hình dáng và cấu tạo của tảo xoắn

Tảo là loại thực vật không còn xa lạ với chúng ta. Nó xuất hiện rất nhiều ở ao, hồ, ruộng lúa… Và trong họ nhà tảo, tảo xoắn là loài tảo nước ngọt được biết tới phổ biến nhất. Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu về cấu tạo của tảo xoắn cũng như sự khác nhau giữa tảo xoắn với rêu và rong mơ thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hình dạng và cấu tạo của tảo xoắn

Trước khi tìm hiểu cấu tạo của loại tảo này, các em hãy quan sát hình 37 chấm 1 sách giáo khoa nhận xét về hình dạng và cấu tạo của tảo xoắn. Sau khi quan sát, có thể thấy, tảo xoắn có cấu tạo hình sợi và có màu lục. Vì là loài thực vật bậc thấp nên chúng chưa được phân thành rễ, thân hay lá mà chỉ được cấu tạo từ nhiều tế bào nối tiếp nhau và tạo thành các sợi. Khi sờ vào loại tảo này, các em sẽ thấy hơi trơn và nhớt.

Cũng giống như những tế bào thông thường, tế bào của tảo xoắn có nhân, vách tế bào và thể màu. Trong tế bào tảo có chứa diệp lục vì thế tạo thành màu xanh lục chúng ta thường thấy.

Cách sinh sản của tảo xoắn

Dựa vào cấu tạo của tảo, ta có thể thấy được cách sinh sản của chúng. Cụ thể, tảo xoắn có thể sinh sản bằng hai cách:

  • Sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành từng sợi, và từ những đoạn sợi đã đứt đó tạo thành tế bào tảo mới.
  • Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa hai tế bào gần nhau để tạo thành một tế bào mới.

hình dáng và cấu tạo của tảo xoắn

So sánh sự khác nhau giữa tảo xoắn với rêu và rong mơ

Để tìm hiểu về sự khác nhau giữa 3 loài sinh vật này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một chút về cấu tạo của rêu và rong mơ nhé.  

Cấu tạo của rêu

Trước tiên là về cây rêu. Đây là một loài cây sống trên cạn và có cấu tạo thành các bộ phận lá, thân, rễ. Tuy nhiên, cấu tạo của những bộ phận này còn hết sức đơn giản và sơ khai. Lá của cây rêu còn nhỏ, mỏng và chưa có đường gân làm mạch dẫn, trong khi rễ của chúng chưa có chức năng hút nước cho cây.

Rêu chưa có hoa và thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Chiều cao của rêu vào khoảng 1 – 2 cm.  

Cấu tạo của rong mơ

Vậy rong mơ thì sao? Khác với tảo xoắn – một loài tảo nước ngọt, rong mơ lại là tảo nước mặn. Dựa trên các kiến thức đã học, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét đặc điểm của rong mơ. Đặc điểm nổi bật đầu tiên đó là loài thực vật này có màu nâu và có hình dạng cành cây. Sở dĩ rong mơ có màu nâu bởi trong tế bào của rong mơ, ngoài diệp lục còn có một chất phụ khác màu nâu. Chính chất phụ này đã quyết định màu sắc của rong mơ.

Loài thực vật này thường sống thành từng đám lớn. Quan sát kỹ, ta sẽ thấy bộ phận màu trắng bám vào cành. Nhiều người cho rằng đây là quả của chúng, nhưng thực chất, đây chỉ là những phao nổi giúp rong mơ có thể đứng thẳng trong nước. Cũng giống như tảo xoắn, rong mơ chưa được chia thành lá, thân, rễ mà chúng chỉ có những tế bào hết sức đơn giản.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cấu tạo của rong mơ và tảo xoắn. Đến đây, hẳn chúng ta đã có thể tự mình so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo cũng như trả lời câu hỏi cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ có gì giống và khác nhau rồi nhỉ.

cấu tạo của tảo xoắn, rêu và rong mơ

Đặc điểm chung của tảo

Vậy, sau khi tìm hiểu một vài tảo em có nhận xét gì về tảo nói chung? Dựa vào đặc điểm của rong mơ và tảo xoắn, ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây:

  • Tảo là một loài thực vật bậc thấp, sống chủ yếu dưới nước
  • Cơ thể chỉ gồm tế bào và chưa được phân thành rễ, thân, lá cụ thể.
  • Tảo có thể có nhiều màu sắc khác nhau nhưng trong tế bào luôn tồn tại diệp lục.
  • Có thể sinh sản bằng hai hình thức đó là sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính.

cấu tạo của tảo xoắn và đặc điểm chung của tảo

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cấu tạo của tảo xoắn cũng như của rong mơ và rêu. Chắc hẳn đến đây, các em đã có thể tự mình nêu nhận xét về hình dạng và cấu tạo của tảo xoắn rồi phải không nào? Tảo là một loài thực vật quen thuộc trong cuộc sống, vì thế nhất định chúng ta không thể bỏ qua phần kiến thức lí thú này. Nếu có đóng góp gì cho bài viết cấu tạo của tảo xoắn, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Rêu là thực vật bậc cao hay thấp? Tìm hiểu đặc điểm và cấu tạo của rêu

Xem thêm >>> So sánh đặc điểm cấu tạo của Rêu với Tảo 

Tu khoa

hình dạng của tảo xoắn

cấu tạo của tảo sinh học 6

cấu tạo của dương xỉ

cấu tạo ngoài của rêu

cấu tạo chung của tảo rêu quyết

cấu tạo của tảo xoắn như nào?

tại sao không thể coi rau mơ như một cây xanh thật sự

Rate this post
Please follow and like us:

Comments

  1. Pingback: Cấu tạo của trùng kiết lị - So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *