Xét nghiệm Creatinin là gì? Creatinin máu là gì? Định lượng creatinin là gì? Creatinin là chỉ số gì? Creatinin niệu là gì?… Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến xét nghiệm này, bởi nếu không phải người quan tâm tới y học hoặc làm trong ngành y dược thì ít ai để ý Creatinin. Vậy cụ thể Creatinin là gì, Creatinin liên quan gì đến bệnh thận, hãy cùng DINHNGHIA.VN khám phá bài viết dưới đây.
Tìm hiểu Creatinin là gì?
Creatinin là gì hay Creatinin máu là gì? Creatinin là một loại acid amin không tồn tại trong protein mà nó là chất chuyển hóa cuối cùng của creatin phosphat (là một dạng dự trữ năng lượng đặc biệt xuất hiện ở nhiều cơ trong cơ thể). Creatinin không tập trung ở một vị trí mà phân bổ đều ở dịch ngoại bào cũng như đào thải thông qua thận. Cùng với đó, trong quá trình trao đổi năng lượng, một phần nhỏ Creatinin chính là sản phẩm cặn bã của quá trình chuyển hóa và không hề được sử dụng.
Tìm hiểu về Creatinin là gì, các bạn sẽ biết được khi Creatinin ra khỏi cơ vào máu, nó sẽ được lọc ở cầu thận trước khi bài xuất thông qua đường nước tiểu. Do vậy, khi cầu thận bị tổn thương, lượng Creatinin trong máu sẽ tăng sớm hơn so với ure (sản phẩm thoái hóa cuối cùng của lượng protein được nạp vào cơ thể và cũng được thải ra chủ yếu qua đường nước tiểu) gây ảnh hưởng và tổn thương trực tiếp tới chức năng của thận.
Creatinin là chỉ số gì cũng là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Thực tế, trị số Creatinin máu ở người bình thường sẽ nằm ở mức 62 – 120 micromol/lít (mmol/l) ở nam và ở nữ sẽ nằm trong khoảng 53 – 100 mmol/lít. Đây là những con số chuẩn và bình thường ở mỗi người. Vậy nên, khi những trị số này bắt đầu vượt qua ngưỡng bình thường này thì chắc chắn một điều rằng chức năng thận của bạn đang bắt đầu suy giảm. Ngược lại, nếu trị số này tăng cao cũng đồng nghĩa rằng chứng suy thận đang ngày càng xấu đi.

Xét nghiệm định lượng creatinin máu là gì?
Giống như tên gọi, xét nghiệm này được thực hiện để định lượng creatinin trong máu.Creatinin được cơ thể thải hoàn toàn bởi thận. Chính vì thế, nó sẽ tỷ lệ thuận với chức năng bài tiết thận. Đây cũng là lý do mà nồng độ creatinin huyết thanh thường không đổi nếu chức năng bài tiết của thận hoạt động bình thường.
Như vậy, khi creatinin tăng bất thường thì có thể người bệnh đang bị tình trạng mất nước, rối loạn thận như viêm cầu thận, viêm bể thận, hoại tử ống thận cấp tính, và tắc nghẽn đường tiểu.
Thường thì sau bữa ăn, creatinin sẽ tăng nhẹ, đặc biệt là sau khi ăn một lượng lớn protein. Ngoài ra, có một số biến đổi trong ngày về nồng độ creatinin, cụ thể như: lượng creatinin sẽ thấp nhất lúc 7 giờ sáng và cao nhất vào lúc 7 giờ tối.
Cách đọc kết quả xét nghiệm Creatinin
Kết quả bạn nhận được khi xét nghiệm creatinin sẽ thể hiện trình trạng sức khỏe, cụ thể như sau:
Kết quả bình thường
- Đối với người lớn: Nam: 0.6-1.2 mg/dl hoặc 53-106 umol/l (đơn vị SI); Nữ: 0.5-1.1 mg/dl hoặc 44-97 umol/l (đơn vị SI);
- Với người cao tuổi: giảm khối lượng cơ có thể khiến giảm nồng độ;
- Vị thành niên: 0.5-1.0 mg/dl;
- Ở trẻ em: 0.3-0.7 mg/dl;
- Ở trẻ nhỏ: 0.2-0.4 mg/dl;
- Với trẻ sơ sinh: 0.3-1.2 mg/dl.
Kết quả bất thường
Khi kết quả không nằm trong những con số thống kê bên trên, rất có khả năng cơ thể bạn đang có vấn đề với creatinin.
- Khi tăng nồng độ creatinin: Bạn có thể đang bị viêm cầu thận, viêm bể thận, hoại tử ống thận cấp tính, tắc nghẽn đường tiết niệu, giảm lưu lượng máu đến thận, tiểu đường căn nguyên do thận, sưng thận, tiêu cơ vân,
- Khi giảm nồng độ creatinin: Có thể bạn đang bị suy nhược, giảm khối lượng cơ.

Nên thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin vào thời điểm nào?
Xét nghiệm Creatinin là gì và nên thực hiện khi nào là hợp lý? Thực tế hiện nay, xét nghiệm Creatinin là xét nghiệm đo nồng độ Creatinin huyết thanh cũng giống như nito ure máu (BUN). Xét nghiệm này được thực hiện để chẩn đoán các hiện tượng liên quan đến suy giảm chức năng thận. Do vậy, khi tìm hiểu xét nghiệm Creatinin là gì, các bạn sẽ dễ hình dung ra phương pháp xét nghiệm này hơn.
Creatinin máu là gì và có nên thực hiện xét nghiệm Creatinin thường xuyên không? Theo lời khuyên của các bác sĩ, xét nghiệm Creatinin có thể được thực hiện một cách thường quy và các bạn có thể xem nó như là một phần trong những xét nghiệm cơ bản về hóa sinh.
Bên cạnh đó, tìm hiểu định lượng Creatinin là gì, các bạn cũng có thể thực hiện kỹ thuật y tế này nếu nhận thấy sự xuất hiện của những bệnh lý cấp tính hoặc cảm thấy thận của mình đang có những dấu hiệu không tốt. Một số triệu chứng báo hiệu chức năng thận của bạn đang bị suy giảm:
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và thiếu tập trung
- Vùng quanh mắt hay mặt, bụng, đùi thường bị sưng, phù
- Nước tiểu xuất hiện nhiều bọt, thi thoảng có máu hoặc pha màu cà phê
- Vùng lưng hông, bên dưới khung sườn gần vị trí của thận thường xuyên bị đau.
Creatinin tăng cao trong những trường hợp nào?
Tìm hiểu Creatinin là gì, các bạn sẽ biết được lượng Creatinin sẽ tăng cao trong những trường hợp cụ thể như sau:
- Suy thận do có nguồn gốc trước thận: mất nước, xuất huyết, suy tim mất bù, hẹp động mạch thận và dùng thuốc lợi tiểu
- Tổn thương cầu thận: xảy ra đối với một số bệnh phổ biến như cao huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa thận dạng tinh bột,..
- Tổn thương ống thận: xảy ra phổ biến với những bệnh như sỏi thận, đau tủy xương, nhiễm độc thận, viêm thận, acid uric tăng cao trong máu,…
- Suy thận do nguồn gốc sau thận: trường hợp Creatinin tăng cao này thường xảy ra đối với các bệnh như sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, khối u tử cung, xơ hóa sau phúc mạc,…
Creatinin máu giảm trong những trường hợp nào?
Creatinin máu là gì và thường giảm trong những trường hợp nào? Cụ thể, Creatinin máu sẽ bị giảm trong những trường hợp sau:
- Máu bị hòa loãng
- Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp
- Có thai
- Suy dinh dưỡng ở thể trạng nặng
- Phát hiện một số bệnh gây teo mô cơ
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu Creatinin niệu là gì, các bạn cũng sẽ được biết đến Creatinin niệu tăng cao trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Tập trung sức lực
- To đầu chi, chứng khổng lồ (Gigantism)
- Mắc bệnh đái tháo đường.
- Nhiễm trùng và suy giáp
Ngoài ra, Creatinin niệu còn được xác định giảm trong các trường hợp sau:
- Cường giáp
- Máu không được cung cấp đủ
- Giảm khối cơ, loạn dưỡng cơ
- Bệnh thận bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng
- Bệnh lơxemi
- Thực hiện ăn theo chế độ dinh dưỡng ăn chay
Bài viết trên đây, DINHNGHIA.VN đã cung cấp đến bạn Creatinin là gì, creatinin máu là gì, định lượng creatinin là gì cũng như các thông tin liên quan đến xét nghiệm này. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về sức khỏe. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề Creatinin là gì, hãy để lại câu hỏi để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé!