Được mệnh danh là nhà thơ có phong cách nghệ thuật độc đáo, Tản Đà đã mang chữ ngông của mình vào nhiều tác phẩm. Soạn bài Muốn làm thằng cuội và Phân tích cái ngông trong bài thơ này sẽ giúp chúng ta cảm nhận được tác phẩm này tiêu biểu cho cá tính rất riêng của một nhà thơ của sầu và mộng, đầy chất ngông mà lại đa tình. Cùng DINHNGHIA.VN soạn bài Muốn làm thằng cuội của Tản Đà qua bài viết dưới đây!
Giới thiệu nhà thơ Tản Đà và tác phẩm Muốn làm thằng cuội
Cũng như nhiều tác phẩm nghệ thuật khác, Muốn làm thằng cuội mang một vẻ đẹp rất riêng, đặc biệt nó chứa đựng chất ngông cá tính của người thi sĩ. Để hiểu sâu sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ, chúng ta cần nắm được một số thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm cũng như soạn bài thật chi tiết.
Đôi nét về tác giả Tản Đà
Nhà thơ Tản Đà sinh năm 1889 và mất năm 1939, tên khai sinh của ông là Nguyễn Khắc Hiếu. Quê ông tại làng Khê Thượng, thuộc huyện Bất Bạt của tỉnh Sơn Tây, ngày nay thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Xuất thân của ông là nhà nhơ, nhưng hai lần thi cử lều chõng nhưng đều không đỗ. Tản Đà chuyển sang sáng tác nghệ thuật và sớm nổi tiếng vào những năm 20 của thế kỉ XX.
Thơ ca lịch sử ghi chép lại về Tản Đà như một nhà Nho lận đận trong khoa cử và chuyển sang làm thơ và viết báo. Nhìn chung, thơ của Tản Đà chất chứa xúc cảm lãng mạn, đậm đà bản sắc của dân tộc với nhiều những độc đáo, sáng tạo và mới mẻ. Điểm đặc biệt trong phong cách thơ của ông chính là cá tính rất riêng, là cái ngông kiêu kì mới lạ, thơ ông chính là gạch nối cho hai nền thơ ca cổ điển và hiện đại của đất nước ta.
Một số tác phẩm nổi tiếng của Tàn Đà được biết đến như Khối tình con thơ I, II, giấc mộng con một I (tiểu thuyết), Giấc mộng con II (tiểu thuyết), Giấc mộng lớn (tự truyện) hay Thề non nước (tiểu thuyết)…. Soạn bài Muốn làm thằng cuội trong chương trình đã học là bài thơ điển hình cho phong cách của nhà thơ.
Giới thiệu bài thơ Muốn làm thằng cuội
Muốn làm thằng cuội tiêu biểu cho chất ngông trong cảm hứng nghệ thuật và phong cách thơ ca của Tàn Đà. Được viết theo thể thất ngôn bát cú – bài thơ được những nội dung trang trọng mà cũng trần đầy sự dung dị. Khi soạn bài Muốn làm thằng cuội, người đọc sẽ nhận thấy nét đặc biệt trong chất ngông trữ tình này.
Đặc biệt, điều ấn tượng đối với người đọc khi tìm hiểu về tác phẩm này chính là giọng điệu ngông ngênh và tư tưởng bất đắc dĩ của Tản Đà lại trái ngược hoàn toàn với tính chất của thể thơ thất ngôn bát cú. Tác phẩm Muốn làm thằng cuội nằm trong quyển tiểu thuyết Khối tình con I (được xuất bản trong năm 1917).
Soạn bài Muốn làm thằng cuội qua một số câu hỏi – Ngữ Văn 8
Muốn làm thằng cuội chính là những khát vọng, suy nghĩa cùng tâm sự của hồn thơ Tản Đà với cái ngông đặc biệt. Bên cạnh đó, nghệ thuật bài thơ đặc sắc trong nét phá cách của thể thơ truyền thống với ngôn ngữ dung dị gần gũi. Soạn bài Muốn làm thằng cuội sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ.
Bố cục của bài thơ Muốn làm thằng cuội
- Hai câu đề: Tâm sự chán nản của tác giả về thực trạng trần gian
- Hai câu thực: Mộng tưởng của tác giả về thế giới thần tiên
- Hai câu luận: Mong muốn và ước mơ được thoát li thực tại
- Hai câu kết: Viễn cảnh về cuộc sống hạnh phúc của nhà thơ
Tiếng than và những lời tâm sự của nhà thơ với chị Hằng
Tâm trạng nhàm chán thực tại được thi sĩ giãi bày và thổ lộ cùng chị Hằng. Đây chính là những lời giãu bày của sự cô đơn và lạc lõng trước thời cuộc, sự bất hòa với thực tại nhàm chán. Soạn bài Muốn làm thằng cuội, chúng ta sẽ thấy nhà thơ đã đề cập đến sự tẻ nhạt này thông qua các chi tiết như:
- Xã hội thực dân nửa phong kiến bất nhân, tàn ác, thối nát
- Mang nỗi buồn mất nước, nỗi nhục sống trong cảnh lầm than
- Mang nỗi sầu của cảnh long đong, bế tắc và lận đận
- Nhà thơ vốn là thi sĩ lãng mạn, phóng túng không bằng lòng với cuộc sống tù túng hiện tại
- Bản thân nhà thơ không đủ sức để có thể thay đổi thực tại
Vẻ đẹp trong câu thơ cuối cùng của tác phẩm Muốn làm thằng cuội
Đọng lại trong tâm trí của người đọc là câu thơ cuối bài với sự kết hợp hoàn hảo giữa chất ngông điên cuồng và sự lãng mạn trữ tình của thi nhân Tản Đà. Câu thơ cuối chính là mơ ước thoát tục, là khát khao thoát khỏi hiện tại nhàm chán, lạc lõng để giữ thê lương.
Có thể nói khi soạn bài Muốn làm thằng cuội, người đọc sẽ thấy cái cười trong câu thơ này thật đa nghĩa, chúng ta có thể thấy một số nghĩa nổi bật cho cái cười này như sau khi soạn bài Muốn làm thằng cuội:
- Thể hiện niềm vui mừng khi được thỏa mãn khát vọng lên cõi tiên
- Thể hiện cái thế gian mà nhà thơ đang muốn từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường đầy buồn chán
- Thể hiện sự giễu cợt và mỉa mai khi nhà thơ Tản Đà ở vị trí cao hơn cái cõi trần phàm tục lạc lõng mà ông đang sống.
Những yếu tố giúp tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ
- Cái chất ngông rất riêng với giọng điệu ngông nghênh, ngang tàng được bật phá trong thể thơ cổ truyền thống
- Trí tưởng tưởng bay bổng và đầy sáng tạo của Tản Đà
- Ngòi bút phóng khoáng với những xúc cảm dạt dào tạo nên cuộc trò chuyện hấp dẫn và lý thú
- Những cách tân mới mẻ thể hiện cái tôi của thi nhân
- Ngôn ngữ dung dị, bình dân, đời thường
- Giọng điệu nhẹ nhàng và trữ tình, kết hợp với sự hóm hỉnh, bông đùa, ngông nghênh
Những hình ảnh đối nhau trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội
Soạn bài Muốn làm thằng Cuội, chúng ta không thể không nhắc đến những hình ảnh, hành động cũng như ý tứ đối nhau trong bài thơ, điển hình như:
- Hình ảnh: cung quê – cành đa
- Hành động: ngồi – nhắc
- Ý tứ: thăm dò – đề nghị
Phân tích Muốn làm thằng cuội để thấy chữ ngông của Tản Đà
Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những tâm sự của nhà thơ về thế giới thực tại với chị Hằng, qua đó bộc lộ mong ước thoát tục lên cung trăng của thi nhân. Sau khi soạn bài Muốn làm thằng cuội, chúng ta cùng phân tích cái ngông của nhà thơ để hiểu rõ hơn tâm sự mà Tản Đà gửi gắm trong bài thơ này.
Tâm sự chán nản của nhà thơ về thực tại trần gian
Hai cầu đề của bài thơ cất lên thật tự nhiên với ngôn ngữ đời thường dung dị. Câu thơ đầu mở bài là tiếng than nhẹ nhàng mà vương vấn đọng lại mãi trong tâm trí người đọc:
“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi”
Hoàn cảnh để khơi nguồn cảm hứng cho người thi nhân chính là vào một đêm thu trăng sáng, nhà thơ bị nỗi nhàm chán, nồi sầu nơi trần thế xâu xé, nên chỉ biết ngẩng lên và tâm sự cùng chị Hằng. Động từ “buồn lắm” nghe sao thê lương mà lẻ loi đến vậy. Thán từ “ơi” được đặt cuối câu khiến cảm xúc nhẹ nhàng, lại có một nỗi chơi vơi hằn sâu. Soạn bài Muốn làm thằng cuội chúng ta không thể quên phân tích câu thơ dung dị mà giầu ý nghĩa này.
Câu thơ thứ hai tiếp nối nỗi buồn bởi từ “chán” rất biểu cảm trữ tình khiến giọng thơ thân mật duyên dáng. Thoang thoảng trong từng câu thơ này là chút buồn man mán hoài vọng xa xăm không thể ngỏ, chỉ biết ngẩng lên mà tâm tư mà than cùng chị Hằng. Bởi thế mà nhà thơ của chúng ta cũng đã từng viết “Đời đáng chán hay không đáng chán?”
Lí do khiến thi nhân của chúng ta thấy buồn thấy chán là gì? Phải chăng trước hết đó chính là chí hướng của nhà thơ không thể thực hiện, khi mà hai lần lều chõng đi thi nhưng đều không đạt? Phải chăng đó chính là nỗi buồn, nỗi chán ở cái trần thế nặng trĩu, ngột ngạt với xã hội thực dân phong kiến thối nát, đê hèn và tù hãm.
Nhà thơ của chúng ta đang buồn bởi đất nước bị đô hộ, cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than ai mà không u sầu cho đặng? Đó cũng chính là tâm sự của cả một thế hệ đáng sống một cuộc đời nô lệ đầy tù túng. Câu thơ nhẹ nhàng mà trùng xuống bởi một loạt những thanh bằng. Một thi nhân đa sầu, đa cảm để mà nỗi buồn kết thành nỗi sầu bủa vây tâm hồn, chỉ còn cách tìm đến chị Hằng mà thổ lộ. Đến đây, khi soạn bài Muốn làm thằng cuội, người đọc đã cảm thông biết bao với tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
Mộng tưởng của nhà thơ về thế giới thần tiên
Hai câu thơ tiếp theo vẫn là những tâm sự, ước vọng và mộng tưởng của Tản Đà về thế giới cung trăng:
“Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi”
Hai câu thơ thực mở lời với sự ướm hỏi chân thành nhẹ nhàng “đã ai”, để rồi mới mộng tưởng bám cây đa để lên chơi. Cung trăng, cung quế chắc hẳn đẹp, thơ mộng và trữ tình lắm. Nó khác xa với cái xã hội với lũ tay sai cường hào địa chủ chuyên áp bức bốc lột người nông dân. Nó khác hẳn với thực tại thối nát bị đè nén khốn cùng và đầy tăm tối.
Dấu chấm hỏi cuối câu thơ cùng với câu hỏi tu từ khiến giọng thơ trở nên man mán bâng khuâng. “Cành đa” đã trở thành cầu nối hai thế giới mơ và thực, giữa mộng tưởng với thực tại. Nó cũng chính là chiếc thang kì diệu để chị Hằng nơi cung trăng có thể nhắc thi sĩ lên chơi và tâm sự. Hai câu thơ cho thấy giấc mộng thoát li, một giấc mộng chán ngán chất chứa chỉ muốn thoát khỏi thực tại tù túng tầm thường.
Mong muốn và ước mơ được thoát li thực tại
Hai câu luận 5 và 6 tiếp tục với mơ ước được thoát li của nhà thơ. Soạn bài Muốn làm thằng cuội, người đọc cần phân tích kĩ hai câu thơ này:
“Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió, cùng mây thế mới vui”
Có chị Hằng để trút bầu tâm sự, có cung trăng cung quế làm nơi nương tựa tâm hồn mới thấy đỡ “tủi”, mới thỏa thích “thế mới vui”. Nơi thần tiên ấy có gió, có mây, có những điều kì diệu mà xã hội thực tại không thể có. Nhà thơ đã sử dụng rất tài tình các điệp ngữ “có” và “cùng” kết hợp với phép đối và cách ngắt nhịp 2/2/3 giúp làm nhấn mạnh cảm giác vui vẻ hạnh phúc của nhà thơ qua trạng thái “vui” được đặt ở cuối câu.
Đến hai câu thơ này, cái ngông nghênh, chất điên cuồng thoát tục đã được dâng lên đến đỉnh điểm. Sẽ chẳng có gì cô đơn buồn chán nữa khi mà đêm rằm có chị Hằng, có gió trăng, có mây làm bầu bạn. Ngôn ngữ giản dị đời thường nhưng cũng chứa đựng chất tài hoa và phong tình.
Viễn cảnh về cuộc sống hạnh phúc của nhà thơ
Hai câu thơ kết bài chính là sự mỉa mai đầy chế giễu của thi sĩ với thực tại tầm thường nơi trần thế. Cái thú vui thoát li đã được diễn tả rất rõ nét qua hai câu thơ này, khi chúng ta phân tích và soạn bài Muốn làm thằng cuội:
“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười”
Đến đây, người đọc mới thấy rõ, nhà thơ không chỉ là muốn lên chơi, mà là muốn tự tại và ở đó suốt đời. Đây chính là tiếng cười chế giễu thế gian u tối thối nát kia. Nhà thơ cười cái sự bon chen nơi trần gian. Cái tư thế “tựa nhau” thật nhẹ nhàng và thân mật. Cái ngông cuối cùng trong hai câu thơ cuối chính là sự ngạo ngễ.
Bài thơ muốn làm thằng Cuội mang ý nghĩa và triết lý sâu xa là sự thể hiện mong muốn thoát li hiện tại cái xã hội hiện thời. Nhà thơ đã mơ đến chốn Bồng lai thanh nhàn để mà ngạo mạn nhìn đời, nhìn thế sự, để mà cười cái thực tại xấu xa… Bài thơ Muốn làm thằng cuội cũng chính vì thế mà tạo nên trong lòng người đọc một nỗi buồn nhẹ nhàng đầy man mác.
Soạn bài Muốn làm thằng Cuội cũng như phân tích cái ngông trong bài thơ, chúng ta thấy được một hồn thơ phóng khoáng, cá tính và đầy độc đáo đã khơi nguồn cho những sáng tạo của phong trào Thơ mới. Muốn làm thằng Cuội đã nói lên những tâm sự của thi nhân Tản Đà về mong ước thoát li khỏi xã hội tẻ nhạt và tầm thường, qua đó cho thấy chất thơ rất riêng của thi sĩ này.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay có những đóng góp liên quan khi soạn bài muốn làm thằng cuội cũng như phân tích cái ngông của thi nhân trong bài thơ, hãy để lại nhận xét để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!
Xem thêm >>> Soạn bài Tức nước vỡ bờ và Phân tích nhân vật chị Dậu
Xem thêm >>> Soạn bài Lão hạc ngắn nhất và Phân tích nhân vật Lão Hạc