áp suất thẩm thấu là gì và lực đẩy trong hiện tượng thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu là gì? Công thức tính và vai trò của áp suất thẩm thấu ra sao? Cũng như có những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiện tượng này? Đây là câu hỏi được nhiều bạn học sinh thắc mắc hiện nay. Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này, hãy cùng DINHNGHÍA.VN tìm hiểu bài viết về áp suất thẩm thấu dưới đây nhé!

Công thức và khái niệm áp suất thẩm thấu là gì?

Áp suất thẩm thấu là gì?

Để hiểu được khái niệm và định nghĩa áp suất thẩm thấu là gì, chúng ta cần hiểu về khái niệm của hiện tượng thẩm thấu. Vậy hiện tượng thẩm thấu là gì? Thẩm thấu được hiểu là sự chuyển dịch của dung môi từ những dung dịch có nồng độ thấp sang những dung dịch có nồng độ cao hơn. Sự dịch chuyển sẽ được thông qua màng.

Chẳng hạn, ta có dung dịch đường trong nước có nồng độ cao hơn và được ngăn cách với dung dịch đường nồng độ thấp hơn thông qua một màng thở. Theo hiện tượng thẩm thấu, các phân tử nước sẽ di chuyển từ môi trường dung dịch có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao hơn qua màng. Quá trình này sẽ diễn ra cho đến khi nồng độ của hai dung dịch được cân bằng với nhau.

Vậy áp suất thẩm thấu là gì? Áp suất thẩm thấu được hiểu là lực đẩy trong hiện tượng thẩm thấu. Tức là lực đẩy của các phân tử dung môi từ môi trường của dung dịch có nồng độ thấp đến dung môi của dung dịch có nồng độ cao. Và quá trình này vẫn được diễn ra qua màng.

Ngoài ra, có rất nhiều người thắc mắc, áp suất thẩm thấu cao là gì? Có thể hiểu, áp suất thẩm thấu cao là áp suất thẩm thấu có lực đẩy mạnh. Vì thế, trong hiện tượng thẩm thấu, các phân tử sẽ di chuyển qua màng nhanh hơn.

áp suất thẩm thấu là gì và hình ảnh minh họa

Công thức tính áp suất thẩm thấu là gì?

Trong vật lý học, áp suất thẩm thấu được tính theo công thức: P = RTC

Trong đó:

  • P là ký hiệu của áp suất thẩm thấu và được tính theo đơn vị atm
  • R là hằng số và R= 0,082
  • T là nhiệt độ tuyệt đối, T = 273 + \(t^{o}C\)
  • C là nồng độ dung dịch, đơn vị là gam/lít

Áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Áp suất thẩm thấu ở cả động vật và thực vật đều phụ thuộc vào nồng độ các phân tử bé và ion. Tuy nhiên, đối với động vật, áp suất thẩm thấu còn phụ thuộc vào sinh lí tế bào ở từng giai đoạn và đặc biệt là màng lipoprotein. Đây là màng có vai trò trong việc vận chuyển lipid trong máu, qua đó giúp máu lưu thông hiệu quả hơn.

áp suất thẩm thấu là gì và lực đẩy trong hiện tượng thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu của máu

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong áp suất thẩm thấu là gì. Tuy nhiên, nhắc tới áp suất thẩm thấu, chúng ta không thể bỏ qua áp suất thẩm thấu của máu. Đây là một hiện tượng có vai trò quan trọng trong cơ thể người. Áp suất thẩm thấu của máu sẽ quyết định sự phân phối nước.

Áp suất thẩm thấu trong máu do các muối khoáng có trong huyết tương tạo nên. Trong đó, chủ yếu là muối NaCl.

Phân loại áp suất thẩm thấu của máu

Hiện nay, áp suất thẩm thấu trong máu được chia thành 2 loại:

  • Phần lớn: Đây là phần do nồng độ của các muối khoáng đã được hòa tan trong máu tạo nên (chủ yếu là muối NaCl) và phần này được gọi là áp suất thẩm thấu tinh thể (thông thường, giá trị của nó vào khoảng 5675 mmHg).
  • Phần nhỏ: khác với phần lớn, phần này do các protein của huyết tương tạo thành và được gọi là áp suất thẩm thấu thể keo (giá trị khoảng 25 mmHg). Tuy thể keo có giá trị không lớn, nhưng chúng có tác dụng to lớn trong việc giữ nước và trao đổi nước giữa các mao mạch và các mô.

Vai trò của áp suất thẩm thấu trong máu

Sự ổn định áp suất thẩm thấu trong máu có ý nghĩa sinh lý rất quan trọng đối với cơ thể người và động vật. Nếu giá trị của áp suất thẩm thấu ở hồng cầu và huyết tương là ngang bằng nhau, thì hồng cầu sẽ giữ nguyên được các hình dạng và kích thước của nó.

Ngoài ra, khi ta cho hồng cầu vào dung dịch muối NaCl có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của hồng cầu, thì hồng cầu sẽ bị teo lại. Nếu bỏ hồng cầu vào dung dịch có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của hồng cầu thì nước sẽ đi vào hồng cầu. Do đó, hồng cầu sẽ được căng phồng dần lên. Khi tăng quá mức sẽ tạo ra hiện tượng dung huyết.

áp suất thẩm thấu là gì và vai trò của áp suất thẩm thấu đối với việc lưu thông máu

Vai trò của áp suất thẩm thấu là gì?

Trong hồng cầu, áp suất thẩm thấu có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy đối với cơ thể người và động vật nói chung, áp suất thẩm thấu có vai trò gì?

Áp suất thẩm thấu giữ vai trò cân bằng. Khi ta thay đổi áp suất thẩm thấu có thể làm thay đổi hàm lượng nước có trong tế bào. Từ đó dẫn tới sự rối loạn chức năng tế bào.

Đối với thực vật, hiện tượng thẩm thấu giúp cây có thể hút nước và khoáng chất trong đất để sinh trưởng và phát triển. Sự thay đổi áp suất thẩm thấu có thể gây hại cho cây , thậm chí khiến cây bị chết. Đối với thực vật, áp suất thẩm thấu giúp lưu thông máu và phân phối nước trong cơ thể. Đồng thời ngăn chặn tình trạng mất nước.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về áp suất thẩm thấu là gì, cũng như vai trò và công thức của áp suất thẩm thấu. Để hiểu hơn về phần kiến thức này, chúng ta có thể tìm hiểu trên internet thông qua từ khóa như áp suất thẩm thấu wikipedia. Và nếu có bất cứ thắc mắc về bài viết áp suất thẩm thấu là gì, hãy để lại nhận xét dưới đây để cùng DINHNGHIA.VN trao đổi tìm ra lời giải nhé!

Xem thêm >>> Định luật 1 Newton: Nội dung, Công thức và Ý nghĩa

Xem thêm >>> Sự nhiễm điện do cọ xát là gì? Lý thuyết và Cách giải một số bài tập

5/5 - (3 bình chọn)
Please follow and like us:

Comments

  1. Pingback: Định luật Raoult 1: Nội dung, Hệ thức và Ứng dụng

  2. Vũ Đức Long

    Theo VD “khi ta cho hồng cầu vào dung dịch muối NaCl có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của hồng cầu, thì hồng cầu sẽ bị teo lại” . Theo như câu này thì Hồng cầu bị teo lại -> do nước bị rút ra khỏi hồng cầu -> nước sẽ đi từ nơi có ASTT thấp đến nơi ASTT cao

    Theo như câu “Áp suất thẩm thấu được hiểu là lực đẩy trong hiện tượng thẩm thấu. Tức là lực đẩy của các phân tử dung môi từ môi trường của dung dịch có nồng độ thấp đến dung môi của dung dịch có nồng độ cao. Áp suất thẩm thấu cao là áp suất thẩm thấu có lực đẩy mạnh” -> Vậy tai sao ASTT cao có lực đẩy mạnh mà nước lại đi từ nơi có ASTT thấp đền nơi ASTT cao ??

  3. Trang

    Ở đây có 2 vấn đề:
    + dd có astt cao tức là nồng độ chất tan cao, nồng độ nước thấp
    + dd có astt thấp tức là nồng độ chất tan thấp, nồng độ nước cao
    Nước sẽ đi từ nơi có nồng độ nước cao đến nói có nồng độ nước thấp=> họ nói là lực đẩy của dung môi. Tương ứng vs nó là nước đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao=> astt thấp đến nơi có astt cao.
    Không có gì mâu thuẫn ở đây cả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *