Giới thiệu về Hồ Chí Minh và bài thơ Chiều tối
Sự hài hòa trong tư tưởng, sự kết hợp tuyệt vời giữa tâm hồn chiến sĩ với thi sĩ đã giúp sáng tạo nên chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối. Trước khi phân tích cụ thể về nét đẹp đó, chúng ta cần nắm được những thông tin cơ bản về tác giả cũng như tác phẩm.
Đôi nét về Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành, giai đoạn tìm đường cứu nước lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, sinh năm 1890 và mất năm 1969, quê hương ở Nam Đàn – Nghệ An.
- Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người được cả đất nước gọi với cái tên yêu thương và thân thuộc “Bác”.
- Bên cạnh con đường Cách mạng phấn đấu hi sinh suốt một đời không nghỉ, Bác còn là một nhà thơ lỗi lạc, một thi nhân tài hoa kiệt xuất. Sự nghiệp văn học của Bác – Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp Cách mạng để cứu dân cứu nước.
- Với Chủ tích Hồ Chí Minh, văn thơ chính là tâm hồn, văn thơ là tính cách con người. Văn thơ của Bác thể hiện lý tưởng cao đẹp, tâm hồn cao quý và cuộc đời vĩ đại.
- Hồ Chí Minh không tự nhận mình là nhà văn hay nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một di sản văn hóa nghệ thuật, một kho tàng thơ văn đồ sộ cho dân tộc và nhân loại.
- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa phần được viết bằng ba thứ tiếng Trung, Pháp, Việt do hoàn cảnh và điều kiện hoạt động cách mạng.
- Văn chính luận, truyện và kí là ba thể loại chính trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, một số thể loại như thơ nhưng không nhiều. Nhật kí trong tù là tập thơ tiêu biểu, trong đó chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà thơ.
Giới thiệu bài thơ Chiều tối
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Chiều tối còn được gọi là “Mộ” – được lấy cảm hứng trên hành trình đầy gian khổ – trên đường chuyển lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua khắp các tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.
- Được trích trong tập Nhật kí trong tù, bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh cho thấy một tinh thần thép, một tinh thần chiến sĩ cứng cỏi hòa quyện trong tâm hồn cao đẹp nhạy cảm của một người thi sĩ để mà cảm nhận sâu sắc từng bước chuyển của thời gian. Qua đó, tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước tha thiết và ý chí bền chặt bền lòng của người tù Cộng sản.
- Bài thơ Chiều tối là nhật kí một đoạn hành trình đầy vất vả trong buổi chiều muộn – trong chặng ải cuối cùng đầy mệt mỏi khi người tù đã đi qua một ngày đường đầy gian lao.
Chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối
Chiều tối là bài thơ nổi bật cho phong cách thơ Hồ Chí Minh, đặc biệt thể hiện được tư tưởng sáng tác cũng như chất thơ độc đáo của tác giả. Chính chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối đã cho thấy một tinh thần thép của một người chiến sĩ và một tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ ở Hồ Chí Minh.
Phân tích chất tình trong bài thơ
Chiều tối (Mộ) bao gồm bốn câu thơ, được chia làm hai phần, hai câu đầu thể hiện khung cảnh thiên nhiên núi rừng đầy hiu quanh, hai câu cuối cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ. Hồ Chí Minh đã sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, những câu thơ đầu đã cho thấy một ánh nhìn xa xăm cùng với khát vọng tự do mãnh liệt được như cánh chim trời, hay sự tha thiết với cái vẻ nhẹ nhàng tự do của chòm mây.
Có thể nói, chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối được thể hiện hài hòa đan cài trong từng câu thơ. Nhìn chung, hai câu thơ đầu thiên về chữ tình với phong cảnh thiên nhiên lúc chiều tà trong con mắt người chiến sĩ – thi sĩ sau một ngày bị giải lao mệt mỏi.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Ý nghĩa tả thực trong câu thơ đầu là hình ảnh một cánh chim cuối chiều mệt mỏi với hướng bay về rừng nhằm mục đích tìm chốn ngủ sau một ngày sải cánh. Một bức tranh thiên nhiên cuối ngày như hiện lên trước mắt người đọc chỉ với vài nét phác họa tài tình của nhà thơ. Một buổi chiều tối êm đềm đầy tĩnh lặng là chất tình trong tác phẩm này.
Chính cái buổi chiều tà cuối ngày ấy lại khiến tâm trạng còn người đang nhớ nhung quê nhà lại càng trở nên khắc khoải hơn. Đó là cảm giác nhớ người thân, nhớ hình bóng tổ quốc, nhớ khói lam chiều vương vấn… Một chút lạc lõng ấy lại càng làm nổi bật lên chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối.
Chỉ với hai câu thơ nhẹ nhàng, ngắn dọn, giản đơn ấy lại chứa đựng một nỗi lòng thiết tha với quê nhà. Cái khát khao được tung bay, được sải cánh như chim trời, được nhẹ nhàng như đám mây kia. Đơn giản qua hai dòng thơ này, Hồ Chí Minh đã khiến người đọc cảm nhận được cảnh chiều tà lặng lẽ, u buồn nơi đất khách cùng với hình ảnh đơn độc, lạc lõng, xiềng xích của người chí sĩ giữa trời đất chiều tà mênh mông hiu quạnh. Qua đó, nhà thơ cũng thể hiện khát khao tự do thông qua hình ảnh cánh chim tròi và đám mây giữa tầng không.
Chất thép và chất tình trong bài thơ Việt Bắc tiếp tục được thể hiện ở hai câu thơ cuối. Chúng ta thấy chất tình rất nên thơ từ hình ảnh giản đơn của con người:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã ửng hồng”
Cô gái xóm núi hiện lên như điểm nhấn làm tỏa sáng cả bức tranh thiên nhiên chiều tà. Đó là hình ảnh hài hòa, là sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Chính cái sự lãng mạn, thơ mộng này của cô em gái xay than đã chứng tỏ chất tình rất thơ trong tác phẩm. Sự chăm chỉ, mải miết của cô gái xay ngô như đang gợi nên vẻ đẹp lao động của chính con người Việt Nam.
Có thể thấy, trong chiều tối một bức tranh chiều tà u buồn tĩnh lặng hiện lên cùng với điểm sáng từ hình ảnh cô thôn nữ xóm núi đã khiến bài thơ mang vẻ đẹp lãng mạn đầy chất tình.
Cảm nhận chất thép trong bài thơ
Chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối là nội dung độc đáo trong tác phẩm này. Bên cạnh chất tình, chúng ta còn cảm nhận được chất thép đầy rắn rỏi mạnh mẽ của một người chiến sĩ. Giữa cái khung cảnh chiều tả lặng lẽ u buồn ấy, người chiến sĩ vẫn không hề cảm thấy tẻ nhạt mà vẫn ấm lòng với một khát khao tự do, một ước vọng mạnh mẽ được giải phóng như cánh chim và đám mây đó.
Hai câu thơ cuối bài thể hiện chất thép sâu sắc và đậm nét hơn cả. Cô gái miền sơn cước trong sự lao động chăm chỉ mê say đã cho thấy tinh thần thép trong thơ của Hồ Chí Minh. Chỉ với tính từ “hồng” đứng cuối câu mà nhà thơ như xóa tan đi mọi sự mỏi mệt, chỉ còn lại tinh thần lạc quan, sự hân hoan hướng về phía ánh sáng.
Màu hồng của lò than, từ hình ảnh cô gái lao động chính là niềm tin, là sự sắt đá trong tư tưởng người chiến sĩ, và chũng chính là chất thép trong bài thơ này. Quả thât, chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối được hòa quyện thật tinh tế. Cô gái xay ngô miệt mài bên ánh lửa hồng không chỉ thể hiện tư tưởng của Bác luôn rực cháy mà còn cho thấy cái tình mênh mông, bát ngát mà Hồ Chí Minh đã dành cho con người và cảnh vật.
Xuất hiện nỏi bật trong bức tranh Chiều tối chính là cô gái sơn cước đang xay ngô với một vẻ khỏe khoắn của con người lao động. Đây là một bước phát triển trong chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối và cũng của chính tác giả. Nếu như trong hai câu thơ đầu, thiên nhiên hiện lên vào trạng thái nghỉ ngơi thì hình ảnh con người gợi lên nhịp sống mạnh mẽ, dẻo dai và sinh động. Phải chăng lò than rực hồng của người thôn nữ ấy đã nhóm lên trong đếm tối niềm hạnh phúc, sự lạc quan xua đi cái lạnh lẽo trong lòng người tù xa nhà.
Chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối còn được thể hiện ở tinh thần hiện đại trong hai câu thơ cuối bài. Lúc này, hình tượng thơ vận động tích cực với sự kết thức màu hồng lạc quan của lò than. Và quan trọng hơn cả, đằng sau bức tranh ấy chính là tâm hồn của một thi sĩ, một tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản luôn hướng về cuộc sống với sự yêu đời và đầy tin tưởng dù cho con đường đang lựa chọn chứa nhiều chông gai và khó khăn.
Tinh thần chiến sĩ bình tĩnh, chủ động trước gian khổ cũng như biết vượt lên trên mọi hoàn cảnh chính là chất thép trong bài thơ. Nhà thơ Hoàng Trung Thông từng viết về thơ Bác “Vần thơ của Bác vần thơ thép/Mà vẫn mênh mông bát ngát tình…”
Nhận xét con người Bác qua chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối
Qua tác phẩm trên, qua chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối, chúng ta cảm nhận được ở ở Bác chính là con người thép cứng cỏi đầy mạnh mẽ, từ một con người bình thường mà thành vĩ đại, một tâm hồn thi sĩ hòa quyện với con người chí sĩ. Bác chính là một con người gẫn gũi lại khiến ai cũng phải yêu quý, khâm phục và kính trọng.
Qua bài thơ trên, ta còn cảm nhận được một phong cách thơ rất riêng và độc đáo của Hồ Chí Minh. Đó chính là sự giao hòa tuyệt đẹp giữa lý tưởng chiến sĩ và sự lãng mạn của tâm hồn chiến sĩ. Chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối đã thể hiện một phong cách thơ này.
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối qua chất thép và chất tình
Không chỉ dừng lại ở chất théo và chất tình trong bài thơ Chiều tối, Bác của chúng ta còn khéo léo đưa vào tác phẩm này vẻ đẹp cổ điện và hiện đại. Chiều tối – Mộ của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp cổ điển bởi phong cách thơ điển hình cho thơ ca truyền thông phương Đông – cụ thể là thơ Đường. Bên cạnh đó, vẻ đẹp cổ điển trong Chiều tối còn thể hiện cả qua nội dung và hình thức, cụ thể như:
- Bài thơ mang phong thái cổ điển, giàu cảm hứng về thiên nhiên.
- Nhân vật trữ tình hiện lên với phong thái điềm tĩnh, ung dung, an nhiên tự tại,
- Hình thức thơ cổ điển chặt chẽ với quy phạm rõ ràng, niêm luật, số lượng câu chữ hạn định cùng với tính hàm súc và cô đọng.
- Ngôn ngữ mang tính tạo hình cao.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng.
- Chất liệu thơ sử dụng các hình ảnh tượng trưng và giàu tính ước lệ.
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Chiều tối là điểm nổi bật của tác phẩm này, đặc biệt sự hiện đại trong bài thơ có thể kể đến như:
- Thể hiện tinh thần của Cách mạng, tinh thần thời đại mới, thể hiện phong thái và chất thép của người chiến sĩ.
- Nhân vật trữ tình chính là hình ảnh người chiến sĩ trong lao tù đang trên đường đầy ải.
- Nghệ thuật của bài thơ đặc tả một không gian lặng lẽ, yên tĩnh nhưng không gian lại như vận động mạnh mẽ cùng với ý tưởng, cảm xúc về sự sống, về tương lai và ánh sáng…
- Sự hòa hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Chiều tối là sự gắn bó nhuần nhuyễn và khó có thể rạch ròi.
Trên đây là những kiến thức bổ ích về chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối, đôi nét thông tin về tác giả, tác phẩm, cũng như sự phân tích cụ thể về vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nguồn tư liệu quý giá phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề Chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!