D.C là một thuật ngữ khá quen thuộc trong vật lý. Còn bạn có nắm chắc được D.C là gì không? Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm kiếm câu trả lời ngay sau đây nhé!
D.C là gì?
D.C là viết tắt của Direct Current – Dòng điện một chiều. Dòng điện một chiều là dòng chuyển động có hướng của các điện tích, dòng điện chảy theo một hướng cố định và không hề thay đổi. Cường độ dòng điện có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) nhưng không hề thay đổi chiều
D.C là gì? Nó là một điện áp có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Giá trị có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) nhưng không bị thay đổi chiều (dương và âm). Ví dụ: nguồn DC +5V có thể bị giảm giá trị xuống 3V hoặc 1V nhưng không thể là -1V.
Cấu trúc nguyên tử và bản chất của D.C là gì
Việc tìm hiểu về cấu trúc nguyên tử và bản chất của nó sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về khái niệm D.C là gì cũng như nắm rõ nguyên lý hoạt động của nó.
Cấu trúc nguyên tử
Mỗi nguyên tố đều được tạo nên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử được cấu tạo từ hai phần là:
- Ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là hạt nhân Proton và các hạt trung hoà điện gọi là Neutron.
- Các hạt Electron (điện tử) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Ở trạng thái bình thường, các nguyên tử trung hòa về điện tức là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài, nhưng khi có tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, áp suất, tác động từ trường, ma sát tĩnh điện,.. thì các hạt electron ở lớp ngoài cùng tách khỏi quỹ đạo để trở thành điện tử tự do.
Khi một nguyên tử mất đi một hay nhiều điện tử sẽ dẫn đến tình trạng thiếu điện tử và dần chuyển thành ion dương và ngược lại, khi nhận thêm một hay nhiều điện tử thì nguyên tử đó sẽ trở thành ion âm
Bản chất của D.C là gì
Khi các điện tích tập trung với mật độ cao thì chúng tạo nên hiệu ứng tích điện có hệ quả như sau
- Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện (điện tích , ion,…)
- Trong dòng điện một chiều, các dòng điện tích chuyển động theo cùng một chiều từ cực âm sang cực dương ngược với quy ước của chiều dòng điện
Điện áp một chiều và nguồn điện một chiều
Điện áp là sự chênh lệch giữa 2 nơi có điện thế cao và điện thế thấp. Nguồn điện là nơi phát ra dòng điện. Vậy điện áp và nguồn điện của D.C là gì?
Điện áp của D.C là gì?
Điện áp một chiều là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đi qua mạch một chiều. Khi điện áp tập trung không đều tại hai cực của nguồn điện, nếu nối dây dẫn ở hai cực này, các dòng điện tích sẽ chuyển động từ nơi có mật độ cao hơn sang nơi có mật độ thấp hơn, sự chênh lệch về điện áp giữa hai cực và điện áp chênh lệch chính là hiệu điện thế. Hiệu điện thế có ký hiệu là U
Ví dụ: Cực âm của dòng điện có điện áp là U(A), cực dương có điện áp là U(B). Chênh lệch điện áp giữa hai đầu này là hiệu điện thế U(AB). Như vậy, ta có: U(AB) = U(A) – U(B)
Nguồn điện của D.C là gì?
Nguồn điện một chiều là nguồn phát ra dòng điện một chiều, dòng điện này có chiều xác định, độ lớn có thể vẫn bị thay đổi nhưng trị số của nó không thay đổi luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị “0”. Các nguồn cấp một chiều có thể là: acquy, pin, đầu ra của các bộ chỉnh lưu từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện một chiều.
Trên đây là tổng hợp kiến thức về dòng điện một chiều, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được bản chất của D.C là gì và có thể áp dụng vào thực tiễn đời sống. Nếu có ý kiến hay đóng góp gì, mời bạn để lại ở comment bên dưới nhé!