Trong sử sách lịch sử Việt Nam có ghi lại cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng vào những năm 766 – 791. Vậy khởi nghĩa Phùng Hưng là gì? Thời gian cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng diễn ra thì đời sống nhân dân ta như nào? Diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng? Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về vị tướng Phùng Hưng
- Phùng Hưng là người sinh ra ở làng Đường Lâm thuộc Giao Châu, trong gia đình nhà phú hào, giàu có. Nhà có 3 anh em cùng lớn lên bên nhau và đều là những anh hùng kiệt xuất. Từ nhỏ, Phùng Hưng đã là một người anh dũng song toàn, giỏi giang, khỏe mạnh và có tính khí bộc trực, thương người, hay giúp đỡ người khác.
- Ông là con cháu của cụ Phùng Tói Cái – vị quan thời Đường Cao Tổ, làm quan lang ở vùng đất Đường Lâ, nổi tiếng hiền lành đức độ, thông minh hơn người. Cha là ông Phùng Hạp Khanh từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau khi kết thúc trở về quê an dưỡng tuổi già thì chăm chú vào việc ruộng vườn và nhanh chóng trở nên giàu có.
- 3 anh em nhà Phùng Hưng mất cha mẹ khi tới 18 tuổi, tự nuôi lớn lẫn nhau, đùm bọc sinh sống. Trong 3 người thì Phùng Hưng là người nổi tiếng có khí phách, dũng cảm và trí tuệ nhất. Khi trưởng thành, Phùng Hưng đã nối nghiệp cha trở thành quan lang của vùng Đường Lân.
- Nhân dân trong vùng ai cũng quý mến khi ông đức độ, cứu giúp người nghèo, trừng trị quân gian ác, mang lại cuộc sống bình yên hơn cho nhân dân. Nước ta thời Đường được gọi là An Nam đô hộ phủ đang nằm dưới ách thống trị của bọn tham quan đô hộ. Quan lại nhà đường ra sức đàn áp, vơ vét của cải, bóc lột sức lao động của người dân.
- Vào năm 776, Phùng Hưng cùng với người em của mình là Phùng Hải quyết tâm tìm cách làm cuộc khởi nghĩa đánh đổ bọn đàn áp, vùng lên giành lại quyền tự chủ. Khởi nghĩa Phùng Hưng do ông lãnh đạo được đông đảo nhân dân ủng hộ và hưởng ứng. Sau thời gian ngắn tập hợp, đội quân dưới trướng ông số lượng người vô cùng đông.
- Dù trang bị những loại vũ khí đơn giản, thô sơ nhưng với tinh thần chiến đấu quật cường, khởi nghĩa Phùng Hưng vẫn giành nhiều thắng lợi đáng khen ngợi. Phùng Hưng kéo quân đông bao vây lấy thành Tống Bình. Chiến đấu nhiều ngày đêm cuối cùng quân dân dưới trướng Phùng Hưng cũng chiếm được thành và chính thức cai quản vùng đất này.
- Nhưng cai trị được một thời gian thì tướng Phùng Hưng qua đời, con trai Phùng An lên cai quản vùng đất và nối nghiệp cha mình. Nhưng tới gần cuối năm 791 thì nhà Đường lại đem quân đàn áp khốc liệt, với viện trợ lực lượng hùng hậu khiến Phùng An ra hàng.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng
Giai đoạn nửa sau thế kỉ VIII, quyền thống trị của nhà Đường càng suy yếu, bên trong liên tiếp nảy ra các cuộc xung đột. Tại thời điểm đó, tại khu đô hộ thì bọn chúng tăng cường áp lực, bóc lột người dân để gia tăng thêm sức lực và tiền của. Bọn chúng đẩy mạnh trưng thu các loại thuế các loại, mặc người dân đói khổ, lầm than khắp nơi.
Cao Chính Bình đánh bại được Chà Và và được cử giữ chức vụ An Nam, ra sức bóc lột nhân dân ta, tập trung làm giàu cho bản thân và quân tay sai. Nhân dân ta chịu nhiều ách trấn áp, nghèo khổ, không có ánh sáng cho ngày mai. Vì thế vô cùng căm phẫn quân đô hộ và trách phận.
Đứng trước tình hình cuộc sống nhân dân quá lầm than, không chịu được sự hống hách và tàn bạo của quan lại nhà Đường, Phùng Hưng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân nổi dậy. Nhân lúc quân lính ở Tống Bình nổi loạn năm 791, ông đã phát động quân dân nổi lên khởi nghĩa Phùng Hưng chống chính quyền đô hộ và tay sai cho nhà Đường.
Đội quân của tướng Phùng Hưng chia làm 5 đạo quân vây quanh thành, đánh từ ngoài vào trong. Quân của Cao Chính Bình khoảng hơn 4 vạn binh lính ra sức chống cự nhưng vẫn yếu thế hơn. Với tinh thần quyết chiến quyết thắng, quân dân ta chiến đấu liên tục trong 7 ngày ròng rã.
Thương vong không ít nhưng cuối cùng quân dân ta vẫn khiến cho Cao Chính Bình lo lắng cố thủ mà lăn ra ốm rồi chết. Khởi nghĩa Phùng Hưng giành chiến thắng vẻ vang, chiếm được thành và lập cai trị mới. Mang lại bình yên và cuộc sống no đủ, không còn đói khổ cho người dân.
Kết quả cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng
Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra vào năm 791 và giành được thắng lợi vẻ vang cho dân tộc. Khiến cho bọn đô hộ nhà Đường phải dè chừng về sức mạnh của người dân ta. Trong thời gian sau đó, người dân yên tâm sinh sống, làm việc.
Dân ta thoát khỏi ách thống trị, đàn áp của bọn tay sai, khắp nơi ăn mừng chiến thắng. Khởi nghĩa Phùng Hưng thắng lợi, thủ lĩnh đóng quân chiếm lĩnh phủ đô hộ, cai quản các vùng đất được 7 năm thì lâm bệnh rồi mất. Sau khi ông mất, con trai Phùng An lên nối nghiệp cha, dâng tôn hiệu của cha là Bố Cái Đại Vương.
Tuy nhiên, Phùng An lại không được anh dũng như cha nên giữ quyền lãnh đạo, trị vì được 2 năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặt. Quân nhà Đường lại liên tục tấn công thành, cuối cùng cũng khiến quân đội Phùng An đầu hàng. Nhà Đường từ đó chính thức lại quay về xâm chiếm nước ta.
Vì sao khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?
- Do những chính sách bóc lột ngang ngược tàn bạo của nhà Đường đã làm cho đời sống nhân dân cực khổ => Sự căm phẫn của nhân dân ta => Sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.
- Phùng Hưng là người anh hùng hay thương người và hay giúp đỡ những người nghèo khổ, do đó nhân dân trong vùng ai cũng mến phục => Phùng Hưng được lòng người nhân = > Khi cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra đã được nhân dân ủng hộ hưởng ứng.
Qua bài viết trên đây của Dinhnghia.vn, quý bạn đọc đã nắm được nội dung của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng, diễn biến cũng như kết quả của cuộc khởi nghĩa này. Hy vọng những kiến thức lịch sử trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng. Chúc bạn luôn học tốt!
Xem thêm:
- Xã hội nguyên thủy là gì? Các đặc điểm của xã hội nguyên thủy
- Sự hình thành và Văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
- Các quốc gia cổ đại phương Tây: Sự hình thành và Đặc điểm xã hội