lượm tố hữu và hình ảnh chú bé lượm nhí nhảnh đáng yêu

Lượm là bài thơ viết về chú bé liên lạc tuy còn nhỏ tuổi nhưng vô cùng dũng cảm. Phân tích Lượm Tố Hữu sẽ giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh về chú bé làm nhiệm vụ liên lạc, trao đổi thư từ cho các đơn vị trong thời kỳ hoạt động cách mạng. Cùng DINHNGHIA.VN tóm tắt, soạn bài và phân tích tác phẩm Lượm Tố Hữu qua bài viết dưới đây!

Giới thiệu tác giả và tác phẩm – Lượm Tố Hữu

Đôi nét về tác giả Tố Hữu

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2000) quê ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Tố Hữu đã được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Với lòng yêu nước và được lý tưởng cách mạng soi sáng Tố Hữu đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ cách mạng.

Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình ông đã sáng tác rất nhiều vần thơ hay và đặc sắc, có đóng góp lớp và kho tàng văn học cách mạng Việt Nam. Thơ của ông mang đậm chất lính và lòng yêu nước. Lượm là một trong những bài thơ tiêu biểu như thế.

Giới thiệu tác phẩm Lượm Tố Hữu

Tác phẩm Lượm Tố Hữu được sáng tác năm 1949 được rút ra từ tập thơ Việt Bắc. Bài thơ viết về chú bé Lượm. Một cậu bé hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, câu làm nhiệm vụ liên lạc cho cách mạng. Mặc dù cậu bé đã hy sinh nhưng hình ảnh chú bé hồn nhiên nhí nhảnh, yêu đời vẫn sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng quê hương đất nước.

phân tích tác phẩm lượm tố hữu

Cuộc gặp gỡ của Lượm và nhà thơ tại Huế

Mở đầu bài thơ Lượm Tố Hữu, hình ảnh ấn tượng nhất, khó phai nhất chính là hình ảnh một cậu bé liên lạc vui tươi, nhí nhảnh, vui vẻ. Khi tác giả gặp lại chú bé ở Hà Nội, trong lúc đang đi làm liên lạc. Hình ảnh của cậu bé khiến cho người tiếp xúc cũng cảm thấy vui vẻ và tràn đầy sức sống theo.

Trang phục của cậu bé khi đang trên đường đi làm nhiệm vụ

“Ngày Huế đổ máu,

Chú Hà Nội về…

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh”

Tác giả không quên cả về câu chuyện gặp chú bé Lượm ở Hà Nội. Mặc dù cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, chốc lát không có chủ định sẵn nhưng cậu bé Lượm đã để lại ấn tượng trong lòng tác giả vô cùng sâu sắc. Tác giả đã vui vẻ kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với cậu bé tự nhiên như một câu chuyện qua những vần thơ.

Để miêu tả hình ảnh cậu bé Lượm tác giả đã sử dụng hàng loại các từ láy như: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh,… sự kết hợp của từ láy và những vần thơ ngắn khiên cho câu thơ vừa có nhịp điệu nhanh, hào hứng, vừa vui tươi, nhí nhảnh như chính tính cách của cậu bé liên lạc nhỏ.

Không chỉ tác giả mà chính cách miêu tả của tác giả cũng khiến cho người đọc cảm thấy vui lây khi nghĩ về hình ảnh của chú bé Lượm. Cậu bé hiện lên qua vần thơ của Tố Hữu là một cậu bé thiếu niên nhỏ bé, luôn đeo một cái sắc nhỏ bên mình để đựng những lá thư của đơn vị cách mạng, cậu bé lúc nào cũng nhí nhảnh và vui tươi, đáng yêu và hồn nhiên.

Nối tiếp những dòng thơ vui tươi trong Lượm Tố Hữu tiếp tục là những hình ảnh nhí nhảnh đáng yêu của cậu bé.

“Ca nô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng…”

Không chỉ luôn mang bên mình một chiếc sắc nhỏ bé chứa những lá thư cách mạng mà trên đầu cậu bé lúc nào cũng đội một chiếc mũ ca nô nhỏ. Nhưng do cậu bé lúc nào cũng nhảy nhót, vui tươi khiến cho chiếc mũ ca nô bị lệch sang một bên.

Hình ảnh này hiện lên khiến người đọc mường tượng ra một cậu bé hồn nhiên và vô cùng đáng yêu. Ở cậu bé vẫn luôn toát lên hình ảnh tinh nghịch của một đứa trẻ hồn nhiên vô tư.

Chú bé được miêu tả với hình ảnh con chim chích, một loại chim nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, tiếng kêu của nó lúc nào cũng vang xa và vô cùng trong sáng. Trong đoạn thơ tác giả còn nhắc đến hình ảnh đường vàng đây là hình ảnh vô cùng sáng tạo, báo hiệu một vụ mùa vô cùng bội thu của bà con nông dân.

Đó là những cánh đồng lúa đã chín vàng. Hình ảnh đồng lúa còn là hình ảnh quen thuộc đối với tuổi thơ của một đứa trẻ Việt Nam, chú bé Lượm vui vẻ nhảy nhót chết cánh đồng vàng lúa khiến cho người đọc có liên tưởng như cậu bé đang được vui chơi ở cánh đồng rộng lớn của quê hương chứ không phải là một cậu bé đang phải làm những nhiệm vụ lớn lao.

Những hình ảnh đáng yêu nhí nhảnh của Lượm

Khi được hỏi về công việc liên lạc chú bé đã vui vẻ trả lời không chút do dự:

“Cháu đi liên lạc,

Vui lắm chú à.

Ở đồn Mang Cá,

Thích hơn ở nhà!”

Nói về công việc liên lạc nhiều gian khổ nhiều hiểm nguy, thậm chí có thể bị bắt bất cứ lúc nào nhưng cậu bé lại vui vẻ trả lời không chút do dự: “Cháu đi liên lạc / vui lắm chú à” Ở cậu bé thể hiện rõ niềm vui của một đứa trẻ khi được là điều nó yêu thích:

“Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

Thôi, chào đồng chí!

Cháu đi xa dần…”

Một cậu bé hồn nhiên, vô tư khi được nhắc về hiểm nguy khó khăn cậu lại vô cùng lạc quan yêu đời. Qua từng câu thơ của tác giả khiến người đọc thấy được sự vui vẻ, phấn khích của cậu bé khi được hỏi về việc đi liên lạc.

Tác giả miêu tả hình ảnh của cậu bé trái bồ quân đó là một trái cây màu đỏ ửng mọc nhiều trong rừng. Hình ảnh bồ quân như gần gũi và vô cùng quen thuộc với những người lính cụ Hồ. Hơn thế nữa đây lại là một loại cây có sức sống tuyệt vời.

Mặc dù sống ở nơi rừng rậm hoang vu, khắc nhiệt, ẩm thấp như nó có thể kết thành những quả bồ quân nhỏ bé nhưng đỏ ửng sáng một góc rừng. Màu đỏ đó không chỉ nổi bật mà nó còn đặc biệt, không lẫn với tất cả những loại quả khác. Cách so sánh của tác giả cũng như một biện pháp ẩn dụ khi kể về hình ảnh của cậu bé liên lạc nhỏ.

Mặc dù gặp lại người chú cậu bé rất vui nhưng cậu vẫn không quên nhiệm vụ của mình. Khi mà cậu nhanh chóng chào tạm biệt tác giả để tiếp tục công việc liên lạc của mình:

“Thôi chào đồng chí!

Cháu đi xa dần…”

Cậu bé chào nhà thơ là đồng chí vô cùng chững chạc, như một cách khẳng định chúng ta là những người cùng chiến tuyến, để khẳng định cháu hiểu cháu đang làm nhiệm vụ gì và sự quan trọng của nhiệm vụ đó. Cậu bé chào đồng chí nhưng lại xưng cháu khiến người đọc lại cảm nhận rõ hơn trong đó là sự vui tươi nhí nhảnh tinh nghịch của một cậu bé khi mà cậu dùng từ Đồng chí với tác giả.

lượm tố hữu và hình ảnh chú bé lượm nhí nhảnh đáng yêu

Sự hy sinh anh dũng của Lượm

Câu chuyện về chú bé liên lạc nhỏ bé nhưng lại vô cùng dũng cảm được tác giả tiếp tục kể với những hình ảnh thường nhật qua tác phẩm Lượm Tố Hữu. Vẫn chú bé đó, vẫn cái sắc đó, vẫn nhiệm vụ đó, và vẫn tinh thần sẵn sàng vượt mọi gian khổ đó dấu chân chú bé lại tiếp tục in dấu trên mảnh đất quê hương.

“Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo”

Tác giả không còn gọi Lượm là cháu hay chú bé nữa mà gọi chú bé ngang hàng với mình “chú đồng chí nhỏ” với tác giả Lượm không chỉ là một người cháu thân thiết mà cậu bé cũng chính là người đồng chí đồng đội của tác giả trên mặt trận cách mạng.

Tác giả miêu tả về sự gian nan khó khăn trên đường liên lạc của cậu bé “vụt qua mặt trận” Động từ vèo vèo không chỉ là động từ nhanh và mạnh mà động từ đấy còn thể hiện sự nguy hiểm, hỗn loạn của chiến trường, những viên đạn đó bay không chủ đích, không phương hướng nó có thể bắn vào cậu bé bất cứ lúc nào.

Nhưng bước chân nhỏ bé đó vẫn tiến bước vẫn nhanh chóng chuyển bức thư quan trọng đến nơi an toàn. Rõ ràng dù còn nhỏ nhưng cậu bé đã vô cùng dũng cảm, đã có lòng quả cảm của một người chiến sĩ cách mạng, đã hiểu được sự quan trọng của công việc liên lạc. Sự khó khăn nguy hiểm của mặt trận không là cậu bé nản trí, không khiến cậu chùn bước hay sợ hãi

“Đường quê vắng vẻ

Lúa trổ đòng đòng

Ca nô chú bé

Nhấp nhô trên đồng”

Cánh đồng lúa gợi lên cho người đọc sự yên bình của một làng quê cùng với không gian tràn đầy sức sống: “lúc trổ đòng đòng”, “ca nô chú bé nhấp nhô trên cánh đồng” Mấy ai nghĩ rằng nơi đây lại là mặt trận là nơi nguy hiểm, có thể lấy đi tính mạng của bất cứ ai. Cho đến khi:

“Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!”

Đây là hai đoạn thơ mà đem lại ám ảnh lớn nhất cho người đọc trong tác phẩm Lượm Tố Hữu trước bức tranh thiên nhiên tươi đẹp yên bình đó lại khiến cho người đọc giật mình với từ bỗng, chỉ với một từ bỗng mà bức tranh tươi đẹp đó lại trở nên đau thương và mất mát quá lớn.

Cậu bé liên lạc nhỏ bé ngày nào không còn vui tươi nhảnh nhót, không còn nhí nhảnh hoạt bát như những ngày tác giả gặp chú bé ở Hà Nội. Mà chú bé hiện lên với dòng máu tươi, khung cảnh nhuộm màu đau thương trước sự hy sinh của cậu bé.

Tác giả chỉ còn biết thốt lên: “Thôi rồi, Lượm ơi!” nhưng một sự đau thương, hụt hẫng, câu thơ khiến tôi nhớ lại đến câu thơ ở phần đầu bài thơ: “Ra thế, Lượm ơi” câu thơ như một lời báo trước sự ra đi của cậu bé.

Tác giả gọi chú bé như một người đồng chí đồng đội, cậu bé liên lạc đó như một chiến sĩ nhí vô cùng dũng cảm. Mặc dù đối mặt trước cái chết nhưng cậu bé vẫn không hề sợ hãi vẫn không hề nao núng. Khiến người đọc cảm nhận như chú bé đang nghỉ ngơi sau khi kết thúc nhiệm vụ liên lạc.

Nhưng tất cả đã kéo người đọc về thực tại khi mà:Một lần nữa tiếng “chú đồng chí nhỏ” lại được vang lên nhưng chỉ còn sự tiếc nuối, hụt hẫng và thương tiếc. Cả quê hương đất mẹ như ôm chú bé vào lòng như chiếc nôi nhỏ đưa cậu bé vào giấc ngủ thi thuở còn thơ nhưng hương sữa mẹ ngọt ngào nuôi chú bé lớn khôn. Đoạn thơ trong bài Lượm Tố Hữu đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, sự hy sinh anh dũng của người chiến sĩ nhí dũng cảm.

sự ra đi anh dũng của chú bé lượm tố hữu

Cảm xúc của tác giả trước sự hy sinh anh dũng của cậu bé

Liên tiếp là những câu hỏi hụt hẫng vang lên: Ra thế, Lượm ơi!, Thôi rồi, Lượm ơi! và câu thơ khiến cho người đọc hụt hẫng nhật chính là câu hỏi Lượm ơi, còn không? Câu hỏi vang lên mà không có hồi đáp, câu hỏi như muốn cứu vãn hiện thực đau thương ấy. Nhưng trả lời câu hỏi đó chỉ là những hình ảnh quen thuộc như ùa về trong ký ức của tác giả. Vẫn là những hình ảnh vui vẻ quen thuộc gần gũi đó nhưng chú bé mãi đi xa nhưng hình ảnh về một chú bé thông minh vui tươi hoạt bát vẫn sống mãi trong lòng tác giả, sống mãi với non sông đất nước

Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm khi phân tích Lượm Tố Hữu

Giá trị nội dung

Lượm Tố Hữu là tác phẩm tiêu biểu trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ nói lên vẻ đẹp của những con người anh dũng trong thời chiến được gửi gắm qua hình ảnh chú bé Lượm. Một cậu bé nhí nhảnh, hoạt bát, thông minh nhưng anh dũng, kiên cường qua đó tác giả cũng nói lên sự khốc liệt của chiến tranh, sự đau thương và mất mát mà chiến tranh gây ra.

Giá trị nghệ thuật

Bài thơ như những dòng kể chuyện tâm tình của tác giả về cậu bé liên lạc. Tác giả dùng nhiều từ láy thể hiện hình ảnh vui vẻ, đáng yêu hoạt bạt của cậu bé, nhưng dòng thơ ngắn cùng với các từ láy liên tiếp khiến nhịp điệu câu thơ trở nên vui tươi khi nhắc đến chú bé liên lạc nhỏ. Những hình ảnh so sánh, nói quá cũng được tác giả sử dụng linh hoạt và sáng tạo.

Lượm Tố Hữu đã cho người đọc đi từ cảm giác vui tươi khi gặp cậu bé liên lạc nhỏ cho đến cảm giác đau thương trước sự ra đi của cậu bé và lại cùng nhau quay về những hồi ức khi gặp cậu bé. Từng đoạn thơ linh hoạt xoay quay cậu bé Lượm mang đến cho người đọc nhiều cảm giác sâu sắc. Nếu bạn có đóng góp gì cho bài viết Lượm Tố Hữu thì đừng quên để lại nhận xét để chúng mình trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – Ngữ văn 9

Xem thêm >>> Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Soạn bài và Phân tích

Xem thêm >>> Tóm tắt, Phân tích và Soạn bài lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long

Rate this post
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *