Chỉ số HDL-C là gì? Chỉ số HDL-C thấp thể hiện điều gì? Chỉ số HDL-C trong máu là gì? Chỉ số HDL như nào là bình thường? So sánh chỉ số HDL-C với LDL-C? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người khi đi khám sức khỏe của mình. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể chỉ số HDL-C là gì cùng những nội dung liên quan.

Tìm hiểu chỉ số HDL-C là gì?

Chỉ số HDL-C là gì?

Chỉ số HDL-C hay chỉ số HDL- Cholesterol còn được gọi là Cholesterol tốt tồn tại dưới dạng chất đạm nhầy, tỷ trọng cao, có khả năng chuyển những cholesterol trong thành mạch máu bị dư thừa đến gan để xử lý thành mật và đào thải ra khỏi cơ thể, giúp giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến.

Ý nghĩ của chỉ số HDL-C là gì?

Nếu nồng độ HDL-C trong máu cao sẽ giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Nồng độ tối ưu của HDL-C trong máu là 50-59 mg/dl với nữ và 40-50 mg/dl với nam.
Nếu nồng độ HDL-C thấp hơn mức trung bình trên sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Tuy nhiên, khả năng mắc các bệnh về tim còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nữa.

tìm hiểu hdl-c là gì

Khi nào cần xét nghiệm chỉ số HDL-C?

Bạn được chỉ định xét nghiệm chỉ số HDL-C và một số chỉ số khác khi kiểm tra lipid máu trong những lần khám sức khoẻ định kỳ. Theo đó, người trưởng thành được khuyên là nên thực hiện xét nghiệm chỉ số HDL-C ít nhất 5 năm 1 lần. Trẻ em được khuyên là nên xét nghiệm ít nhất một lần khi được 9-11 tuổi và lần thứ hai khi được 17-21 tuổi.

Trường hợp cha mẹ có nồng độ lipid cao cũng sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm chỉ số HDL-C của các con dưới 9 tuổi. Thường thì xét nghiệm HDL-C không đau và diễn ra nhanh, bác sĩ sẽ lấy một lượng máu vừa đủ vào ống tiêm, mẫu thử này được bảo quản và gửi về trung tâm xét nghiệm.

hdl-c là gì và khi nào cần xét nghiệm hdl-c

Cách để tăng chỉ số HDL-C là gì?

Hiểu được chỉ số HDL-C là gì chắc hẳn bạn đã biết tầm quan trọng của việc điều chỉnh chỉ số HDL-C trong máu để bảo vệ sức khoẻ tim mạch. Nhưng bất đắc dĩ bạn mới nên dùng thuốc để điều chỉnh chỉ số HDL-C trong máu, vì khi dùng thuốc rất dễ gây tác dụng phụ không mong muốn. Hãy thử áp dụng những cách sau đây để điều chỉnh chỉ số HDL-C trong máu một cách tự nhiên.

Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục giúp chúng ta luôn khoẻ mạnh và giúp lượng HDL-C tăng, bạn có thể tập các bài như: chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc các bài tập khác trong khả năng của mình. Những người bị béo phì tập thể dục thường xuyên sẽ giảm mỡ, giảm cân và tăng chỉ số HDL-C.

Giảm cân

Giảm cân sẽ giúp bạn tăng chỉ số HDL-C và cải thiện sức khoẻ tim mạch của mình. Theo các chuyên gia sức khoẻ thì chỉ cần giảm được 7% trọng lượng cơ thể cũng sẽ làm thay đổi đáng kể quá trình chuyển hoá chất. Bạn hãy tập luyện, có chế độ ăn uống khoa học để giảm cân hiệu quả đồng thời tăng chỉ số HDL-C, giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.

hdl-c là gì và giảm cân là cách để tăng chỉ số hdl-c

Ngừng hút thuốc

Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình cải thiện sức khoẻ và tăng chỉ số HDL-C. Hút thuốc khiến sức khoẻ của bạn ảnh hưởng một cách trầm trọng. Bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm như phổi, ung thư, nhồi máu cơ tim. Hút thuốc chính là tác nhân làm giảm HDL-C vì nó làm ức chế quá trình tổng hợp HDL-C, hạn chế hình thành HDL-C. Khi bạn ngừng hút thuốc, quá trình hình thành và tổng hợp HDL-C sẽ trở lại bình thường và hoạt động hiệu quả hơn.

Ăn cá và giảm lượng đường

Các nhà nghiên cứu cho biết ăn cá giúp bạn tăng chỉ số HDL-C trong thời gian ngắn, cải thiện quá trình vận chuyển cholesterol tốt trong cơ thể. Ngoài việc ăn cá, bạn nên giảm lượng đường trong khẩu phần ăn vì đường làm giảm HDL-C và tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hoá. Hãy hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng carbohydrates, đường như bánh quy, bánh ngọt.

Dùng các loại dầu ăn lành mạnh

Có một số loại dầu ăn tốt cho sức khoẻ tim mạch, được khuyên sử dụng như dầu ô liu, dầu đậu nành giúp giảm cholesterol xấu, tăng chỉ số HDL-C. Dầu dừa cũng là loại dầu ăn bạn nên sử dụng vì ngoài tác dụng tốt cho da dầu dừa còn các tác dụng làm tăng chỉ số HDL-C trong cơ thể một cách tự nhiên.

Dùng các thực phẩm có chất chống oxy hoá

Bạn nên sử dụng các thực phẩm có chất chống oxy hoá, đồng thời tăng HDL-C và giảm nguy cơ bị suy tim, đột quỵ như: Socola đen, bơ, dâu, các loại hạt, rau bina, củ cải, cải xoăn,..

Trên đây là những thông tin hữu ích về chỉ số HDL-C là gì, chỉ số hdl cholesterol như nào là bình thường, khi nào cần xét nghiệm chỉ số HDL-C cũng như cách để tăng chỉ số HDL-C là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin có ích phục vụ cho quá trình tìm hiểu của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi hay đóng góp gì liên quan đến chủ đề chỉ số HDL-C là gì, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để Dinhnghia.vn giải đáp nhé.

tu khoa

nguyên nhân hdl cholesterol thấp

tăng hdl cholesterol

chỉ số hdl-c trong máu thấp

hdl viết tắt

chỉ số cholesterol

chỉ số cholesterol toàn phần

ldl cholesterol bao nhiêu là cao

xét nghiệm hdlc

Rate this post
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *