Kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay được một số trường đại học tự tổ chức nhằm mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển dụng, bên cạnh kỳ thi xét tuyển đại học kiểu truyền thống. Vậy thi đánh giá năng lực là gì? Kỳ thi này có ý nghĩa, ưu điểm và nhược điểm gì? Cùng tìm hiểu thông tin ở bài viết này nhé.
1. Thi đánh giá năng lực là gì?
Thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là một kỳ thi được tổ chức riêng bởi các trường Đại học. Những trường đại học áp dụng hình thức thi này sẽ sử dụng kết quả thi thực tế để xét tuyển thí sinh. Đây là kỳ thi được xem là bài kiểm tra cơ bản nhằm đánh giá năng lực của thí sinh theo cách toàn diện hơn.
Bài thi đánh giá năng lực có nội dung được tích hợp các kiến thức và tư duy, ở dạng cung cấp dữ liệu, số liệu và công thức cơ bản. Từ đó, bài thi sẽ đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề và tư duy, suy luận của thí sinh.
2. Thi đánh giá năng lực có ý nghĩa gì?
Với kết quả độc lập, thi đánh giá năng lực không phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia và kết quả học bạ của thí sinh đó. Bài thi đánh giá năng lực có ý nghĩa như sau:
- Giúp thí sinh có thêm cơ hội để vào các trường đại học theo mong muốn của bản thân
- Giúp thí sinh đánh giá được năng lực toàn diện của thí sinh, giúp hướng nghiệp về sau
- Đơn vị tuyển dụng biết được năng lực của thí sinh qua các môn học cũng như trình độ hiểu biết về xã hội
- Giúp đơn vị tuyển dụng kiểm tra trình độ cơ bản của thí sinh về các kỹ năng như tư duy, ngôn ngữ, phân tích dữ liệu, giải quyết vấn đề
- Giúp đơn vị có nhiều phương thức tuyển sinh hơn để chọn được các thí sinh chất lượng
3. Đặc điểm của bài thi đánh giá năng lực
Nhiều bạn học sinh đặc biệt quan tâm đến việc thi đánh giá năng lực bao gồm những môn học nào. Thực tế có thể thấy các kỹ năng đánh giá năng lực năm 2023 sẽ có các môn liên quan tới việc phân tích số liệu, tư duy logic, ngôn ngữ và giải quyết vấn đề.
Mỗi trường đại học sẽ có cấu trúc bài thi đánh giá năng lực riêng biệt với số môn làm bài khác nhau, tùy theo yêu cầu và mục tiêu tuyển dụng của từng trường. Tuy nhiên, nhìn chung thì trong kỳ thi đánh giá năng lực, các môn thi bao gồm nhiều môn học, khoảng 6-8 môn như:
- Phần tư duy định lượng: Toán, lý, sinh, hóa
- Tư duy định tính: Ngữ văn
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh
- Khoa học và tự nhiên: Địa lý, lịch sử
Ngoài ra, nhiều bạn cũng thắc mắc rằng thi đánh giá năng lực có cần thi đại học không thì câu trả lời là có.
Như đã đề cập, kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức riêng bởi các trường đại học, nên không giống với kỳ thi THPT quốc gia. Thí sinh có thể sử dụng kết quả của cả 2 kỳ thi này để xét tuyển vào trường đại học. Tuy nhiên, để xét tốt nghiệp THPT, học sinh vẫn phải tham gia kỳ thi THPT quốc gia bởi điều kiện để nhập học của thí sinh vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực là phải tốt nghiệp trung học phổ thông.
Các trường đại học có thể sử dụng kết quả từ kỳ thi ĐGNL để đánh giá và xét tuyển theo cách thức của riêng. Đó là hình thức kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực thực tế của thí sinh.
4. Ưu và nhược điểm của kỳ thi đánh giá năng lực
Ưu điểm
- Phản ánh đúng năng lực của thí sinh: Các thí sinh sẽ hiểu rõ được khả năng của bản thân khi tham gia thi đánh giá năng lực vì bài thi này tổng hợp kiến thức của nhiều môn học
- Có thêm cơ hội trúng tuyển đại học: Không chỉ hỗ trợ thí sinh biết chính xác khả năng hiện tại của mình mà kỳ thi đánh giá năng lực còn giúp thí sinh có thêm các cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học tổ chức xét tuyển theo hình thức thi này
- Tính toàn diện về kiến thức: Kỳ thi này đòi hỏi thí sinh phải có đủ kiến thức được học ở chương trình trung học phổ thông ở hầu hết các môn học, nhiều lĩnh vực khác nhau
Nhược điểm
- Khó khăn khi thi di chuyển: Thí sinh ở các tỉnh lẻ sẽ gặp khó khi tham gia vào kỳ thi đánh giá năng lực bởi kỳ thi này thường được tổ chức tại các địa điểm lớn như TP HCM và Hà Nội
- Áp lực thi cử: Thí sinh dù đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực nhưng vẫn phải thi THPT quốc gia, do đó học sinh sẽ chịu nhiều áp lực thi cử hơn
- Mới mẻ và xa lạ: Kỳ thi này có thể tạo một số khó khăn nhất định đối với thí sinh không sống ở tỉnh trung tâm hay đồng bằng. Họ có thể gặp khó trong việc tiếp nhận thông tin hay ôn luyện để tham gia thi cử
5. Thi đánh giá năng lực bằng hình thức nào?
Có 2 hình thức thi đánh giá năng lực hiện nay là thi trên giấy và thi trên máy.
Thi trên giấy: Gồm tổng 120 câu, thời gian 150 phút, thi trắc nghiệm
Thi trên máy tính: Gồm 3 phần
- Phần thi thứ nhất: 50 câu. Bạn có chuyển sang phần thi tiếp theo khi hoàn thành phần thi này trước thời hạn quy định. Hoặc máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi tiếp theo khi đã hết thời gian của phần thi thứ nhất. Bên cạnh đó, phần thi này có thêm câu hỏi thử nghiệm, và máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng
- Phần thi thứ 2: Thứ tự của câu hỏi được đánh theo thứ tự nối tiếp theo phần 1. Tương tự, bạn có thể chuyển sang phần tiếp theo nếu đã hoàn thành phần 2, hoặc máy tính sẽ tự động chuyển nếu thấy hết thời gian
- Phần thi thứ 3: Thứ tự của câu hỏi ở phần thi này cũng được đánh thứ tự tiếp nối phần trước. Sau khi hoàn thành bài thi trên máy tính, kết quả sẽ được hiển thị trong 1 phút
Như vậy, thi đánh giá năng lực là một hình thức thi xét tuyển đại học một cách toàn diện khi bao gồm kiến thức của nhiều môn học, lĩnh vực khác nhau. Đây là kỳ thi không bắt buộc nhưng sẽ giúp thí sinh có thêm những cơ hội mới để trúng tuyển vào trường đại học mình yêu thích. Hy vọng những thông tin ở bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn trước khi thi đại học.