P.r là gì? Lịch sử phát triển của ngành p.r như nào? Ưu nhược điểm và công việc cần làm của ngành p.r là gì? Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu về P.r cũng như những nội dung liên quan qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm P.r là gì?
- P.r là gì? P.r là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên không phải ai cũng biết khái niệm p.r là gì. P.r là tên viết tắt của public relations có nghĩa là quan hệ công chúng. Đây là một tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hay một bộ phận trong công ty có nhiệm vụ gắn kết các tổ chức doanh nghiệp với khách hàng, với cộng đồng xã hội.
- Hiểu một cách đơn giản, p.r một kênh truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh của công ty, cá nhân nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng xung quanh từ đó cải thiện cái nhìn của họ về công ty, cá nhân đó.
- Ngoài ra, p.r còn chịu trách nhiệm trong việc gắn kết các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với nhau và với khách hàng của họ để đạt được những mục đích mà họ hướng tới.

Lịch sử phát triển của ngành P.r
P.r là gì là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng p.r chỉ mới xuất hiện. Tuy nhiên, p.r được biết đến từ rất lâu rồi. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà sử học cũng như các nhà kinh tế học thì p.r xuất hiện trước khi thành lập nước Mỹ và nguồn gốc của nó thì chưa rõ ràng.
Nhiều nghiên cứu cho rằng p.r ra đời ở Trung Quốc từ khoảng hơn 9000 năm trước nhưng cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng p.r Mỹ mới là cha đẻ của p.r. Những nghiên cứu này chưa được khẳng định rõ ràng và nguồn gốc xuất xứ của p.r là một ẩn số mà nhiều người thắc mắc.
Tuy nhiên, dù ra đời ở đâu thì không thể phủ nhận p.r thực sự trở nên bùng nổ, phát triển như hiện nay là bởi người Mỹ. Với sự phát triển kinh tế vượt bậc và nhanh chóng, Mỹ không khó để trở thành cường quốc lớn mạnh nhất thế giới. Cùng với sự phát triển chung đó, p.r cũng ngày càng phát triển và trở thành một ngành mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong tổng số thu nhập quốc doanh.
Một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của ngành p.r là sự ra đời của kỹ thuật in của Johann Gutenberg vào năm 1450. Cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt các phương tiện kỹ thuật khác đã tác động mạnh mẽ đến ngành p.r và được họ ứng dụng một cách linh hoạt để phục vụ cho công việc của mình.
Năm 1920, một công ty của Mỹ làm trong ngành bất động sản đã phát động một chương trình phân bố miễn phí 50 hecta đất cho những nhập cư đến nước Mỹ trước năm 1925. Đây được coi là hoạt động p.r đầu tiên và cũng mở đầu cho sự bùng nổ của ngành p.r.
Tiếp bước những thành công trong hoạt động p.r của công ty bất động sản trên, rất nhiều các công ty khác cũng ứng dụng p.r trong hoạt động kinh doanh của mình, không chỉ trong phạm vi nước Mỹ mà đã mở rộng ra toàn thế giới và trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong những năm gần đây, hoạt động p.r thực sự bùng nổ và trở thành một trong những ngành có mức doanh thu cũng như lợi nhuận đứng đầu. Rất nhiều các công ty hoạt động chuyên về lĩnh vực p.r thành lập đáp ứng nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp hay các cá nhân.

Vai trò và chức năng của P.r là gì?
Khi đã nắm được khái niệm P.r là gì cũng như lịch sử hình thành của P.r thì chúng ta cũng cần nắm được những vai trò cũng như chức năng của P.r. Dưới đây là những tóm tắt về các vai trò và chức năng điển hình của P.r
Vai trò của P.r
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Hình ảnh thương hiệu sẽ được tăng cường khi khách hàng mục tiêu tìm hiểu nó thông qua một bên thứ 3. Một chiến lược quan hệ công chúng tốt giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh của mình theo cách mà họ muốn.
- Quảng cáo giá trị thương hiệu: PR được sử dụng để gửi các thông điệp tích cực phù hợp với giá trị của thương hiệu và hình ảnh của tổ chức. Điều này xây dựng danh tiếng cho thương hiệu.
- Tăng cường quan hệ cộng đồng: Chiến lược PR được sử dụng để truyền đặt rằng thương hiệu là một phần của xã hội. Điều này giúp xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ giữa thương hiệu với công chúng.
Chức năng của P.r
Chức năng của P.r là gì? Nhìn chung thì chức năng người quản lý quan hệ công chúng và công ty quan hệ công chúng được tóm tắt như sau:
- Dự đoán, phân tích, diễn giải ý kiến, thái độ và các vấn đề công chúng có thể tác động, vì lợi ích tốt hoặc xấu, các hoạt động và kế hoạch của tổ chức.
- Tư vấn quản lý ở tất cả các cấp trong tổ chức liên quan đến các quyết định chính sách, các khóa học về hành động và giao tiếp, trách nhiệm xã hội và đất nước của tổ chức.
- Bảo vệ uy tín của một tổ chức
- Nghiên cứu, tiến hành và đánh giá, trên cơ sở liên tục, các chương trình hành động và truyền thông để công khai các thông báo cần thiết cho sự thành công đúng với mục tiêu của tổ chức. Nó có thể bao gồm: tiếp thị, tài chính, gây quỹ, quan hệ nhân viên, công đồng hoặc chính phủ và các chương trình khác.
- Lập kế hoạch và thực hiện các nỗ lực để tác động hoặc thay đổi chính sách công
- Thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, lập ngân sách, tuyển dụng và đào tạo nhân viên, phát triển cơ sở trong ngắn hạn, quản lý các nguồn lực cần thiết để thực hiện tất cả những điều bên trên.
- Giám sát việc tạo nội dung để thúc đẩy tương tác của khách hàng và tạo khách hàng tiềm năng.
Phân loại P.r (quan hệ công chúng)
Khi đã nắm được khái niệm, lịch sử cũng như vai trò và chức năng của P.r là gì, chúng ta hãy xem xét đến việc phân loại P.r như sau:
- Quan hệ truyền thông: Thiết lập mối quan hệ tốt với các tổ chức truyền thông và đóng vai trò là nguồn nội dung của họ.
- Quan hệ nhà đầu tư: Xử lý các sự kiện của nhà đầu tư, phát hành báo cáo tài chính và hồ sơ pháp lý các nhà đầu tư, nhà phân tích, truy vấn phương tiện và khiếu nại.
- Quan hệ Chính phủ: Đại diện thương hiệu cho Chính phủ liên quan đến việc thực hiện các chính sách như trách nhiệm xã hội của công ty, cạnh tranh công bằng, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ nhân viên…
- Quan hệ cộng đồng: Xử lý các khía cạnh xã hội của thương hiệu và thiết lập một danh tiếng tích cực trong lĩnh vực xã hội như bảo vệ môi trường, giáo dục,…
- Quan hệ nội bộ: Tư vấn cho nhân viên của tổ chức về các chính sách, hành động, trách nhiệm của tổ chức và trách nhiệm của họ. Hợp tác với họ trong thời gian ra mắt sản phẩm, đặc biệt là các sự kiện.
- Quan hệ khách hàng: Xử lý các mối quan hệ với thị trường mục tiêu và dẫn dắt người tiêu dùng. Tiến hành nghiên cứu thị trường để biết thêm về sở thích, thái độ và ưu tiên của khách hàng. Từ đó tạo ra các chiến lược.
- Truyền thông tiếp thị: Hỗ trợ các nỗ lực tiếp thị liên quan đến ra mắt sản phẩm, chiến dịch đặc biệt, nhận thức về thương hiệu, hình ảnh và vị trí.

Ưu nhược điểm của P.r là gì?
Ưu điểm của P.r
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về p.r là gì thì cũng biết nó có rất nhiều ưu điểm. Một trong số những ưu điểm của p.r là:
- Đáng tin cậy: Nghề p.r là nghề quan hệ công chúng, là cầu nối liên kết giữa các bên với nhau thông qua trung gian là p.r. Do đó, để làm được p.r, bạn cần nhận được sự tín nhiệm của cả hai bên., Mặt khác, p.r còn là bộ phận đại diện cho hình ảnh của công ty trước công chúng. Chính vì điều này mà p.r rất đáng tin cậy.
- Chi phí thấp: Để gây dựng một hình ảnh tốt đẹp trước công chúng, đôi khi bạn cần bỏ ra số tiền rất lớn. Tuy nhiên, dưới sự làm việc của đội ngũ p.r tài năng, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc này. Họ làm việc một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, và có thể đem lại một khoản lợi nhuận cho công ty với chi phí bỏ ra thấp hơn rất nhiều. Chính vì lý do này mà mỗi công ty đều có một bộ phận p.r riêng.
- Tránh được các rắc rối: Như đã nêu ở trên, p.r là đội ngũ đáng tin cậy. Vì điều này nên những thông tin các p.r đưa ra được công chúng đón nhận với tư cách thông báo chứ không phải quảng cáo. Với một đội ngũ p.r, các công ty cũng tránh được không ít những rắc rối do phát ngôn không chuẩn xác hoặc những rắc rối do một vài sự cố gây nên.
- Hướng dẫn từng nhóm đối tượng cụ thể: Công việc của các p.r là quan hệ công chúng, tạo hình ảnh cho công ty, liên kết với khách hàng và cộng đồng. Do đó, hơn ai hết, p.r là những người hiểu khách hàng nhất. Họ có thể phân loại từng nhóm khách hàng để hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết.
- Hình ảnh doanh nghiệp: Hơn ai hết, p.r là những người tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp trước các đối tác và công chúng, đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của p.r.
Nhược điểm của P.r
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên, p.r cũng có những mặt hạn chế nhất định. Một trong số những điểm hạn chế của p.r là:
- Tính chính xác: Vì p.r là những người trực tiếp truyền tải thông điệp đến khách hàng cũng như quần chúng mà các thông tin được p.r cần phải đáng tin tuyệt đối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những thông tin này có thể bị thất lạc hay sai sót trong quá trình thực hiện dẫn đến những hậu quả vông cùng nghiêm trọng và gaay mất niềm tin cho khách hàng cũng như các đối tác.
- Ảnh hưởng đến hình ảnh công ty: Để làm được nghề p.r, bạn cần có rất nhiều kỹ năng và việc tuyển chọn cũng vô cùng khắt khe. Vì nếu bạn làm việc không cẩn thận hoặc để xảy ra bất kỳ sai sót gì có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và hủy đi công sức làm việc của rất nhiều người. Điều quan trọng là hình ảnh của công ty sẽ bị xấu đi trong mắt công chúng mà không dễ dàng thay đổi được.
- Các thông điệp truyền tải không thống nhất: Sai sót này rất hiếm khi xảy ra vì các p.r thường làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, do một vài nguyên nhân nào đó mà có thể có sự khác nhau giữa các thông tin được truyền đi và điều này gây nên những hoang mang trong công chúng.

Những công việc của ngành P.r
Đôi khi chúng ta bắt gặp đâu đó những nhân viên p.r nhưng lại không hiểu p.r là gì và công việc họ làm là gì?
- Tạo dựng hình ảnh cho công ty: Như đã nêu ở phần p.r là gì, p.r là những người tạo dựng hình ảnh cho công ty, mang đến cho khách hàng, công chúng một hình ảnh hoàn mỹ nhất với thông điệp uy tín, chất lượng, cam kết làm ăn lâu dài.
- Truyền tải thông điệp: Trong hoạt động xúc tiến thương mại, p.r có nhiệm vụ truyền tải các thông điệp đến với khách hàng và các đối tác cũng như công chúng. Bằng cách này, họ giúp các sản phẩm của công ty nhanh chóng đi vào tiềm thức của khách hàng và tạo ra những ấn tượng tốt.
- Quan hệ với truyền thông: Để xây dựng hình ảnh cũng hư truyền tải các thông điệp của công ty đến với khách hàng, p.r cần tạo mối quan hệ tốt đối với giới truyền thông và các cơ quan có liên quan giúp công việc trong công ty diễn ra một cách suôn sẻ hơn.
- Tổ chức sự kiện: Một trong những hoạt động không thể thiếu trong các công ty đó là sự kiện như các buổi họp báo, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng, các buổi liên hoan, tri ân khách hàng…và rất nhiều các sự kiện thường niên khác.
Trên đây là một số thông tin về P.r là gì, lịch sử phát triển ngành P.r, những ưu nhược điểm của P.r cũng như những công việc P.r cần làm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề bài viết P.r là gì, hãy để lại câu hỏi bên dưới để cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu thêm nhé!
Cho em hỏi là . Em muốm học ngành này thì yếu tốc cần có là gì ạ . Em thấy bản thân mình có khiếu nc và đk khen là có tố chất lãnh đạo thuyết trình . Em có ý định sang trung quốc học nhưng k biết liệu môi trường bên trung có phù hợp với ngành học này không . Với cả . Ngành học này có được thỏa sức sáng tạo và k dập khuôn công thức không ạ
Chào em!
Công việc liên quan đến ngành P.r tương đối rộng. Tính cách của em tương đối phù hợp với P.r. Tuy nhiên, em cần xác định con đường P.r cụ thể mà mình đi theo. Mỗi đất nước, mỗi một môi trường học sẽ có những ưu điểm khác nhau. Em có thể du học châu Âu, hoặc học tại một trường ở Trung Quốc cũng rất ổn!
Chúc em sớm thành công!