Lời đề: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, chúng ta dường như không thể quên về những năm tháng hào hùng mà đầy khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Để có được đất nước hòa bình và tươi đẹp như hôm nay, biết bao người anh hùng đã ngã xuống. Văn học đã có biết bao áng văn lời thơ hay viết về đề tài chống Mỹ cứu nước ra đời và in sâu trong tâm trí bạn đọc. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một ví dụ điển hình. Cùng DINHNGHIA.VN cảm nhận và phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm trên qua bài viết dưới đây!

Được mệnh danh là nhà văn của người dân Nam Bộ, Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu cho nền văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Những tác phẩm của ông phản ánh chân thực đầy sinh động về cuộc sống của con người nơi đây dưới sự đàn áp dã man của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, qua đó làm nổi bật lên tính cách và phẩm chất của những con người miền Nam. Những tác phẩm của Nguyễn Thi thường đi sâu trong việc khai thác chủ nghĩa anh hùng yêu nước, là những người anh hùng được tạc lên bởi mọi lứa tuổi. Hình ảnh Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình rất nổi bật cho các sáng tác của ông trong thời kỳ này. Cùng phân tích nhân vật Việt qua những phẩm chất cụ thể.

Giới thiệu tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Trước khi cảm nhận cũng như phân tích nhân vật Việt, chúng ta cần nắm được những nét cơ bản về tác phẩm này. Những đứa con trong gia đình được coi là một trong những thiên truyện xuất sắc của nhà văn, ra đời vào tháng 2 năm 1966. Lúc này, Nguyễn Thi đang công tác tại tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng”.

Những đứa con trong gia đình ngợi ca lòng yêu nước mãnh liệt, lòng căm thù giặc sâu sắc cũng như sự thủy chung với cách mạng của những người nhân dân Nam bộ thời kỳ lúc bấy giờ. Những nhân vật trong truyện được Nguyễn Thi khắc họa một cách sống động đầy chân thực, vừa mang những nét tính cách riêng độc đáo lại vừa có những nét chung thống nhất. Điển hình khi phân tích nhân vật Việt ta sẽ thấy rất rõ điều này.

phân tích nhân vật việt và hình ảnh tác giả nguyễn thi

Phân tích nhân vật Việt qua những nét tóm tắt chung

Việt là nhân vật ám ảnh và ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí bạn đọc khi tiếp xúc với tác phẩm Những đứa con trong gia đình. Ở anh hội tụ những nét tính cách và phẩm chất cao đẹp cũng như vẻ đẹp tâm hồn đáng quý. Khi phân tích nhân vật Việt, ta thấy rằng anh vốn là chiến sĩ giải phóng quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng.  Trong Việt là mối thù sâu nặng với quân Mỹ – Ngụy, ông nội và bố của Việt đều bị giặc giết hại. Còn mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con lại vừa đương đầu với lũ giặc, rồi cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Những người trụ cột trong gia đình cứ thế mà đi, trong nhà chỉ còn lại Việt, chị Chiến, chú Năm, thằng em út và người chị nuôi lấy chồng nơi xa.

Sớm nhận ra hoàn cảnh của mình, Việt và Chiến nhanh chóng tham gia cách mạng. Vì nhỏ tuổi nên Việt thường được gọi là cậu Tư. Khi phân tích nhân vật Việt, ta thấy ở anh là một con người hòa đồng với tính tình sôi nổi, anh gắn bó như ruột thịt với đơn vị của mình, đặc biệt là tiểu đội trưởng Tánh. Sự nhiệt huyết, nhiệt thành, tinh thần chiến đấu quả cảm, bền bỉ là những nét nổi bật mà khi phân tích nhân vật Việt chúng ta đều thấy rõ. Anh quyết tiêu diệt địch, quyết lập chiến công như chị Chiến để trả thù cho gia đình.

Phân tích nhân vật Việt, ta thấy anh hiện lên với nhiều nét tính cách đáng mến. Nhà văn kể lại trong hoàn cảnh đặc biệt khi Việt đang chiến đấu cam go ác liệt trong rừng cao su. Việt đã hạ được một chiếc xe bọc thép của địch nhưng lại bị lạc đồng đội và bị thương nặng. Phân tích nhân vật Việt là quá trình theo từng lời kể của nhà văn. Trong hoàn cảnh khốc liệt ấy, Việt đã ngất đi nhiều lần, và mỗi lần ngất đi rồi tỉnh lại ấy, bao nhiêu kỉ niệm và hồi ức lại ùa về.

Phân tích nhân vật Việt qua tính cách hồn nhiên và thú vị

Phân tích nhân vật Việt ta thấy rằng, anh vốn là một chiến sỹ trẻ nhưng vẫn giữ những nét hồn nhiên đặc trưng của chàng trai tuổi mới lớn. Anh luôn giữ trong mình một chiếc ná thun gắn liền với những kỉ niệm hồi nhỏ đi bắn chim. Và trong thời điểm hiện tại, khi nắm chắc tay súng, khi mà bá súng còn thơm gỗ thì cái ná thun kia vẫn nằm gọn trong túi áo.

Trong quá trình phân tích nhân vật Việt, ta thấy tính cách anh dần hiện lên thật cụ thể. Dù đang bị thương nặng đến đêm thứ hai, khi bóng đêm lạnh lẽo và vắng lặng, Việt không sợ chết mà lại sợ bóng ma và bóng đêm. Chỉ qua đôi chi tiết đơn sơ này cũng đủ cho thấy tính cách trẻ con, đầy vô tư và ngây thơ có phần nghịch ngợm của Việt.

Phân tích nhân vật Việt, ta thấy những nét tính cách này còn được bộc lộ chi tiết trong dòng kí ức của anh. Đó là việc anh luôn giành với chị Chiến chuyện bắn tàu giặc Mỹ trên sông Định Thủy, cho đến kỉ niệm việc tranh công bắt ếch với chị. Rồi khi lúc chị Chiến không cho Việt tham gia bộ đội, anh đã có những hành động như “đá trái dừa rụng xuống mương cái đùng”. Rồi những câu chuyện trong hồi tưởng như “con ma cụt đầu” ngồi trên cây xoài khiến Việt sợ lạnh gáy. Tất cả khi phân tích nhân vật Việt qua những chi tiết này đều cho thấy Việt rất yêu thương chị Chiến, nhưng lại hay tranh giành với chị bởi tính cách hồn nhiên và trẻ con của mình.

Tính cách trẻ con ấy còn bộc lộ rõ nét trong đêm chuẩn bị xa nhà đi bộ đội. Khi chị Chiến phải lo toan và sắp xếp mọi việc thì Việt nghịch ngợm chụp con đom đóm rồi ngủ quên lúc nào không hay. Việt yêu thương chị còn thể hiện qua cái cách anh giấy chị như giấu của riêng vì sợ mất chị khi mà bị anh Tánh và đồng đội chọc.

Phân tích nhân vật Việt, ta còn thấy tính cách thú vị và hồn nhiên này còn bộc lộ qua chi tiết lúc nằm lại tại chiến trường anh tỏ ra không hề lo lắng hay sợ mãi mà ngược lại rất kiên cường. Thế nhưng “khóc đó rồi lại cười đó” ngay khi anh gặp lại đồng đội. Phân tích nhân vật Việt, ta thấy ở anh mang tính cách rất đỗi chân thực đời thường, trẻ con, vô tư, thú vị, đáng yêu và vô cùng dễ mến.

phân tích nhân vật việt qua tác phẩm những đứa con trong gia đình

Tình yêu gia đình sâu đậm là nét tính cách nổi bật của Việt

Phân tích nhân vật Việt, người đọc không chỉ thấy được những nét hồn nhiên vô tư của nhân vật mà còn thấy tình yêu thương gia đình sâu sắc. Điều này thể hiện rất rõ qua tình cảm của Việt dành cho các thành viên trong gia đình.

Khi đã cùng ghi tên vào bộ đội và sắp xếp ổn thỏa chuyện gia đình, Việt đã cùng chị Chiến khiêng bàn thờ mẹ sang gửi bên nhà chú Năm. Nhà văn đã miêu tả thật tinh tế: Việt khiêng trước còn chị Chiến thì khiêng bình bịch phía sau. Nghe những bước chân ấy của chị, Việt bỗng nhiên thương chị đến vậy. Khi chiến đấu bị thương nặng để rồi ngất lên xuống nhiều lần, mỗi lần như thế từng dòng hồi tưởng lại hiện về mồn một. Phân tích nhân vật Việt, ta thấy rằng chính những dòng kí ức đẹp đẽ ấy của anh về đồng đội, về gia đình là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cố gắng giành lấy anh khỏi cái ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.

Bên cạnh tình cảm với chị Chiến, khi phân tích nhân vật Việt, ta còn thấy ở anh là tình cảm thương mến chú Năm. Anh thương chú bởi hồi nhỏ chú Năm hay bênh Việt. Mỗi câu hò của chú như lấy chính Việt làm nơi gửi gắm…

Hình ảnh về gia đình về ba mẹ cùng những kỉ niệm thời thơ ấu ùa về trong tâm tưởng khi hoàn cảnh ngặt nghèo anh đang bị thương nặng. Hình ảnh về cha và mẹ chập chờn trong 4 lần ngất đi tỉnh lại. Dường như tất cả những hồi ức về má đều được gom lại và xuất hiện trong dòng thời gian ấy. Sự vất vả trong cuộc đời của má, những ý nghĩa lặng lẽ trong đêm của má cùng những gian lao hiểm nguy mà má đã trải qua đều xuất hiện trong anh. Để rồi câu nói của má như động lực, như điểm tựa tinh thần để anh luôn cố gắng “Để má ráng nuôi bây lớn coi bây có làm được gì cho cha mày vui không…”

Tinh thần chiến đấu dũng cảm và tính cách anh hùng của Việt

Phân tích nhân vật Việt, ta nhận thấy rằng trong anh luôn nung nấu suy nghĩ phải sống và chiến đấu như nào để trả thù nước, đền nợ nhà, sao cho xứng đáng với cha mẹ, xứng đáng là những đứa con trong gia đình có truyền thống yêu nước và gắn bó với cách mạng. Việt đã cố gắng hết mình, đã chiến đấu quả cảm không mệt mỏi, chiến đấu bằng tất cả nội lực, cả sức mạnh thể chất lẫn tinh thần của mình cũng như ý chí kiên cường bất khuất được thừa hưởng từ một gia đình cách mạng. Đó là hình ảnh về ông nội, ba, chú Năm đều tham gia kháng chiến chống Pháp. Cha Việt thì bị chặt đầu và mẹ thì ra đi vì bom đạn kẻ thù. Tình yêu nước sâu đậm, mối thù nhà sâu sắc chính là động lực lớn lao khiến chị em Việt chiến đấu quên mình.

Khi bị thương nặng giữa trận đánh, khi trơ trọi lại một mình vì mất liên lạc với đồng đội, khi mình đầy thương tích và chịu đói chịu khát, Việt vẫn can đảm chịu đựng. Trong hoàn cảnh khốn khó ấy, khi mà bị thương nặng, chân tay tê dại, nước hay máu không biết, chỗ ướt sũng chỗ khô cứng thì Việt cho mũi lê đi trước, rồi hai cùi tay, hai chân nhức nhối thì đi sau cùng…

Phân tích nhân vật Việt qua phẩm chất anh hùng, ta không thể không nhắc đến chi tiết dù là tỉnh hay mơ, anh vẫn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Anh đổ súng về hướng đó khi nghe tiếng xe bọc thép của địch chạy mỗi lúc thêm gần “nếu mày đổ quân thì súng tao còn đạn”.

Và cuối cùng thì đồng đội cũng tìm được anh. Lúc đấy, anh vẫn ở tư thế chiến đấu sinh tử cùng kẻ thù: một ngón tay của Việt vẫn còn nhúc nhích, một viên đạn đã lên nòng và xung quanh cậu dấu xe bọc thép còn ngang dọc.

Phân tích nhân vật Việt, người đọc không khỏi ám ảnh về hình ảnh người lính bộ đội bị thương nặng vẫn luôn giữ tư thế chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Đó chính là tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân vật.

Nhận xét về tác phẩm khi phân tích nhân vật Việt

Có thể thấy, nhà văn Nguyễn Thi đã miêu tả Việt một cách chân thực, sinh động và sắc nét. Từ tính tình, tình cảm đến tinh thần chiến đấu của nhân vật Việt đều hiện lên rất rõ. Tác giả không sử dụng những sắc màu tráng lệ mà chỉ qua hàng loạt những hình ảnh chân thực, hồn nhiên và đầy cảm động.

Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ, cùng với những chi tiết về dáng cách, cử chỉ và lời nói của nhân vật đã giúp phát huy tối đa lời độc thoại nội tâm. Đó là những dòng hồi tưởng khi đứt khi nối tưởng chừng như rời rạc nhưng thật chặt chẽ. Những đứa con trong gia đình đã khắc họa hình tượng của một nhân vật tuổi trẻ anh hùng, đại biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Việt chính là một trong những thanh niên tiêu biểu đó.

Nguyễn Thi đã mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm khó quên về hình ảnh Việt. Qua tác phẩm này, nhà văn đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của người dân Nam Bộ nói riêng, của nhân dân ta nói chung trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Bên cạnh đó, Nguyễn Thi cũng khẳng định rằng chính truyền thống gia đình cùng với tinh thần dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt Nam.

Đã hơn 5 thập kỷ trôi qua, thời gian có thể làm bụi mờ mọi thứ, nhưng tác phẩm “những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi vẫn có một chỗ đứng nhất định trong lòng bạn đọc cũng như sống mãi theo năm tháng và thời gian. Phân tích nhân vật Việt đã khiến mỗi chúng ta cần đóng góp một phần xứng đáng của mình cho đất nước. Hy vọng bài viết trên về chủ đề Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn học tốt!

Rate this post
Please follow and like us:

Comments

  1. Pingback: Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu - Ngữ văn THPT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *