Định nghĩa lực là gì? Lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát trong vật lý

Bài viết giúp bạn hiểu rõ khái niệm lực trong vật lý – một đại lượng vector biểu thị sự tác động giữa các vật thể. Qua đó, bài viết trình bày ba loại lực phổ biến: lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), lực đàn hồi (xuất hiện khi vật bị biến dạng) và lực ma sát (cản trở chuyển động giữa các bề mặt tiếp xúc). Mỗi loại lực đều được giải thích với ví dụ thực tiễn sinh động, giúp người học dễ hình dung và áp dụng vào bài tập cũng như đời sống.

Mục lục

    Định nghĩa lực

    Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả tạo ra gia tốc cho vật hoặc làm vật biến dạng.

    Đặc điểm của lực:

    • Gốc tại điểm đặt lực
    • Phương, chiều là phương chiều của lực
    • Độ dài của lực tỉ lệ với cường độ lực theo một tỉ lệ cho trước
    • Ký hiệu: F
    • Đơn vị: N (Niutơn)

    Định nghĩa xung lượng của lực

    Xung lượng của lực (hay còn gọi là xung của lực) là một đại lượng véc tơ được tính bằng tích của lực F⃗  và thời gian lực tác dụng lên vật Δt.

    Đặc điểm của xung lượng của lực:

    • Điểm đặt: đặt vào vật
    • Phương, chiều trùng với phương chiều của \(\vec{F}\)
    • Độ lớn: \(\vec{F}\times\Delta t\)
    • Đơn vị: N.s

    Định nghĩa lực cơ học

    Lực cơ học là một đại lượng véc tơ có điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

    Các lực cơ học gồm: lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát và lực hướng tâm.

    Lực hấp dẫn

    • Có điểm đặt: tại trọng tâm của vật
    • Cùng phương ngược chiều
    • Biểu thức: \(F_{hd}= G \times \frac{m_{1}\times m_{2}}{R^{2}}\)

    Trong đó:
    Fhd: lực hấp dẫn
    m1, m2: khối lượng của 2 vật
    R: khoảng cách giữa 2 chất điểm
    G: hằng số hấp dẫn

    Lực đàn hồi

    • Có phương trùng với lực của lò xo
    • Có chiều chống lại sự biến dạng
    • Biểu thức: \(F_{dh}= k \times \left | \Delta l \right |\)

    Trong đó:

    k: hệ số đàn hồi của lò xo
    \(Δl\): độ biến dạng của lò xo

    Lực ma sát

    Gồm lực ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn. Nhưng chủ yếu và phổ biến nhất là lực ma sát trượt.
    Có điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
    Có phương song song với bề mặt tiếp xúc.
    Có chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.
    Biểu thức : \(F_{mst}= \mu_{t}\times N\)
    Trong đó :

    μt :Hệ số ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc của 2 vật
    N: áp lực của hai vật

    Lực hướng tâm

    • Có điểm đặt lên vật.
    • Có phương trùng với đường thẳng nối vật và tâm quỹ đạo.
    • Có chiều từ vật hướng vào tâm quỹ đạo.
    • Biểu thức : \(F_{ht}= m\times a_{ht} = m\times \frac{v^{2}}{r} = m\times \omega^{2} \times r\)

    Trong đó:

    r là bán kính quỹ đạo.
    m là khối lượng vật (kg).
    ω là tần số góc của chuyển động (rad/s).
    v là vận tốc dài của chuyển động (m/s).

    Trên đây là bài viết về Định nghĩa lực. Nếu có bất kì thắc mắc hay ý kiến đóng góp các bạn để lại bình luận bên dưới nha. Cảm ơn các bạn ^^ Nếu thấy hay thì chia sẻ nhé <3

    Chia sẻ định nghĩa này