Công suất là gì? Công suất trong mạch điện
Trước khi tìm hiểu về định nghĩa công suất phản kháng, bạn cần nắm rõ được công suất là gì qua nội dung bên dưới:
- Theo định nghĩa, công suất trong mạch điện chính là phần năng lượng được chuyển qua một đường dây điện trong một đơn vị thời gian.
- Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo công suất là Oat (viết tắt là W; 1W = 1J/s), lấy tên theo James Watt.
- Ngoài ra, các tiền tố cũng được thêm vào đơn vị này để đo các công suất nhỏ hay lớn hơn như mW (milioat): 1mW = 0,001W; kW (kilooat): 1kW = 1.000W; MW (megaoat): 1MW=1.000.000W…
Công suất mạch điện DC
Đối với mạch điện một chiều, công suất, năng lượng mà mạch điện thực hiện chuyển đổi qua đường dây điện trong một đơn vị thời gian, được tính bằng công thức: P = U . I
Trong đó:
- P là công suất (W)
- U là điện áp (V)
- I là cường độ dòng điện (A)
Công suất mạch điện AC
Đối với dòng điện xoay chiều thì có ba loại công suất, cụ thể như hình minh họa:
Định nghĩa công suất phản kháng là gì?
- Công suất phản kháng là gì? Theo định nghĩa, công suất phản kháng chính là công suất vô ích, gây ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải như: động cơ điện, máy biến áp, các bộ biến đổi điện áp,…
- Kí hiệu của công suất phản kháng: Q
Công thức tính công suất phản kháng
- Công thức tính công suất phản kháng là: Q = S.sinφ
Trong đó: 𝜑 là góc tạo bởi S và Q
- Công suất phản kháng là phần ảo của công suất biểu kiến nên Q cũng được tính theo công thức: S = P + iQ
Đơn vị của công suất phản kháng
Đơn vị đo công suất phản kháng Q là: var (volt amperes reactive)
1 kvar = 1000 var
Hệ số công suất 𝑐𝑜𝑠𝜑
Để đánh giá ảnh hưởng của công suất phản kháng với hệ thống người ta dùng hệ số công suất 𝑐𝑜𝑠𝜑
- 𝑐𝑜𝑠𝜑 càng lớn -> 𝑠𝑖𝑛𝜑 càng nhỏ -> Q nhỏ -> Công suất tiêu thụ thực P lớn.
- 𝑐𝑜𝑠𝜑 càng nhỏ -> 𝑠𝑖𝑛𝜑 càng lớn -> Q lớn -> Công suất tiệu thụ thực P bé.
Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã giúp bạn tổng hợp kiến thức về chủ đề công suất phản kháng cùng các nội dung liên quan. Chúc bạn luôn học tốt!.