăng áp lực nội sọ gây đau đầu, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc ỉa lỏng…
U máu là gì?
Bên cạnh khái niệm u là gì thì u máu là gì cũng được rất nhiều người quan tâm. U máu là khó u lành tính gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. U máu hình thành do sự tăng sinh quá mức của các mạch máu trong cơ thể. Tùy các vị trí mà biểu hiện của u máu trên lâm sàng là khác nhau.
- Trên da: U máu dưới da là loại u máu thường gặp nhất dưới dạng các chấm, nốt, mảng đỏ sáng trên da. Các vết đỏ này bằng phẳng, không ngứa, không đau, không có hình dạng điển hình. Diễn biến u máu trên da thay đổi từ đỏ, xám, mềm và phẳng.
- Trong tạng: U máu tạng thường gặp nhất là u máu trong gan, ngoài ra có thể gặp ở những vị trí khác như lách, thận, đường tiêu hoá…
Hầu hết u máu không cần điều trị và cần cân nhắc tùy từng trường hợp cụ thể. Phương pháp điều trị chung cho u máu gồm:
- Thuốc bôi ngoài da: Chẹn beta giao cảm, corticoid,…
- Toàn thân: Tiêm hoặc uống corticoid, chẹn beta giao cảm.
- Laser hoặc phẫu thuật tùy từng trường hợp cụ thể.
U gan là gì?
Giống với tất cả khối u trong cơ thể đã được trình bày trong định nghĩa u là gì, u gan gồm u gan lành tính và u gan ác tính.
U gan lành tính
U gan lành tính thường là u máu gan hoặc u nang gan hoặc u tuyến. U gan lành tính rất ít biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng mà thường được phát hiện qua siêu âm. U gan lành tính tiến triển chậm, ít gây nguy hiểm cho bệnh nhân chính vì thế u gan lành tính chỉ được điều trị khi khối u trong gan bị vỡ hoặc chảy máu trong u.
U máu gan là gì?
U máu gan là một trong những loại u gan lành tính gặp nhiều nhất. U máu gan xuất hiện do sự tăng sinh mạch máu trong gan hoặc trên bề mặt gan. U máu gan thường ít gây triệu chứng trên lâm sàng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, vàng da, gầy sút cân, đau đầu, đau tức vùng gan…
U máu gan thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Một số trường hợp u máu gan to gây chèn ép mạch máu và các thành phần trong gan, gây ảnh hưởng đến chức năng gan hoặc u máu gan vỡ gây chảy máu trong ổ bụng. Việc điều trị u máu trong gan không giống với điều trị các loại u máu khác. Nguyên tắc điều trị cơ bản của u máu gan đó là làm tắc mạch máu nuôi u bằng phương pháp thuyên tắc mạch hoặc xạ trị…
U gan ác tính
U gan ác tính hay còn gọi là ung thư gan là một trong những loại ung thư được nhắc đến nhiều nhất trong các tài liệu về u là gì. U gan ác tính (ung thư gan nguyên phát) được gây nên bởi virus viêm gan B, C và những người nghiện rượu dẫn đến xơ gan. Các nguyên nhân còn lại là do bẩm sinh dạng fibrolamellar chỉ chiếm 10% dẫn đến u gan ác tính.
Giai đoạn đầu bệnh nhân hầu hết không có triệu chứng. Giai đoạn cuối bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, gầy sút cân, vàng da rõ, đau tức nhiều vùng hạ sườn phải… Chính vì thế, ung thư gan thường phát hiện muộn khi bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối. Việc siêu âm, chụp CT scanner, xét nghiệm máu, xét nghiệm Alpha Fetoprotein trong máu hay các xét nghiệm khác liên quan có thể chuẩn đoán được căn bệnh này, đặc biệt là việc làm sinh thiết khối u. Điều trị ung thư gan tùy thuộc vào giai đoạn, thường phối hợp cả 3 phương pháp phẫu thuật, hoá trị và xạ trị.
U phổi là gì?
Ngoài những loại u thường gặp như u gan, u dạ dày…thì u phổi cũng là một loại u được nhắc đến nhiều trong tài liệu về u là gì. Cũng giống như tất cả các loại u khác đã trình bày trong phần định nghĩa u là gì, u phổi gồm 2 loại là u phổi lành tính và u phổi ác tính. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu về u phổi ác tính.
U phổi ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bản chất của ung thư phổi là sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào nhu mô phổi hình thành những khối u phổi. Qua rất nhiều nghiên cứu về u là gì nói chung về u phổi là gì nói riêng thì nguyên nhân gây ung thư phổi chưa được xác định rõ ràng.
Yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi
- Hút thuốc lá.
- Nghề nghiệp.
- Tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại.
- Môi trường ô nhiễm.
- Bệnh lý tại phổi khác.
Các triệu chứng ung thư phổi
- Hội chứng Pancoast- Tobias.
- Hội chứng Pierre- Marie.
- Hội chứng tăng tiết ADH.
- Hội chứng canxi.
- Hội chứng Claude Bernard- Horner.
- Hội chứng cường chức năng vỏ thượng thận.
- Xquang lồng ngực: Hình ảnh khối đậm độ đều, ranh giới không rõ ràng, bờ nham nhở.
- Cắt lớp vi tính: Có giá trị chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi.
- Soi phế quản, soi trung thất, giải phẫu bệnh.
Điều trị ung thư phổi cần kết hợp cả 3 phương pháp xạ trị, hoá trị và phẫu thuật. Ngoài ra có thể điều trị ung thư phổi bằng phương pháp miễn dịch.
U bàng quang là gì?
Khi nhắc đến u là gì chúng ta không thể không nhắc đến u bàng quang. Đây là loại u thường gặp nhất ở hệ tiết niệu sinh dục và đứng thứ 2 trong các loại u tiết niệu sinh dục gặp ở nam giới.
Triệu chứng của u bàng quang thường nghèo nàn, không rõ ràng. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như đau tức vùng hạ vị, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, đi tiểu đêm nhiều lần, đau vùng hông lưng. Ở giai đoạn cuối khi khối u to chèn ép trực tràng gây táo bón hoặc đau xương cùng cụt do khối u di căn.
U bàng quang tiến triển chậm, hay tái phát và khoảng 10% bệnh nhân chuyển từ u lành tính thành ác tính và gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Khi chuyển thành ác tính, các tế bào ung thư phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, nhanh chóng lan rộng ra hết toàn bộ bàng quang, xâm lấn vào các tạng lân cận và theo đường máu, đường bạch huyết đến di căn ở xương, gan, phổi… Chính vì thể, để làm chậm tiến triển của u bàng quang cần hạn chế các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây bệnh và kết hợp các phương pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
U tủy sống là gì?
U tủy sống là loại u thường được nhắc đến nhiều nhất trong các tài liệu liên quan đến u là gì bởi mức độ nguy hiểm của nó. U tủy sống là u bên trong ống sống, có thể nguyên phát hoặc thứ phát do các khối u khác di căn đến. Triệu chứng của u tủy sống tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u. Đối với những khối u to và ở đoạn đốt sống cổ gây tê, yếu, liệt tứ chi. Những khối u đoạn cột sống thắt lưng có thể gây đại tiểu tiện không tự chủ.
Việc chẩn đoán u tủy sống cần:
- Hỏi tiền sử, bệnh sử kĩ càng, quan sát dáng đi, triệu chứng yếu liệt của bệnh nhân để định hướng chẩn đoán vị trí khối u.
- Chụp cắt lớp vi tính toàn bộ cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ.
- Sinh thiết khối u.
Điều trị u tủy sống cần phụ thuộc và kích thước, vị trí và kết quả sinh thiết khối u để lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Các phương pháp điều trị thường áp dụng gồm:
- Điều trị ngắn hạn bằng corticoid.
- Phẫu thuật.
- Xạ trị.
- Hoá trị.
U thanh quản là gì?
Theo các thống kê nghiên cứu về u là gì cho thấy có u nhú thanh quản (u thanh quản lành tính) và ung thư thanh quản là 2 bệnh về u thanh quản hay gặp nhất.
U nhú thực quản là gì?
U nhú thực quản hay còn gọi là u thanh quản lành tính là một trong những loại u nhú thường gặp nhất. U nhú là một khối u lành tính do sự tăng sinh quá mức của biểu mô phủ thực quản và có thể gặp ở bất kỳ người nào.
Triệu chứng u nhú thực quản thường không rõ ràng, hoặc đôi khi biểu hiện bằng nóng rát thực quản. U nhú thực quản thường được phát hiện qua nội soi thực quản hoặc chụp cắt lớp vi tính vùng hầu họng. Điều trị u nhú thực quản bằng thuốc tiêu khối u hoặc phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u.
Ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là loại u thanh quản ác tính, phát triển từ biểu mô thanh quản. Các tế bào ung thư tăng sinh không kiểm soát, to lên và gây ảnh hưởng đến chức năng của thanh quản, gây ra các triệu chứng như:
- Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói.
- Ho, khạc đờm kéo dài.
- Khó thở.
- Nổi hạch ở cổ.
- Mệt mỏi, gầy sút cân.
Nguyên nhân gây ung thư thanh quản chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư thanh quản như:
- Trên 50 tuổi.
- Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư thanh quản nhiều hơn nữ giới.
- Gia đình có người mắc ung thư thanh quản.
- Hút thuốc lá, thuốc lào.
- Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.
- Tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại.
Điều trị ung thư thực quản cũng giống như các loại ung thư khác có 3 phương pháp điều trị chủ yếu gồm:
- Phẫu thuật loại bỏ khối u.
- Xạ trị.
- Hoá trị.
U hạ vị là gì?
U hạ vị là từ chỉ chung những khối u vùng hạ vị bao gồm u bàng quang, ứ buồng trứng, u vòi trứng, u tử cung, u trực tràng… Tùy theo từng loại u mà u hạ vị có những biểu hiện triệu chứng riêng. Tuy nhiên, các khối u hạ vị đều có đặc điểm chung đó là đau vùng hạ vị và chèn ép các cơ quan bộ phận xung quanh.
DINHNGHIA.VN đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về chủ đề u là gì và các loại u thường gặp trong cơ thể. Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ bản chất u là gì cùng những nội dung liên quan. Để biết thêm các kiến thức về u là gì, đừng quên để lại câu hỏi bên dưới để cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu thêm nhé! Chúc bạn sức khỏe!