Tình mẫu tử xưa nay luôn là thứ tình cảm cao đẹp, đây cũng là chủ đề không bao giờ vơi cạn trong dòng chảy nghệ thuật. Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go ta sẽ thấy được tình mẹ con thiêng liêng như nào, đồng thời cùng thấy được tâm tư và những lời nhắn nhủ sâu xa của tác giả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN soạn bài, tìm hiểu, cảm nhận và phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go nhé.

Giới thiệu tác giả Ta-go và bài thơ Mây và sóng

Trước khi đi vào cảm nhận và phân tích bài thơ Mây và sóng, chúng ta cần nắm được các ý chính về tác giả cũng như tác phẩm, cụ thể như sau:

Đôi nét về nhà thơ Ta-go

  • R. Ta-go (Rabindranath Tagore) được biết đến là nhà thơ nổi tiếng tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại của thế kỷ XX ở Ấn Độ
  • Nhà thơ sinh ra ở Ấn Độ năm 1861 và mất năm 1941 tại Can-cút-ta, thuộc bang Ben-gan, trong một gia đình quý tộc. Thơ ông tượng trưng cho cái hồn của đất nước này.
  • Những tác phẩm của Ta-go mang đến những xúc cảm mãnh liệt, thiết tha và sâu lắng bởi những chiêm nghiệm được đút kết qua chính cuộc đời của ông. Ông được biết đến với rất nhiều tác phẩm tiêu biểu. Khi phân tích bài thơ Mây và sóng ta sẽ thấy đây là một tác phẩm điển hình cho hồn thơ của ông.
  • Với sức sáng tạo phi thường của mình, Ta-go đã để lại cho đời một kho tàng đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau. Những tư tưởng trong tác phẩm của ông có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại.

Giới thiệu bài thơ Mây và sóng

  • Phân tích bài thơ Mây và sóng cũng như khi tìm hiểu về tác phẩm này, ta thấy nó được in trong tập Thơ non – Đây được xem như một kiệt tác điển hình cho những bài ca về tình yêu thương gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng cao quý cũng như hạnh phúc và ước mơ tự do của con người.
  • Mây và sóng được Ta-go tạo nên giống như một khúc ca, một bài hát nhẹ nhàng với giọng điệu du dương da diết và sâu lắng. Từ đó, tình cảm mẹ con được thể hiện một cách rất tự nhiên và ngọt ngào.
cảm nhận và phân tích bài thơ mây và sóng
Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go

Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go

Tác phẩm chính là những lời kể chân thành và tự nhiên của em nhỏ với người mẹ của mình qua những cuộc đối thoại tưởng tượng của em với các nhân vật sống trên mây và dưới nước. Khi phân tích bài thơ Mây và sóng ta nhận thấy rằng, dù người mẹ không xuất hiện, không trực tiếp đối thoại nhưng ở đây đối tượng để bày tỏ tình cảm của em bé chính là mẹ.

Khung cảnh 1: Mây rủ bé đi chơi xa

Mở đầu bài thơ là những tưởng tượng của em bé về hình ảnh mây. Em bé đã từ chối lời rủ của mây để ở nhà và bày trò chơi cùng mẹ. Em cũng từ chối những rủ rê của sóng để ở nhà chơi cùng mẹ.

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”

Qua biện pháp nhân hóa khiến mây và sóng trở nên có linh hồn đồng thời cũng thể hiện tư tưởng của tác giả: đó là sự gắn bó và hòa hợp của hai mẹ con với thiện nhiên và đất trời. Phân tích bài thơ Mây và sóng cũng chính là cảm nhận về những tưởng tưởng của em bé cũng như về tình mẫu tử thiêng liêng.

Tiếp theo là hai cảnh cũng chính là hai lời thoại. Những tưởng tượng phong phú và xúc cảm dâng trào trong lòng đứa trẻ ấy, lần sau cứ cao hơn lần trước. Sự thử thách tình cảm vượt qua bao nhiêu khó khăn trong trí tưởng tượng của em bé đã thể hiện tình mẫu tử trọn vẹn giữa hai mẹ con. Như vậy, phân tích bài thơ Mây và sóng sẽ cho chúng ta thấy được điều này.

Giọng thơ nhẹ nhàng, truyền cảm, ý thơ dạt dào cảm xúc, tứ thơ dung dị và đơn giản nhưng hình ảnh thơ lại rất đa dạng và phong phú. Phân tích bài thơ Mây và sóng, chúng ta cùng theo dõi cuộc trò chuyện này:

“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con

Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”…..

Cậu bé nhỏ tâm tình thủ thỉ cùng mẹ rồi để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Những hình dung sáng tạo như tưởng tượng trên mây có người gọi, rủ cậu bé với những trò chơi thú vị với trăng bạc và bình minh vàng… Sự reo vui thích thú của chú bé thể hiện những ước mơ của tuổi thơ thật đẹp biết bao. Phân tích bài thơ Mây và sóng còn cho thấy chú bé lưỡng lự khi có mẹ đang đợi ở nhà. Để rồi tự khước từ những lời mời mọc ngọt ngào ấy để trở về chơi cùng mẹ, bởi vắng mình mẹ sẽ buồn biết bao.

Khung cảnh 2: Sóng rủ bé đi chơi

Phân tích bài thơ Mây và sóng trong khung cảnh tiếp theo này, ta thấy chú bé hồn nhiên kể tiếp:

“Trong sóng có người gọi con

Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn

Bọn tớ ngao du từ nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào…”

Cuộc rủ rê này thiệt thú vị và thích thú biết bao. Chú bé tưởng tượng và vui mừng với những tưởng tượng ấy. Tuy vậy, những lời dặn dò của mẹ trong tưởng tượng khiến chú bé lưỡng lự “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà…” Và chú bé nghĩa đến một trò chơi khác để thay thế. Em sẽ là sóng còn mẹ sẽ là mây – Một trò chơi giàu trí tưởng tượng và đầy sự sáng tạo.

Phân tích bài thơ Mây và sóng qua khung cảnh thứ 2 này, ta thấy chú bé ấy vô cùng yêu thương mẹ của mình. Tình yêu ấy thật thắm thiết và nồng nàn.

Câu cuối bài thơ là lời khẳng định sự tồn tại của mẹ sẽ còn ở khắp mọi nơi.Với những rủ rê nhất thời ấy, cuối cùng, chú bé đã có thể chối từ để một mực nghĩ về mẹ, với trí tưởng tượng các trò chơi có sự tham gia của mẹ.

Người đọc có thể nhận ra một cách dễ dàng khi phân tích bài thơ Mây và sóng, đó là hai hình ảnh tượng trưng dẫu được miêu tả chân thực và sinh động. Những trò chơi trên mây trong sóng ấy, phải chăng biểu trưng cho những cám dỗ quyến rũ của cuộc đời này?. Bãi biển trong tác phẩm là hình ảnh tượng trưng cho lòng mẹ, bao la, rộng lớn và cũng đầy ấm áp.

Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Phân tích bài thơ Mây và sóng không những mang nội dung sâu sắc về tình mẫu tử mà còn mang nhiều nét nghệ thuật đặc sắc. Ngay khi tiếp xúc bài thơ, chúng ta nhận thấy đây là tác phẩm của trí tưởng tượng những vẫn tin vào những trò chơi mây sóng ấy.

Bài thơ có giá trị nghệ thuật lớn lao bởi Ta-go đã sử dụng nhiều hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp đồng thời cũng thổi hồn vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Ngoài ra, trong tác phẩm ta cũng thấy cách sử dụng biện pháp so sánh tài tình, những liên tưởng và tưởng tượng đầy thú vị.

Có thể nói, hai hình tượng mây và sóng đã chắp cánh cho những tưởng tượng tuổi thơ. Đồng thời, khi phân tích bài thơ Mây và sóng, ta cũng nhận thấy rằng, nhà thơ Ta-go đã khéo léo nhắc nhở chúng ta rằng hạnh phúc không phải nơi xa xôi, không phải khó kiếm tìm mà nó ở ngay trước mặt, hiện hữu chân thực như chính tình mẫu tử sâu nặng.

Tác phẩm Mây và sóng đã cho thấy tình cảm yêu mến thiên nhiên tha thiết, những ước mơ trong trí tưởng tượng của tuổi thơ và đặc biệt là tình cảm mẹ con ấm áp và chứa chan hạnh phúc. Nhà thơ Ta-go cũng nhắc nhở chúng ta, cuộc sống vốn có nhiều cám dỗ những cần làm chủ bản thân. Hy vọng bài viết về chủ đề “cảm nhận và phân tích bài thơ Mây và sóng” đã giúp bạn thấy được tình mẫu tử thiêng liêng cũng như có được những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn học tốt!

Tu khoa

ý nghĩa của bài thơ mây và sóng

nghị luận bài thơ mây và sóng

giáo án mây và sóng

soạn bài mây và sóng của ta-go

hàm ý trong mây và sóng

ý nghĩa triết lí của bài thơ mây và sóng

nội dung mây và sóng

cảm nhận của em về bài thơ mây và sóng của tago

tình mẫu tử thiêng liêng qua bài mây và sóng

qua bài thơ mây và sóng phát biểu cảm nghĩ về tình mẫu tử

mạch cảm xúc bài mây và sóng

đọc hiểu văn bản mây và sóng

phân tích bài thơ mây và sóng của ta-go

Rate this post
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *