Hệ tọa độ trong không gian là gì? công thức và bài tập ví dụ

Bên cạnh những bài toán rất hay về hình học phẳng ở lớp 10 thì hệ tọa độ trong không gian lớp 12 cũng là dạng toán vô cùng thú vị và không quá khó nhằn mà chúng ta không nên bỏ qua. Hãy cùng DINHNGHIA.VN khám phá và tổng hợp những kiến thức quan trọng nhất về hệ tọa độ trong không gian nhé!

Mục lục

    Hệ tọa độ trong không gian là gì? Định nghĩa hệ tọa độ trong không gian

     

    Hệ gồm 3 trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc được gọi là hệ trục tọa độ vuông góc trong không gian. Hình ảnh minh họa hệ tọa độ trong không gian được thể hiện cụ thể dưới đây:

    Banner quảng cáo unica

    Hệ tọa độ trong không gian là gì? Công thức và Bài tập ví dụ

    /Toán Học /Hệ tọa độ trong không gian là gì? Công thức và Bài tập ví dụ

     Số lượt đọc bài viết: 10.078

    Bên cạnh những bài toán rất hay về hình học phẳng ở lớp 10 thì hệ tọa độ trong không gian lớp 12 cũng là  dạng toán vô cùng thú vị và không quá khó nhằn mà chúng ta không nên bỏ qua. Hãy cùng DINHNGHIA.VN khám phá và tổng hợp những kiến thức quan trọng nhất về hệ tọa độ trong không gian nhé!

    Mục lục [show]

    Hệ tọa độ trong không gian là gì? Định nghĩa hệ tọa độ trong không gian

    Hệ gồm 3 trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc được gọi là hệ trục tọa độ vuông góc trong không gian. Hình ảnh minh họa hệ tọa độ trong không gian được thể hiện cụ thể dưới đây:

    hệ tọa độ trong không gian

    Thuật ngữ và kí hiệu hệ trục tọa độ trong không gian

    Hệ trục tọa độ trong không gian hay gọi đơn giản là hệ tọa độ trong không gian, như định nghĩa trên, kí hiệu là Oxyz. Với

    • O(0;0;0) là gốc tọa độ.
    • Các trục tọa độ: Ox là trục hoành, Oy là trục tung, Oz là trục cao
    • \(\vec{i},\vec{j},\vec{k}\) được gọi là các vecto đơn vị lần lượt nằm trên các trục Ox, Oy, Oz và đôi một vuông góc.

    \(\vec{i}=(1;0;0),\vec{j}=(0;1;0),\vec{k}=(0;0;1)\)

    Chú ý: \(\vec{i}^{2}=\vec{j}^{2}=\vec{k}^{2}=1\)

    \(\vec{i}.\vec{j}=\vec{j}.\vec{k}=\vec{k}.\vec{i}=0\)

    • Các mặt phẳng đi qua 2 trong 3 trục tọa độ gọi là các mặt phẳng tọa độ, kí hiệu là (Oxy), (Oyz), (Oxz) đôi một vuông góc với nhau.

    Tọa độ của điểm
    \(\overrightarrow{OM}=x\vec{i}+y\vec{j}+z\vec{k}\Leftrightarrow M(x;y;z)\)

    Trong đó:

    • x gọi là hoành độ
    • y gọi là tung độ,
    • z gọi là cao độ của điểm M

    Tọa độ của vecto

    \(\vec{a}=a_{1}\vec{i}+a_{2}\vec{j}+a_{3}\vec{k}\Leftrightarrow \vec{a}=(a_{1};a_{2};a_{3})\)

    Các tính chất hệ tọa độ trong không gian cần nhớ

    Cho \(\vec{a}=(x_{1};y_{1};z_{1}), b=(x_{2};y_{2};z_{2})\) và số k tùy ý, ta có:

    • Tổng của hai vecto là một vecto

    \(\vec{a}+\vec{b}=(x_{1}+x_{2};y_{1}+y_{2};z_{1}+z_{2})\)

    • Hiệu của hai vecto là một vecto

    \(\vec{a}-\vec{b}=(x_{1}-x_{2};y_{1}-y_{2};z_{1}-z_{2})\)

    • Tích của vecto với một số thực là một vecto

    \(k.\vec{a}=(kx_{1};ky_{1};kz_{1})\)

    • Độ dài vecto

    \(\left | \vec{a} \right |=\sqrt{x1^{2}+y1^{2}+z1^{2}}\)

    • Tọa độ vecto không

    \(\vec{0}=(0;0;0)\)

    • Hai vecto bằng nhau

    \(\vec{a}=\vec{b}\Leftrightarrow\left\{\begin{matrix} x_{1} & = & x_{2}\\ y_{1}&= & y_{2}\\ z_{1}& = & z_{2} \end{matrix}\right.\)

    • Tích vô hướng của hai vecto

    \(\vec{a}\perp\vec{b}\Leftrightarrow\vec{a}\vec{b}=0\)

    • Góc giữa hai vecto bằng tích vô hướng chia tích độ dài

    \(cos(\vec{a},\vec{b})=\frac{\vec{a}.\vec{b}}{\left | \vec{a} \right |.\left | \vec{b} \right |}=\frac{x_{1}x_{2}+y_{1}y_{2}+z_{1}z_{2}}{\sqrt{x_{1}^{2}+y_{1}^{2}+z_{1}^{2}}.\sqrt{x_{2}^{2}+y_{2}^{2}+z_{2}^{2}}}\)

    Công thức hệ trục tọa độ trong không gian

    Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho \(A(x_{a};y_{a};z_{a}), B(x_{b};y_{b};z_{b})\), ta có:

    • Tọa độ \(\overrightarrow{AB}\) là:

    \(\overrightarrow{AB}=(x_{B}-x_{A};y_{B}-y_{A};z_{B}-z_{A})\)

     

    • Độ dài đoạn thẳng AB ( hay khoảng cách giữa hai điểm A và B) được tính bằng độ dài \(\overrightarrow{AB}\)

    \(AB=\left | \overrightarrow{AB} \right |=\sqrt{(x_{B}-x_{A})^{2}+(y_{B}-y_{A})^{2}+(z_{B}-z_{A})^{2}}\)

    • Tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng AB là:

    \(\left\{\begin{matrix} x_{I} & = &\frac{x_{A}+x_{B}}{2} \\ y_{I} & = & \frac{y_{A}+y_{B}}{2}\\ z_{I}& = & \frac{z_{A}+z_{B}}{2} \end{matrix}\right.\Rightarrow I=(x_{I};y_{I};z_{I})\)

    • Tọa độ trọng tâm của tam giác:

    Cho △ABC với \(A(x_{a};y_{a};z_{a}), B(x_{b};y_{b};z_{b})\)

    Ta có tọa độ trọng tâm G của  △ABC là:
    \(\left\{\begin{matrix} x_{G} & = &\frac{x_{A}+x_{B}+x_{C}}{3} \\ y_{G} & = & \frac{y_{A}+y_{B}+y_{C}}{3}\\ z_{G}& = & \frac{z_{A}+z_{B}+z_{C}}{3} \end{matrix}\right.\Rightarrow G=(x_{G};y_{G};z_{G})\)

    • Tích vô hướng của hai vecto:

    \(\vec{a}.\vec{b}=x_{1}x_{2}+y_{1}y_{2}+z_{1}z_{2}\)

    Bài tập hệ tọa độ trong không gian lớp 12

    Ví dụ dạng bài tập về hệ tọa độ trong không gian

    Cách giải dạng bài tập này như sau:

    Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được những kiến thức bổ ích cho chương trình toán học trung học phổ thông. Nếu bạn có đóng góp gì hay còn bất cứ câu hỏi nào về bài viết hệ tọa độ trong không gian thì hãy nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

    Chia sẻ định nghĩa này