Bệnh tăng hồng cầu được biết đến là một bệnh lý mãn tính do việc tăng sinh tủy không rõ căn nguyên. Vậy cụ thể bệnh tăng hồng cầu là gì? Triệu chứng bệnh tăng hồng cầu như nào? Cách điều trị bệnh tăng hồng cầu?… Trong nội dung bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh lý tăng hồng cầu là gì cùng một số thông tin liên quan!
Bệnh tăng hồng cầu là gì?
Bệnh tăng hồng cầu còn được gọi là đa hồng cầu. Đây là bệnh lý liên quan đến rối loạn sự sản xuất dòng hồng cầu ở tủy xương, gây tình trạng tăng số lượng hồng cầu lưu hành trong máu, từ đó khiến máu tăng độ quánh và cô đặc hơn dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn máu trong hệ tuần hoàn.
Tăng hồng cầu gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh. Căn bệnh này thường gặp ở những người có bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, béo phì. Đặc điểm của bệnh lý tăng hồng cầu là bệnh thường tiến triển chậm, nếu điều trị tốt thì người bệnh có thể sống trong nhiều năm.
Nguyên nhân dẫn đến tăng hồng cầu
Tăng hồng cầu là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến tăng hồng cầu? Theo y học, tăng hồng cầu tiên phát và tăng hồng cầu nguyên phát đều được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau.
Tăng hồng cầu nguyên phát
Mặc dù hiện nay y học hiện đại phát triển vượt bậc, còn người đã tìm ra nguyên nhân gây nên nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên nguyên nhân gây tăng hồng cầu nguyên phát vẫn chưa được xác định.
Nhiều tài liệu đã chỉ rõ nguyên nhân tăng hồng cầu nguyên phát chính là do tình trạng thiếu oxy mạn tính của tủy xương, ung thư các cơ quan, bệnh nhân quá thừa các yếu tố nội tại, bệnh tại cơ quan tạo máu. Trong tăng hồng cầu nguyên phát, bệnh thường tiến triển chậm, không có tính chất di truyền và thường gặp ở người lớn. Căn bệnh này gặp ở nam giới nhiều gấp 2 lần so với nữ giới.
Tăng hồng cầu thứ phát
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tăng hồng cầu thứ phát bao gồm thiếu oxy mạn tính trong các bệnh lý đường hô hấp, bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là tim bẩm sinh như còn ống động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng fallot, những người sống ở vùng núi cao, người hút thuốc lá….
Tăng hồng cầu thứ phát là do cơ thể phản ứng lại với tình trạng giảm vận chuyển oxy đến các mô, cơ quan trong cơ thể.
Triệu chứng bệnh tăng hồng cầu là gì?
Toàn thân
Biểu hiện tình trạng thiếu máu mạn tính:
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
- Da, môi đỏ hoặc tím, đặc biệt là vào mùa lạnh…
Cơ năng
Với những bệnh nhân mắc bệnh lý tăng hồng cầu, ngoài những triệu chứng do nguyên nhân gây tăng hồng cầu còn gặp một số triệu chứng khác như:
- Đau bụng: Có thể đau bụng khu trú vùng hạ sườn phải, hạ sườn trái hoặc đau khắp ổ bụng.
- Viêm đau các dây thần kinh: Đây cũng là một trong những triệu chứng cơ năng của bệnh lý tăng hồng cầu.
- Đau ngực, khó thở: Đau ngực khó thở thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh lý tăng hồng cầu trên thể trạng béo phì. Nguyên nhân gây đau ngực có thể giải thích do số lượng hồng cầu tăng dễ gây tắc mạch, thiếu máu cơ tim.
- Dấu hiệu ngứa toàn thân: Gãi nhiều gây sứt sát dễ nhiễm trùng. Ngứa do tăng tiết histamin trong máu.
Thực thể
Khám bệnh nhân tăng hồng cầu thấy:
- Tim: Nhịp tim nhanh, có thể gặp thổi tâm thu cơ năng do thiếu máu mạn tính, tiếng ngựa phi…
- Gan: Sờ thấy gan rắn chắc, bờ sắc, mật độ đều.
- Lách: Lách thường to, cứng, nhẵn.
Cận lâm sàng
- Công thức máu: Số lượng hồng cầu bình thường hoặc giảm nhẹ do cơ thể phản ứng với tình trạng thiếu máu. Hematocrit tăng do cô đặc máu.
- Siêu âm: Gan, lách to.
- Điện tâm đồ: Hình ảnh tăng gánh thất, tim to.
- Các thăm dò khác: Chọc tủy xương làm tủy đồ, thăm dò huyết động.
Cách điều trị bệnh tăng hồng cầu
Bệnh tăng hồng cầu gồm tăng hồng cầu tiên phát và tăng hồng cầu thứ phát. Với mỗi thể lại có nguyên nhân khác nhau và cách điều trị khác nhau.
Ngoài việc điều trị theo nguyên nhân, bệnh nhân mắc bệnh lý tăng hồng cầu nguyên phát và thứ phát còn được triệu chứng nhằm giảm độ cô đặc máu, xuất huyết và điều trị tình trạng thiếu máu.
Các phương pháp điều trị bệnh lý tăng hồng cầu gồm:
- Trích máu: Trích máu là phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả, có thể tiến hành ở nhiều nơi, kể cả các cơ sở y tế cấp cơ sở. Với phương pháp trích máu, mỗi tuần bệnh nhân sẽ được lấy máu tĩnh mạch 1 lần nhằm làm giảm số lượng các tế bào máu trong hệ thống tuần hoàn.
- Điều trị bằng thuốc:
- Aspirin: Dùng trong trường hợp phòng xuất huyết và giảm đau cho bệnh nhân. Dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất và thận trọng ở bệnh nhân có bệnh lý dạ dày.
- Thuốc giảm tế bào máu: Hydroxyurea, interferon,…
- Thuốc giảm ngứa: Các thuốc thường dùng gồm paroxetine, fluoxetine…
Một số thông tin liên quan đến bệnh tăng hồng cầu
Bệnh tăng hồng cầu vô căn là gì?
Bệnh tăng hồng cầu vô căn hay tăng hồng cầu nguyên phát là bệnh lý ác tính ở tuỷ xuống có tăng sinh cả 3 dòng tế bào máu, đặc biệt là hồng cầu. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi với tỷ lệ khoảng 2,3/ 100.000 dân.
Ngoài những triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân mắc bệnh lý tăng hồng cầu, có thể gặp các biểu hiện của bệnh lý ác tính này như tắc mạch, huyết khối, triệu chứng thâm nhiễm hạch, viêm lách, niêm mạc lợi… Tăng hồng cầu vô căn thường gặp ở những người béo phì, hút thuốc lá, có tiền sử mắc các bệnh lý mạch vành…
Chính vì thế, ngoài việc điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu, người mắc bệnh tăng hồng cầu vô căn cần có chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế dầu mỡ và chất béo, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục và có lối sống lành mạnh.
Tăng hồng cầu sinh lý có nghĩa là gì?
Như trình bày trong phần nguyên nhân gây tăng hồng cầu, tăng hồng cầu sinh lý là một trong những nguyên nhân gây tăng hồng cầu thường gặp nhất.
Tăng hồng cầu sinh lý là tình trạng cơ thể phản ứng lại với sự thiếu oxy trong máu, thường gặp ở những người sống ở vùng núi cao, nồng độ bão hoà oxy thấp, cơ thể phản ứng bằng cách tăng số lượng hồng cầu để tăng vận chuyển oxy cung cấp cho các mô cơ quan. Ngoài ra, tăng hồng cầu sinh lý còn gặp ở trẻ sơ sinh do trẻ nhận máu từ mẹ.
Bệnh tăng hồng cầu ở trẻ em
Tăng hồng cầu ở trẻ em tùy thuộc vào lứa tuổi. Thông thường ở trẻ sơ sinh, tăng hồng cầu do cắt rốn chậm, đặt trẻ nằm thấp hơn mẹ lúc cắt rốn, hoặc do máu từ mẹ sang con. Tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh thường lành tính và trở lại bình thường sau khoảng 1-3 tháng. Tuy nhiên, cũng có thể gặp tình trạng tăng hồng cầu bệnh lý ở trẻ em bởi các nguyên nhân như sau:
- Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, thai to.
- Trẻ bị cường thận bẩm sinh, suy giáp trạng bẩm sinh, hội chứng Beckwith- Wiedemann.
- Trong quá trình mang thai mẹ dùng propranolol.
- Trẻ bị mất nước do tiêu chảy cấp, sốt kéo dài, sốt cao.
Triệu chứng bệnh tăng hồng cầu ở trẻ em gồm:
- Dấu hiệu ở da và môi: Da đỏ quá mức, môi đỏ mọng.
- Thần kinh: Trẻ li bì, bỏ bú hoặc bú kém, giảm trương lực cơ, co giật, tắc mạch máu não.
- Về tim mạch, hô hấp: Trẻ thường có biểu hiện tím tái, thở nhanh nông, khó thở, thở gắng sức, co kéo các cơ hô hấp. Bên cạnh đó, trẻ có biểu hiện suy tim, tim to, tăng sức cản ở phổi.
- Các cơ quan khác: Vàng da, tắc mạch, giảm tiểu cầu, xuất huyết, hạ đường máu, nhồi máu tinh hoàn, viêm ruột hoại tử…
Tăng hồng cầu có nguy hiểm không?
Bệnh tăng hồng cầu có nguy hiểm không cũng là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm về chủ đề tăng hồng cầu. Như đã trình bày trong phần định nghĩa thì đây là một bệnh lý tiến triển chậm nhưng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
Một số biến chứng nguy hiểm ở người mắc bệnh tăng bạch cầu:
- Ung thư tủy xương.
- Tắc mạch.
- Nhồi máu não.
- Nhồi máu cơ tim.
- Viêm da, loét, tắc mạch chi.
- Xơ hóa tủy xương.
Những biến chứng này có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở bệnh nhân tăng hồng cầu. Do vậy, tăng hồng cầu là một căn bệnh gây nhiều nguy hiểm và người bệnh cần được phát hiện cũng như điều trị kịp thời.
Hồng cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không?
Ở trẻ em thường gặp tình trạng tăng hồng cầu sinh lý. Tăng hồng cầu sinh lý thường tự khỏi sau 1-3 tháng và ít gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, ở một tỷ lệ rất nhỏ những bệnh nhi mắc bệnh tăng bạch cầu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân gây tử vong ở trẻ mắc bệnh lý tăng hồng cầu gồm:
- Nhồi máu não.
- Tắc mạch chi.
- Tắc mạch phổi.
Ăn gì để giảm hồng cầu trong máu?
Như chúng ta đã biết bệnh lý tăng hồng cầu do nhiều nguyên nhân gây nên. Với từng nguyên nhân sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau và việc ăn uống để giảm số lượng hồng cầu không phải là một cách được khuyến cáo. Để giảm số lượng hồng cầu trong máu chúng ta chỉ có thể dùng phương pháp trích máu hoặc dùng thuốc mới có hiệu quả.
Bệnh tăng hồng cầu có chữa được không?
Qua tìm hiểu về bệnh lý tăng hồng cầu cũng như những thông tin mà bài viết đã cung cấp ở bên trên thì có thể khẳng định bệnh lý tăng hồng cầu có thể chữa được. Tuy nhiên, trong các trường hợp tăng hồng cầu nguyên phát thì việc điều trị tận gốc tăng hồng cầu là không thể và việc điều trị chỉ nhằm cải thiện triệu chứng, hạn chế những biến chứng do bệnh gây ra, tránh nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị bệnh lý tăng hồng cầu gồm:
- Trích máu.
- Điều trị bằng thuốc.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khoẻ.
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu trong hệ tuần hoàn.
Những câu hỏi về tăng hồng cầu trong máu
Cách làm tăng hồng cầu trong máu
Để biết rõ cách làm tăng hồng cầu trong máu bạn cần biết hồng cầu tăng khi nào. Hồng cầu được sản xuất ở tủy xương và được đưa vào hệ tuần hoàn với nhiệm vụ vận chuyển oxy, mang chất dinh dưỡng đến các cơ quan, đồng thời đóng vai trò là chất cân bằng nội môi, pH máu, hệ đệm của cơ thể.
Nguyên liệu tổng hợp hồng cầu gồm protein, sắt, acid folic. Chính vì vậy, để tăng hồng cầu trong máu, bạn cần bổ sung các nguyên liệu để tổng hợp hồng cầu bằng các cách khác nhau như ăn uống, thực phẩm, luyện tập thể dục thể thao. Đây là những cách làm tăng hồng cầu sinh lý cho những người có số lượng hồng cầu thấp.
Việc bổ sung các yếu tố trên sẽ làm tăng sản sinh số lượng hồng cầu, giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh mà vẫn kiểm soát được số lượng hồng cầu trong máu, tránh gây tăng hồng cầu.
Ăn gì để tăng hồng cầu trong máu?
Tăng hồng cầu là bệnh nguy hiểm, chúng ta cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, giảm số lượng hồng cầu trong máu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Giảm hồng cầu trong máu do nhiều nguyên nhân gây nên và một trong số những nguyên nhân thường gặp nhất là do chế độ ăn. Chính về thế, để tăng số lượng hồng cầu trong máu cần ăn các thực phẩm giúp tăng hồng cầu.
Thực phẩm giúp tăng hồng cầu gồm:
- Các thực phẩm chứa nhiều sắt:
- Các loại họ đậu: Đậu xanh, đậu lăng, đậu cove,…
- Rau họ cải: Cải xanh, cải thìa, cải xoăn, cải bó xôi.
- Các loại hoa quả sấy khô: Hồng khô, mận khô, nho khô…
- Thịt, nội tạng: Thịt bò, các loại thịt màu đỏ, gan.
- Lòng đỏ trứng gà.
- Thực phẩm bổ sung acid folic: Ngũ cốc, các loại hạt, rau có màu xanh đậm, bánh mì…
- Bổ sung vitamin A và vitamin C: Khi tìm hiểu tăng hồng cầu nên ăn gì bạn sẽ thấy ngoài những thực phẩm giúp bổ sung sắt và acid folic, những thực phẩm giúp bổ sung vitamin A và C cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng số lượng hồng cầu trong máu bằng cách tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C bao gồm các loại trái cây có màu đỏ hoặc vàng, rau xanh, gan động vật, cá…
Các loại thuốc tăng hồng cầu
Ngoài những thực phẩm giúp tăng hồng cầu, trên thị trường hiện nay còn bán rất nhiều các loại thực phẩm chức năng và các loại thuốc giúp tăng hồng cầu trong máu. Các loại thuốc giúp tăng hồng cầu gồm:
Erythropoietin
Đây là một hormon có khả năng kích thích sản sinh hồng cầu trong máu. Ở những bệnh nhân giảm số lượng hồng cầu, việc sử dụng erythropoietin là hết sức cần thiết. Các chế phẩm erythropoietin:
- Epogen.
- Eprex.
- Neorecormon.
- Darbepoetin.
***Lưu ý: Erythropoietin chỉ định trong các trường hợp thiếu máu nặng và không sử dụng để duy trì hemoglobin trên 120g/l và không dùng kéo dài vì có thể gây tăng hồng cầu. Ngoài thuốc điều trị đặc hiệu thiếu máu, chúng ta có thể bổ sung các loại vi chất, vitamin như:
Sắt
Phụ nữ cần bổ sung 15 mg sắt mỗi ngày, còn nam giới cần 10mg sắt mỗi ngày. Đối với phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang có thai và cho con bú, nhu cầu sắt cao hơn so với người bình thường. Chính về thế, lượng sắt bổ sung cũng nhiều hơn.
Vitamin B12
Với những bệnh nhân thiếu máu có thể dùng vitamin B12 dạng uống hoặc tiêm bắp theo chỉ định của bác sĩ.
Acid folic
Nhu cầu acid folic là 25-50mg/ ngày và được cung cấp chủ yếu bằng ăn uống.
Như vậy, bệnh tăng hồng cầu là gì, triệu chứng bệnh tăng hồng cầu như nào, cách điều trị bệnh tăng hồng cầu cũng như một số thắc mắc liên quan đến căn bệnh này đã được trình bày cụ thể trong bài viết trên đây. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tăng hồng cầu, đừng quên để lại câu hỏi bên dưới để chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé. Chúc bạn luôn khỏe!
Xem thêm >>> Giảm hồng cầu: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị
Chào bác sĩ
e khám sức khoẻ thì cókeest quả là hồng cầu trong máu cao
vậy cái này có nguy hiểm k ạ
Bệnh tăng hồng cầu dẫn đến nhiều hệ lụy nếu không được điều trị kịp thời. Bạn gửi kèm kết quả cụ thể phân tích máu nhé.
Alo e có đưa e chồng bị đa hồng cầu lần một bị ngất còn đợt bày bị nhồi máu cơ tim phải gắn ten vào tim bgio k biết sử lý bệnh thế nào đi khám khắp nơi chưa sử lý thuốc thang gì . Chỉ duy nhất bệnh viện việt pháp trong dài gòn đợt vừa rồi tìm ra bệnh còn giờ ở hải phòng thì dg bị bế tắc . Cho e xin lời khuyên ạ
Với những bệnh nhân có bệnh lý đa hồng cầu nguy cơ tắc mạch cao thì điều trị bằng các thuốc đặc hiệu gây ức chế sinh hồng cầu.
Bệnh nhân cần được đưa lên bệnh viện tuyến trung ương để kiểm tra và điều trị bạn nhé!
Phùng văn quang 0988590169 e xin lời khuyên em dg bị bế tắc sj
E mới sinh con được 4 hôm. Ktra tại bv có kết quả là con e bị đa hồng cầu. E chưa đc nhìn thấy kết quả ntn nhưng bv họ báo như vậy và e đang rất lo. Xin bác siz hãy cho e hướng điều trị và xử lý. E cám ơn ạ
Chào Ngọc!
Ở trẻ em thì đa hồng cầu là bình thường, đặc biệt các bé mới sinh.
Sau 1 tháng nếu số lượng hồng cầu vẫn cao thì mới nghi ngờ là đa hồng cầu.