Gợi ý mở đề nhận định về phong cách thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học. Ông được xem là người tài năng nhất, thành công nhất trên cả hai lĩnh vực: thơ ca và phê bình văn học, nhưng thơ vẫn là bộ phận sáng tác có giá trị nhất của ông. Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Phong cách thơ Xuân Diệu trong phong trào Thơ Mới
Đầu thập niên 1930, văn chương Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới mạnh mẽ mang tầm ảnh hưởng to lớn cho các nhà thơ với sự xuất hiện một làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo, mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện được bản chất riêng biệt của mỗi nhà thơ lúc bấy giờ. Cuộc đổi mới văn chương này mang được mang tên Phong trào thơ mới và được sự ủng hộ của rất nhiều nhà thơ mới.
Như đã nói, phong trào Thơ mới thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà thơ. Thơ mới đã chiếm được ưu thế tuyệt đối và đã mở ra một thời kì cho nền văn học thơ ca Việt Nam. Cũng kể từ đó, nhiều nhà thơ với phong cách thơ độc đáo khác lạ đã xuất hiện và nổi lên như một vì sao sáng. Trong đó phải kể đến Xuân Diệu – ông là biểu tượng rực rỡ nhất cho những sáng tạo của phong trào thơ mới.
Thơ Xuân Diệu mang nỗi niềm chung nhưng vẫn tạo nét riêng
Một nét thơ vừa riêng vừa chung là nét thơ buồn, cô đơn pha lẫn chút lãng mạn mà mỗi nhà thơ thể hiện đều có cái hay riêng, cái khác lạ không thể lẫn với nhà thơ khác được. Vì sao họ lại có chung một nỗi niềm như vậy, có lẽ vì do hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ khiến họ hoang mang, không định hướng được. Và các nhà thơ ấy cũng không chấp nhận được cuộc sống bình thường, tầm thường, vô vị như bao người xung quanh, họ không chấp nhận được lối sống đó, họ muốn tìm một lối sống khác đi nhưng mãi vẫn chưa tìm ra. Do đó, họ cảm thấy cô đơn, lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội mênh mông, rộng lớn này.
Trong thơ, Xuân Diệu khẳng định không có gì là vĩnh cửu
Con người được ví như là trung tâm của thế giới nhưng con người tồn tại trong thế giới nào mới là điều quan trọng để xem xét ? Theo Xuân Diệu, thì con người tồn tại trong một thế giới mà ở đó đầy sự biến đổi, biến đổi về xã hội, biến đổi về nhận thức, biến đổi về thời gian, không gian, đầy sự biến đổi mà không ai có thể lường trước được. Đây cũng là một nét nghệ thuật độc đáo trong sự nghiệp văn chương của ông. Với Xuân Diệu thì không có gì là vĩnh cửu mà chỉ có mọi thứ luân phiên thay đổi theo thời gian, không gian.
Vẻ đẹp cuộc sống được nhìn nhận rõ nét qua phong cách thơ Xuân Diệu
Từ cái nhìn đầy sâu sắc, đầy nghệ thuật và đầy cả tính chất triết học như vậy, cái nhìn nghệ thuật của Xuân Diệu hướng đến khía cạnh vạn vật đổi thay, vạn vật sẽ chuyển biến đổi. Thơ của Xuân Diệu là những tiếng lòng là những khao khát trước vẻ đẹp trước cuộc đời bao la rộng lớn này.
Sự thật phũ phàng của hiện tại thể hiện trong thơ của Xuân Diệu
Xuân Diệu là người có nhận thức về sự đổi thay, ông hiểu được rằng mọi việc trên đời này đều sẽ sớm đến chóng tàn, không gì là vĩnh viễn, bởi lẻ nếu có vĩnh viễn thì con người sẽ không chết đi, hoa sẽ không tàn. Và nếu có vĩnh viễn thì con người sẽ không biết trân trọng hiện tại. Từ đó, nó đến sự khác biệt trong hồn thơ Xuân Diệu chính là khẳng định sự biến hóa khôn lường của thời gian, của tạo hóa, và sự thật trần trụi của thực tại của hiện tại.
Những cuộc chia ly trong thơ của thi nhân Xuân Diệu với nhiều cung bậc
Trong thơ Xuân Diệu, có một ngọn lửa đang hừng hực, rạo rực, cháy bỏng trong tâm hồn Xuân Diệu. Ông biết rằng cuộc vui nào cũng đến lúc chia ly, tình dù sâu đậm đến đâu cũng sẽ phai theo thời gian, nở hoa dù có đẹp đến mấy rồi cũng rơi rụng dần chỉ còn là một cành khô như trong bài thơ :”Hoa nở để mà tàn” ông đã viết:
“Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để chia tan
Người gần để ly biệt
Hoa thu không nắng cũng phai màu
Trên mặt người kia in nét đau.”
Người ta chỉ tiếc nuối khi mọi chuyện đã là quá khứ, khi mọi chuyện đã qua nhưng với Xuân Diệu ông tiếc nuối nó khi nó đang đến, khi nó trong khoảnh khắc đẹp đẽ nhất: “Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt”…
Xuân Diệu bắt trọn từng khoảnh khắc của cuộc đời, thể hiện rõ nét qua thơ
Xuân Diệu không chấp nhận được sự chảy trôi của tạo hóa, của vạn vật, của thời gian của không gian, ông luôn tìm cách giữ chúng lại thế nên ông thường “vĩnh cửu hóa” những khoảnh khắc hiện tại, những khoảnh khắc đẹp nhất, rạo rực nhất, cháy bỏng nhất nhất, chỉ để mong chúng đừng trôi qua một cách nhanh chóng, hững hờ. Mặt trời chiếu sáng với những tia nắng sớm, trông thật đẹp đẽ mà bình yên, nhưng những ánh nắng đó chỉ xuất hiện trong những giây phút mà đối với ông là ngắn ngủi nên ông muốn “tắt nắng” đi cũng như muốn “buộc gió” để những cơn gió thoảng hương thiên nhiên trong lành thoáng mát đừng bay đi, mà chung qui lại ông chỉ muốn giữ nguyên vẹn cái sự sống hiện tại mà ông vẫn chưa thể nắm bắt được hết:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(“Vội vàng”)
Phong cách thơ Xuân Diệu luôn khẳng định cái tôi sâu sắc, đầy riêng biệt
Con người là trung tâm của thế giới, của vũ trụ. Mà trong nơi ấy, con người luôn biến đổi đa chiều, cùng hòa vào sự biến đổi của thiên nhiên, của tạo hóa, của vạn vật. Ông luôn muốn khẳng định bản thân ở một vị thế cao nhất, nó sẽ là độc nhất vô nhị, chỉ có một trên đời này, Xuân Diệu là Xuân Diệu, tiếng lòng thơ Xuân Diệu cũng sẽ không lẫn lộn vào đâu được, không thể lẫn lộn với bất kì nhà thơ nào khác:
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta.”
(“Hi – Mã – Lạp – Sơn”)
Đó còn là cái tôi có phần ngông nghênh trước cuộc đời: “Chân vồng thành những bước nghênh ngang”, “liếc đời bằng những khóe ham mê”.
Ta thấy trong thơ Xuân Diệu còn là sự quý trọng về thời gian
Có thể nói bài thơ Cảm xúc là chuyên môn nghệ thuật thơ của Xuân Diệu, đó là cảm xúc khát khao của lòng ham sống, trân quý thời gian. Chính vì điều đó nên ông khát khao tận hưởng trọn vẹn từng cảm xúc cho cuộc sống. Ông sống cho thực tại và sống hết mình vì thực tại, Tất cả mọi điều ấy đều được qui tụ vào những ngôn từ văn thơ của ông:
Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây.
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây.
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
(“Cảm xúc”)
Sự cống hiến của thi nhân cho cuộc đời thể hiện rõ trong thơ
Ông luôn sống mãnh liệu, sống dào dạt và có phần hơi vội vàng từ trong thơ lẫn cả bên ngoài cuộc sống. Ông không chấp nhận một cuộc sống bình thường, một cuộc sống bình thường, tẻ nhạt. Một cuộc sống phẳng lặng ấy khi không chút biến cố nào không phải là cách sống của Xuân Diệu. Ông có thể chấp nhận việc mình có thể bị lãng quên sau này, nhưng ở hiện tại, ông sẽ sống và cống hiến hết sức mình để mọi người biết đến và tôn vinh ông:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”
(“Giục giã”)
Nỗi buồn ẩn hiện trong đặc điểm thơ Xuân Diệu
Một trong những cảm hứng nổi bật của thời đại thơ ca mới đó chính là nỗi buồn. Đó có thể là nỗi buồn man mác của Huy Cận, nỗi cô đơn sầu thảm đến tuyệt vọng của Chế Lan Viên. Nhưng trong thời đại nỗi buồn ngự trị ấy, Xuân Diệu đã lựa chọn cho mình ngã rẽ riêng. Cô đơn là thế, nhưng ông vẫn sống hết mình cho thực tại, và đây cũng là nét nổi bật trong thơ của ông.
Tình yêu và tuổi trẻ luôn là chủ đề đậm nét trong thơ ca Xuân Diệu
Tình yêu là chủ đề muôn thuở của con người. Bởi lẽ tình yêu là những cảm xúc chân thành chất của con người, giúp trái tim kết nối với trái tim.
“Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt”
(“Giục giã”)
Một cái nhìn thế giới đầy đổi thay như vậy tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là hốt hoảng nhưng đó là cảm xúc của con người nên nó cung sẽ thay đổi khi con người đổi thay. Đối diện với cuộc sống vốn nhiều trắc trở dường như không có gì có thể đảm bảo chắc chắn rằng mọi thứ sẽ vẹn nguyên như ngày đầu gặp gỡ đặc biệt là trái tim. Chính vì con người luôn cảm thấy bất an luôn cảm thấy hoảng sợ trước tình yêu trước sự đổi thay của thời gian, trước sóng gió của cuộc đời.
Thế giới xoay vần. Trong sự biến thiên của không gian, thời gian, con người dường như chỉ có thể bị động, phó mặc cho dòng đời chảy trôi. Con người tuy chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la rộng lớn này, không thể thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử của cuộc đời thế nên cuộc đời tưởng rằng dài nhưng thật ra rất ngắn ngủi như mây gió thoảng qua. Chúng ta không thể biết được ngày mai như thế nào nhưng chúng ta có thể biết được ngày hôm nay sống như thế nào. Vì vậy phải vội vàng mà sống. Hơn một lần Xuân Diệu đã giải thích điều này:
“Men trời sực nức nên mau tạ
Biết trước cho nên đã vội vàng.”
(“Trò chuyện với Thơ thơ”)
Như đã nói, tình yêu luôn là đề tài muôn thuở trong nền văn học thơ ca, nguồn cảm hứng chủ đạo của nhiều nhà thơ, có tình yêu mãnh liệt, có tình yêu cô đơn, có tình yêu bình dị, có tình yêu thầm lặng nhưng sâu lắng. Nhưng tình yêu trong thơ của Xuân Diệu lại mang một sắc thái khác, một quan niệm khác:
“Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!”
(“Xa cách”)
Và để không bơ vơ, cô đơn giữa cuộc đời, ông đã lựa chọn bám víu vào tình yêu. Vì vậy tình yêu đã trở thành mục đích sống, là động lực để sống đối với ông:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào…”
(“Bài thơ tuổi nhỏ”)
Những nỗi băn khoăn, trắc trở của cuộc sống trong thơ Xuân Diệu
Bên cạnh niềm khao khát sống mạnh liệt, khao khát tình yêu cháy bỏng thì trong thơ Xuân Diệu còn phảng phất những nỗi băn khoăn, trăn trở của cuộc đời, ông không ngừng đặt ra những câu hỏi thảng thốt, lo âu, những câu hỏi mà trong đó ẩn chứa cả một niềm trăn trở trước cuộc đời:
“Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”
(“Chiều”)
Vẫn là sự băn khoăn về vô hạn của cuộc đời. Con người thì nhỏ bé mà vũ trụ lại rộng lớn, làm sao biết trước được điều gì sẽ xảy ra… Điều đó nó sẽ đến như thế nào, sẽ ra sao nếu ta đón nhận nó, và sẽ ra sao khi ta không đón nhận nó, vẫn chưa có câu trả lời nào cho ngày mai. Và liệu rằng ngày mai có đến hay không.. Một sự bất lực rõ nét trong thơ ca của Xuân Diệu…
Phong cách thơ Xuân Diệu có sự kết hợp hiện đại với truyền thống
Trong thơ Xuân Diệu ta thấy ngôn ngữ vẫn có những từ cổ quen thuộc: buồn cô liêu, người du tử, buồn tiêu tao, ta như cô khách… Nỗi niềm trân quý cuộc sống ấy đã được chuyển háo vào thơ theo một cách rất riêng. Nhưng cái riêng ấy lại được tạo nên từ cái quen thuộc. Đó là sự kết hợp của truyền thống phương Đông với tinh thần dân chủ hiện đại của phương Tây. Xuân Diệu cũng mượn thiên nhiên để giãi bày nỗi lòng của mình như các nhà thơ xưa dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Nhưng cái ngụ tình trong thơ Xuân Diệu lại mượn hình ảnh thiên nhiên quen thuộc gần gũi:
“Càng cao càng lạnh trao lôi,
Trên cung xanh vắng lạnh thôi mấy chừng!”
(Bụi mưa mờ cũ)
Đặc sắc nghệ thuật trong phong cách thơ Xuân Diệu
Trong thơ Xuân Diệu không chỉ mới mẻ về cách dùng từ, cách đặt câu, hình ảnh mới mẻ mà còn mới ở cái cảm xúc ông mang đến cho người đọc. Ở thời đại Thơ mới, ông thể hiện được cảm xúc mới mẻ, một nỗi niềm khát khao mới, một tình yêu mới, một triết lý sống mới – một sức sống dạt dào, sôi nổi, đầy nhiệt huyết. Và không thể không kể đến đó là một quan niệm nhân sinh mới.
Kho tàng thơ của ông rất đa dạng và phong phú, nhiều thể loại sáng tác, nhiều đề tài mới lạ, nhiều sự phản ánh mà đó giờ chưa một nhà thơ nào lên tiếng. Không chỉ thế ông còn đa dạng và phong phú trong cách dùng từ, cách sử dùng các hình ảnh một cách hài hòa, sinh động. Và đặc biệt hơn hết là bút pháp nghệ thuật của ông luôn đặc sắc, tạo được dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Xuân Diệu quả nhiên xứng đáng với danh xưng “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Gợi ý kết đề đánh giá đặc điểm và phong cách thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu là một trong những cái tên có sức hút mạnh mẽ trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ở thi nhân, người ta tìm thấy sự giao cảm mãnh liệt với đời và người. Nếu như trước Cách mạng tháng 8, Xuân Diệu được coi là gương mặt tiêu biểu nhất của phong trào thơ ca lãng mạn và được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”.
Khát vọng sống cùng khát vọng đổi mới thơ ca đã hòa quyện cộng hưởng nhuẫn nhuyễn trong phong cách thơ Xuân Diệu để tạo nên tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Cũng như khát vọng sống mạnh mẽ, nhiệt tình và sôi nổi, cùng với phong cách thơ Xuân Diệu đầy riêng biệt, thơ của thi sĩ sẽ tiếp tục hành trình trong cuộc sống hôm nay cũng như mai sau.
Hy vọng bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và phân tích phong cách thơ Xuân Diệu. Chúc bạn luôn học tập tốt!.