Là nghệ sĩ đi tìm vẻ đẹp chân chính của nghệ thuật thì thi nhân nào cũng có những suy nghĩ và quan điểm riêng của mình. Khi soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ của nhà văn Nguyễn Đình Thi, ta nhận thấy mọi định nghĩa về thơ cũng chỉ mang tính chất tương đối, đồng thời tác giả cũng gợi mở ra những góc nhìn mới về nghệ thuật. Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu, phân tích, tóm tắt và soạn bài Mấy ý nghĩa về thơ qua những kiến thức dưới đây nhé!
Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ
Trước hết, muốn nắm được sâu sắc nội dung tư tưởng của toàn tác phẩm, người đọc cần có những thông tin cơ bản và cần thiết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm cũng như tác giả. Dưới đây là một số kiến thức hữu ích giúp bạn trong vấn đề này.
Đôi nét về nhà văn Nguyễn Đình Thi
- Nhà văn Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 và mất năm 2003. Quê gốc của ông ở Hà Nội, nhưng từ nhỏ cùng gia đình sinh sống tại Luông Pha-bang của Lào.
- Đến năm 1931, Nguyễn Đình Thi theo gia đình về nước.
- Năm 1941, nhà văn tham gia phong trào Việt Minh hoạt động cách mạng
- Từ năm 1942, ông tham gia viết sách báo, đồng thời hoạt động tích cực trong phong trào học sinh, sinh viên chống phát xít, và là thành viên của Hội Văn hóa cứu quốc.
- Năm 1945, Nguyễn Đình Thi trở thành đại biểu của Hội văn hóa cứu quốc tham dự Đại hội ở Tân Trào. Từ đây, ông cũng trở thành thành viên của Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Từ sau Cách mạng, ông tiếp tục giữ nhiều trong trách của Hội văn học – nghệ thuật nước nhà
- Từ năm 1958, Nguyễn Đình Thi trở thành Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.
- Ông được nhận giải thưởng về Văn học nghệ thuật trong đợt I của năm 1996.
- Nguyễn Đình Thi được biết đến là con người đa tài, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật ông tỏ ra là người có năng khiếu và miệt mài lao động cống hiến. Từ viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, làm báo… ông đều thông tỏ và dù trong lĩnh vực nào, Nguyễn Đình Thi cũng được công chúng yêu mến.
- Một số tác phẩm chính của Nguyễn Đình Thi cần kể đến như: Xung kích (tiểu thuyết, 1951), Vào lửa (tiểu thuyết, 1966), Người chiến sĩ (thơ, sáng tác 1956), Bài thơ hắc hải (1958), Dòng sông trong xanh (thơ, 1974)… Các tác phẩm kịch như Con nai đen (1961) và Hoa và Ngần (1975). Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Thi còn nổi tiếng với các tập tiểu luận như Mấy vấn đề về văn học (1956) và Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)….
Giới thiệu tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ
- Thể loại: Tiểu luận
- Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm được ra đời vào tháng 9 năm 1949 tại Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc. Sau đó, được đăng trên Văn nghệ số 10 trong năm 1949. Về sau, bài viết được đưa vào tập “Mấy vấn đề về văn học”. Khi soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, ta cần lưu ý đến hoàn cảnh ra đời tác phẩm để hiểu đúng nhất về nội dung.
- Tiểu luận “Mấy ý nghĩ về thơ” đã cho thấy quan điểm đúng đắn, mới mẻ, có chiều sâu về thơ của Nguyễn Đình Thi. Bên cạnh đó là những đề xuất táo bạo của tác giả trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ.
Tóm tắt Mấy ý nghĩ về thơ
Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, chúng ta cần tóm tắt được nội dung tác phẩm. Dưới đây là bản tóm tắt mấy ý nghĩ về thơ giúp bạn cô đọng và nắm bắt tốt nhất tư tưởng của tác giả Nguyễn Đình Thi.
Bài tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ nêu lên những suy nghĩ, những quan điểm độc đáo và mới mẻ đồng thời là những đề xuất của tác giả Nguyễn Đình Thi về thơ. Nhà văn khẳng định thơ chính là tâm hồn, là tiếng nói tâm tình của con người. Tuy nhiên, đó phải là tâm hồn có chiều sâu của tư tưởng, và phải được biểu đạt qua hình ảnh, qua nhạc điệu, nhịp điệu và ngôn ngữ.
Đường đi của nghệ thuật nói chung, của thơ nói riêng là từ tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến với bạn đọc. Thơ là sự cô đọng kết tinh, là sự tổng hợp tất cả những tinh túy trong ngôn ngữ. Nguyễn Đình Thi đã làm một phép đối sánh để làm bật lên sự nổi trổi của thơ: Nếu văn xuôi cho phép không mười phân hoàn hảo, thì thơ lại luôn đòi hỏi sự toàn bích.
Đối với thơ không vần, thơ tự do, Nguyễn Đình Thi đã bày tỏ quan điểm mới mẻ và đầy táo bạo như sau “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần hay không vần, chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ…” Đây được xem như là sự phá cách trong suy nghĩ cũng như tư duy đối với thơ truyền thống, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm đến chất lượng thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi.
Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ
Một tác phẩm nghệ thuật dù xuất sắc và nổi bật đến đâu, để được yêu thích bởi đọc giả thì nó cần được phân tích và tìm hiểu cụ thể. Và tác phẩm này cũng không phải là ngoại lệ. Do vậy, việc phân tích và soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp và giá trị của toàn tác phẩm
Bố cục Mấy ý nghĩ về thơ
Khi soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, chúng ta nhận thấy tác phẩm có thể chia làm bốn phần riêng biệt:
- Phần 1 – Từ đầu đến “là thơ”: Nhà văn nêu ra những định nghĩa về thơ, đồng thời khẳng định không có một định nghĩa đầy đủ
- Phần 2 – Tiếp theo đến “ngọn lửa”: Sự đồng cảm tự nhiên giữa nhà thơ và bạn đọc là sự rung động
- Phần 3 – Tiếp theo đến “biết nhìn”: Vấn đề hình ảnh trong thơ cũng sự sự kì diệu của nó
- Phần 4 – Tiếp theo đến “toàn bích”: Thơ tự do và thơ không vần
- Phần 5 – Đoạn còn lại của tác phẩm: Thơ trong thời đại mới
Đặc trưng cơ bản của thơ là biểu hiện của tâm hồn con người
- Câu hỏi tu từ đã ngầm khẳng định “đầu mối của thơ ca có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”. Như vậy, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định rõ ràng để có những vần thơ giá trị thì phải xuất phát từ tâm hồn con người, phải có những rung động thơ, sau đó mới có thể làm thơ.
- Thơ và con người cần có sự tác động và qua lại lẫn nhau. Làm thơ chính là cách để con người bộc lộ tình cảm, trạng thái và tâm lý.
- Làm thơ giúp thể hiện sự rung động tâm hồn dù bằng lời hay những dấu hiệu thay lời nói.
Bên cạnh đó, một số đặc trưng khác của thơ ca được nhà văn đề cập đến mà chúng ta cần lưu ý khi soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ:
- Hình ảnh thơ: vốn là những hình ảnh thực bắt nguồn từ trong tâm hồn khi người ta sống trong một trạng thái hoặc hoàn cảnh nào đó.
- Tư tưởng thơ: Trong thơ, tư tưởng cần phải gắn liền với cuộc sống đời thường.
- Cảm xúc trong thơ: Thơ có giá trị phải có cái hồn, phải chứa đựng được cảm xúc và tư tưởng của tác giả. Tác giả Nguyễn Đình Thi khẳng định cảm xúc trong thơ gắn liền với tính chân thật và những hình ảnh từ cuộc sống
- Cái thực trong thơ: Thể hiện cảm xúc và những gì chân thực trong suy nghĩ của người viết
Quan điểm của nhà văn về thơ tự do và thơ không vần
“Thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần, chỉ có vấn đề thơ thật và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ…” Đó là quan điểm độc đáo và khác biệt của Nguyễn Đình Thi. Đây cũng là những định hướng về cách hiểu thơ, vấn đề cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả. Nhìn chung, khi soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, chúng ta thấy đây là một quan niệm tiến bộ và đúng đắn.
Sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ và các thể loại khác: Theo Nguyễn Đình Thi, ngôn ngữ trong thơ sẽ có nhiều khác biệt so với những thể loại văn học khác. Nhà văn cũng chỉ rõ, nếu ngôn ngữ kịch chủ yếu là đối thoại, ngôn ngữ truyện và kí chủ yếu là tự sự thì ngôn ngữ của thơ lại mang tính nhịp điệu. Điểm đặc biệt trong thơ ca chính là sự kết hợp tinh tế giữa hình ảnh, nhịp điệu và cảm xúc để tạo nên những sự ngân vang mãi trong lòng bạn đọc.
Nhận xét về nghệ thuật lập luận của nhà văn trong tác phẩm
Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, chúng ta có thể thấy nghệ thuật lập luận của nhà văn có thể được tóm tắt như sau:
- Phong cách chính luận kết hợp trữ tình và nghị luận.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận sắc sảo đanh thép chặt chẽ
- Vận dụng linh hoạt các phương thức lập luận, phân tích, so sánh, bác bỏ…
- Ngôn ngữ phong phú chọn lọc, từ ngữ đa dạng được vận dụng linh hoạt và đầy sáng tạo.
Phân tích tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ
Tác phẩm của Nguyễn Đình Thi hướng đến những suy nghĩ mới mẻ và đầy tính gợi mở, chứ không bó buộc và khép kín trong một định nghĩa nhất định về thơ. Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, người đọc sẽ nhận ra đây thực sự là một bài phát biểu giàu giá trị thể hiện quan điểm đúng đắn về thơ.
Phần đầu tác phẩm, Nguyễn Đình Thi đối thoại cùng bạn đọc về một số khái niệm và định nghĩa về thơ từng chi phối quan niệm và cách sáng tạo nên những tác phẩm của đại bộ phận các thi nhân đương thời. Sau đó, nhà văn đưa ra ba cách nhìn nhận về thơ.
Sang phần tiếp theo của bài luận, nhà văn đã miêu tả sinh động trạng thái tâm hồn con người khi có những rung động thơ, đồng thời cũng nhắc đến vai trò của bài thơ trong việc thể hiện và làm lan truyền sự rung động ấy. Theo Nguyễn Đình Thi, thơ có một khả năng tuyệt vời là bảo lưu sống động trạng thái tâm hồn của nhà thơ, thông qua việc thể hiện những “chữ”, những “lời”.
Tác giả khẳng định rõ nét “thơ không nói bằng ý niệm thuần túy” mà “thơ phải có tư tưởng và ý thức”. Con đường thơ ca mang lại có sức lay động tâm hồn, vì vậy nó cần phải có hình ảnh và giai điệu. Nhà văn sử dụng những hình ảnh cụ thể để diễn đạt tư tưởng của mình chính là “tia lửa” “bó sáng”. Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, người đọc cần lưu ý đến cách thể hiện tư tưởng và suy nghĩa mà nhà văn Nguyễn Đình Thi đã sử dụng.
Nhắc đến “tiếng” và “chữ” trong thơ, nhà văn khẳng định nó không chỉ có giá trị “ý niệm”. Nguyễn Đình Thi đã có những hình ảnh rất đẹp và đầy đắt giá như “mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy. Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến mà nó còn ở tất cả những vùng xung quanh ngọn nến”. Do đó, ý thơ không chỉ dừng lại ở câu chữ, mà nó ở tất cả những gì được vây bọc xung quanh.
Bên cạnh đó, “nhịp điệu” chính là yếu tố quan trọng được nhà văn đề cập đến trong bài viết của mình. Do đó, soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò và sức mạnh của nhịp điệu trong thơ.
Phần cuối của tác phẩm, Nguyễn Đình Thi bàn luận về thể thơ tự do và thơ không vần. Ở đây, nhà văn cho rằng một nền thơ không chỉ có một sự lựa chọn duy nhất đối với một hình thức thơ nào đó. Và dù được viết theo thể thơ nào đi chăng nữa, điều quan trọng miễn là thơ cần phản ánh đúng tâm hồn của con người mới ngày nay, thể hiện được tâm tư cũng như suy nghĩ của người viết.
Nguyễn Đình Thi cũng khẳng định, nghệ thuật có những kỉ luật và quy tắc riêng của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là sự trói buộc hay là những lề lối sẵn mang tính lối mòn. Bỏ đi những luật lệ máy móc và giới hạn chỉ còn trong sức đi xa của mình. Đến đây khi soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, chúng ta nhận thấy quan điểm về nghệ thuật nói chung, về thơ ca nói riêng của Nguyễn Đình Thi đã đạt đến một bước tiến mới, riêng biệt và có sức độc đáo.
Mấy ý nghĩ về thơ là một bài viết điển hình cho phong cách nghệ thuật sáng tác cũng như tư tưởng và quan điểm của Nguyễn Đình Thi trong suốt quá trình hoạt động văn nghệ của mình. Tiếp cận với tác phẩm ta trân trọng những đột phá trong suy nghĩ của nhà văn, đồng thời cũng trân trọng những ý nghĩa sáng tạo này. Do đó, soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, chúng ta cần lưu tâm đến sự đổi mới trong quan điểm thơ của tác giả để từ đó nắm được giá trị của tác phẩm.
Bài viết trên đây về tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi hi vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập cũng như nghiên cứu của mình. Nếu còn câu hỏi nào liên quan hay có bất kì đóng góp gì cho chủ đề Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng nhau trao đổi thêm nhé!
Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông: Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài
Xem thêm >>> Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt – Kim Lân
Ad ơi, có bài viết Phân tích phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi ko?
Dinhnghia.vn sẽ sớm có bài phân tích phong cách của Nguyễn Đình Thi nha bạn. Bạn nhớ theo dõi và ủng hộ nha! Thân!