địa điểm của trận tốt động chúc động

Trận Tốt Động Chúc Động diễn ra trong bối cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuyển sang giai đoạn cuối và chuyển thành chiến tranh giải phóng. Sự thắng lợi của trận chiến Tốt Động Chúc Động cũng mang lại ý nghĩa to lớn đối với dân tộc. Vậy bối cảnh, diễn biến, kết quả của trận Tốt Động Chúc Động như nào? Cùng tham khảo những thông tin thú vị dưới đây của DINHNGHIA.VN để hiểu chi tiết và đầy đủ hơn về trận chiến này trong lịch sử Việt Nam nhé!. 

Địa điểm của trận Tốt Động Chúc Động

Trận Tốt Động Chúc Động diễn ra tại hai địa điểm khác nhau, cách nhau 6 – 7km và đều thuộc địa bàn của huyện Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay. Cụ thể địa điểm của trận đánh này diễn ra ở:

  • Tốt Động hay còn gọi là Tụy Động (nay là xã Tốt Động): Nghĩa quân Lam Sơn tại đây đã lập kế hoạch phục binh chặn đánh cánh tiên phong của địch – quân Minh tại Đông Quan. 
  • Chúc Động hay còn gọi là Ninh Kiều (nay chính là thị trấn Trúc Sơn): Nghĩa quân Lam Sơn tại đây đã chọn phương án mai phục và chặn đánh hậu quân địch là quân Minh từ hướng Đông Quan kéo ra.

Lực lượng của trận Tốt Động Chúc Động

Quân Minh phía Bắc

Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử và Lam Sơn thực lục, Vương Thông đích thân mang 5 vạn quân cùng với 5000 ngựa chiến từ Trung Quốc sang để hợp với quân ở Đông Quan lúc bấy giờ đang có tất cả hơn 10 vạn quân. 

Nghĩa quân Lam Sơn

Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại rằng cánh quân của Lý Triện, Đỗ Bí khi mới tiến ra bắc chỉ mang theo gần 3000 quân sau đó lại chia bớt cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả đang trên đường đi chặn đánh cánh quân Vân Nam của nhà Minh. 

Trong thời gian từ 12/8 âm lịch đến trước khi trận đánh diễn ra vào ngày 6/10 âm lịch chính là thời gian Lý Triện chiêu một thêm quân lính. Tiếp đó, ngày 7/10, Đinh Lễ đã mang thêm 3000 quân đến để tăng Viện giúp tổng số quân Lam Sơn tại Tốt Động – Trúc Động khi đó đạt tới mức gần 10 nghìn quân. 

địa điểm của trận tốt động chúc động

Bối cảnh trận Tốt Động Chúc Động 

Sau 8 năm khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng trở nên lớn mạnh và vững vàng, chiếm lại được vùng đất lớn kéo dài từ Thanh Hóa trở vào đến Tân Bình, Thuận Hóa (thuộc Thừa Thiên – Huế hiện nay). Vào ngày 12 – 8 năm Bính Ngọ (năm 1426), cánh quân do Lý Triện chỉ huy tiến theo hướng vào sát thành Đông Quan. 

Trước tình hình này, vì nghĩ rằng quân của Lý Triện từ xa đến nên quân Minh đã dốc toàn bộ binh lực ra đánh và trận đánh này khi đó được diễn ra ở xứ Ninh Kiều, thuộc Ứng Thiên. Không gặp nhiều khó khăn, nghĩa quân của ta đã phá tan quân Minh và chém hơn 2.000 người sau đó rời quân đóng ở phía tây sông Ninh Giang. 

Diễn biến trận chiến Tốt Động Chúc Động vẫn tiếp tục diễn ra. Vào ngày 17 – 9, Lý An và Phương Chính để Thái Phúc một mình giữ thành Nghệ An còn hai người trực tiếp mang quân vượt biển để trở về cứu Đông Đô. Nhận thấy tình hình thay đổi, Lê Lợi đã đem tinh binh đuổi theo và tạm đóng quân trên địa bàn Lỗi Giang.  

Tiếp đó đến ngày 20 – 9, thắng lợi trước Đô Ty An Lão do Phạm Văn Xảo và Trịnh Xảo chỉ huy đã tạo nên khí thế mới cho trận đánh. Đồng thời, nghĩa quân ta đã tiêu diệt hơn 1000 quân địch và số còn lại thì tháo chạy vào thành Tam Giang. 

Diễn biến trận Tốt Động Chúc Động

  • Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
  • Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
  • Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
  • Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.

ý nghĩa của trận tốt động chúc động

Kết quả trận Tốt Động Chúc Động

Trận Tốt Động Chúc Động giành thắng lợi đã tiêu diệt khoảng 5 vạn quân Minh cùng với hơn 1 vạn quân Minh bị bắt sống. Không những thế, quân ta còn thu được một lượng lớn quân tư trang cùng với khí giới và xe cộ của địch. Một lực lượng lớn quân địch phải tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối thậm chí nhiều đến mức lịch sử ghi chép lại đó là “làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang”. Đinh Lễ, Đỗ Bí, Nguyễn Xí thừa thắng xông lên đến sát thành và bổ vây tiêu diệt các tướng chỉ huy của quân Minh đó là Trần Hiệp, Lý Lượng và Lý Đằng, Vương Thông tuy không bị giết nhưng cũng bị thương nặng. 

Ý nghĩa chiến thắng tốt động chúc động

Trận Tốt Động Chúc Động giành chiến thắng có ý nghĩa đó là làm phá sản kế hoạch phản công của quân Minh do Vương Thông cầm đầu, đồng thời tạo ra lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn của ta. Nhờ đó, quân Minh buộc phải chấp nhận đàm phán và nhanh chóng rút quân về nước. 

Do mất nhiều vũ khí trong trận chiến này mà quân Minh buộc phải tìm cách để có thể chế tạo vũ khí. Vương Thông buộc phải sai quân đi phá chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh. Ngược lại, nghĩa quân Lam Sơn đã thu được rất nhiều vũ khí, đồng thời học hỏi được cách chế tạo súng của quân Minh.

Có thể thấy, trận chiến đấu tại Tốt Động Chúc Động là trận chiến quyết định đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời trận chiến này cũng làm cho tên tuổi hai tướng Lý Triện và Đinh Lễ nổi danh. 

Với chiến lược chiến thuật đúng đắn và sáng tạo cùng với sự lãnh đạo tài tình của các tướng chỉ huy, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng vang dội trong trận chiến Tốt Động Trúc Động. Như vậy, địa điểm, bối cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của trận Tốt Động Chúc Động đã được DINHNGHIA.VN tổng hợp cụ thể qua bài viết trên đây. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Nguyên nhân, Kết quả và Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Xem thêm >>> Nước Đại Việt thời Lê Sơ: Tình hình Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội

5/5 - (1 bình chọn)
Please follow and like us:
Tagged:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *