so sánh nhân vật tnú và việt và hình ảnh tác phẩm rừng xà nu

So sánh nhân vật Tnú và Việt trong hai tác phẩm tiêu biểu Rừng xà nu và Những đứa con trong giá đình cho thấy chủ nghĩa cách mạng luôn là đề tài quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở giai đoạn văn học trung đại mà nguồn cảm hứng này còn được thể hiện mạnh mẽ trong giai đoạn văn học hiện đại. Hãy cùng DINHNGHIA.VN  phân tích rõ hơn nhé!

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Thi và Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) và Nguyễn Thi đều là hai cây bút tiêu biểu cho nền văn học cách mạng Việt Nam hiện đại. Ông không cầm giáo mác trực tiếp ra chiến trường đánh giặc mà tập trung bút lực của mình cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Thông qua đó góp phần phản ánh cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Qua hai hình tượng văn học trong tác phẩm, khi so sánh nhân vật Tnú và Việt, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam. Vẻ đẹp ấy toát ra từ những con người bình dị nhưng tràn ngập khí thế chiến đấu bảo vệ đất nước. Qua đó, tác giả đã phác họa nên hình tượng người anh hùng mang đậm nét sử thi, lãng mạn.

so sánh nhân vật tnú và việt và hình ảnh tác phẩm rừng xà nu

So sánh nhân vật Tnú và Việt để thấy sự tương đồng của hai nhân vật

Dù là Rừng xà nu hay Những đứa con trong gia đình thì khi so sánh nhân vật Tnú và Việt, ta đều nhận thấy nỗi đau mà cả hai nhân vật đều phải gánh chịu. Đó là nỗi mất mát, đau thương mang tính thời đại mà cụ thể là do chiến tranh gây ra. Việt thì mất ba má, mất đi điểm tựa vững chãi của một cậu thanh niên mới lớn. Còn Tnu thì không chỉ mất đi bến đỗ hạnh phúc đó là vợ và các con mà anh còn phải chịu đựng nỗi đau thể xác khi bị mất đi mười ngón tay của mình.

Nỗi đau là thế nhưng so sánh nhân vật Tnú và Việt, người đọc đều cảm nhận rõ nét tinh thần anh dũng dũng, sẵn sàng chiến đấu của hai nhân vật. Tình yêu đất nước, xóm làng và yêu gia đình mãnh liệt là điều làm nổi bật lên hình tượng người anh hùng. Qua đó, ta cảm nhận được lòng căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng quên mình chiến đấu của nhân vật.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng độc đáo của tác giả đã mang đến cho nền văn học cách mạng hiện đại Việt Nam hai hình tượng người anh hùng tiêu biểu, rất gần gũi nhưng lại rất anh dũng bất khuất. Đánh dấu sự tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc và là mắt xích quan trọng trong việc dìu dắt những thế hệ trẻ tiếp theo giữ vững tinh thần bảo vệ đất nước.

so sánh nhân vật tnú và việt và hình ảnh việt khi đang chiến đấu trong tác phẩm những đứa con trong gia đình

So sánh nhân vật Tnú và Việt để thấy sự khác nhau nổi bật của từng hình tượng anh hùng

Phân tích nhân vật Tnú

Người đọc được tiếp xúc với nhân vật Tnú thông qua lối kể trường ca của tác giả và cụ thể của buôn làng. Chính vì thế mà hình tượng nhân vật gắn liền với hình ảnh buôn làng, gắn liền với vẻ đẹp bình dị của con người nơi đay và đặc biệt gắn liền với hình ảnh cây xà nu.

Ngòi bút tinh tế của Nguyễn Trung Thành đã không quá phô trương về nhân vật của mình, không dùng quá nhiều lời lẽ để ngợi ca mà khéo léo so sánh với một hình tượng khác để làm nổi bật lên vẻ đẹp nhân vật. Cây xà nu nổi bật với ý nghĩa hiên ngang, bất khuất mà ai cũng có thể biết, chính vì thế Tnu như hội tụ đầy đủ những phẩm chất anh hùng khi được khắc họa so sánh với loài cây này.

Phân tích nhân vật Việt

Khi so sánh nhân vật Tnú và Việt, người đọc có thể dễ dàng nhận ra Việt xuất hiện một cách gần gũi hơn. Nhân vật gắn liền với hình ảnh gia đình, gần gũi giữa cuộc sống đời thường. Hình ảnh người con trai mới lớn lộc ngộc và có chút hồn nhiên đến vô tâm đã khắc họa nên một người anh hùng mang những đặc điểm, tính cách của con người bình dị.

Song, bản lĩnh của Việt đã được rõ nét khi đánh giặc. Tinh thần anh dũng, phẩm chất kiên cường của một người con trong gia đình nói riêng và của đồng bào Nam Bộ nói chung đã được Nguyễn Thi khắc họa một cách chân thật.

so sánh nhân vật tnú và việt và hình ảnh về nhân vật tnú

Tổng quát so sánh nhân vật Tnú và Việt

Qua hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình, tinh thần cổ vũ chiến đấu bảo vệ đất nước được thể hiện rõ nét. Nếu như Tnu ra đời với mong muốn trở thành tượng đài anh hùng như Hịch tướng sĩ trong thời chống Mỹ của Nguyễn Trung Thành thì ở một khía cạnh bình dị hơn, Việt ra đời để ca ngợi tình cảm gia đình và truyền thống đấu tranh của dân tộc.

Thông qua việc so sánh nhân vật  Tnú và Việt người đọc có thể hiểu hơn về vẻ đẹp của con người thời đại bấy giờ, vẻ đẹp gắn liền với tinh thần yêu nước của dân tộc. Qua đó, ta có dịp cảm nhận được tinh thần cổ vũ chiến đấu bảo vệ đất nước của Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi.

Hy vọng bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN  sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của hai nhân vật khi so sánh nhân vật Tnú và Việt. Nếu có ý kiến đóng góp thêm về bài viết so sánh nhân vật Tnú và Việt trong hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình, bạn hãy để lại bình luận để chúng mình trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong Rừng xà nu 

Xem thêm >>> Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu

Xem thêm >>> Phân tích hình tượng người lính oai hùng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

5/5 - (1 bình chọn)
Please follow and like us:

Comments

  1. Pingback: So sánh nhân vật Tràng và A Phủ trong Vợ Nhặt và Vợ chồng A Phủ

  2. Pingback: So sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt - DINHNGHIA.VN

  3. Pingback: So sánh nhân vật Mị và Thị Nở để thấy thân phận người phụ nữ xưa

  4. Pingback: So sánh nhân vật Tràng và Chí Phèo - Văn học THPT

  5. Pingback: Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu - Ngữ văn THPT

  6. Pingback: So sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ để thấy vẻ đẹp anh hùng

  7. Nắng hạ

    Cả 2 tác giả đều cầm súng ra chiến trường mà…. Nhưng nội chung, bài viết cũng rất hay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *