Giảm tiểu cầu là gì? Bệnh lý giảm tiểu cầu vô căn là gì? Nguyên nhân giảm tiểu cầu? Dấu hiệu và triệu chứng giảm tiểu cầu là gì? Cách điều trị và phòng ngừa giảm tiểu cầu? Các bài thuốc đông y chữa giảm tiểu cầu?… Hiện nay các căn bệnh về tiểu cầu ngày càng trở nên phổ biến, vì thế có rất nhiều thắc mắc xoay quanh bệnh giảm tiểu cầu. Để nắm được những nội dung hữu ích, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu về chủ đề bệnh giảm tiểu cầu là gì cùng những thông tin liên quan qua bài viết dưới đây nhé!

Giảm tiểu cầu là gì?

Bệnh giảm tiểu cầu là gì? Giảm tiểu cầu là bệnh gì? Số lượng tiểu cầu trong máu bình thường có số lượng khoảng 140.000-440.000/mm3. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là dạng bệnh ở hệ thống miễn dịch.Giảm tiểu cầu là bệnh lý xảy ra khi số lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm do một số nguyên nhân khác nhau. Chính bởi tiểu cầu là một loại tế bào quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là việc cầm máu. Do đó, giảm tiểu cầu sẽ dẫn đến xuất huyết nên không được điều trị kịp thời.

Bệnh lý giảm tiểu cầu vô căn là gì?

Bệnh lý giảm tiểu cầu vô căn là một trong các biểu hiện cụ thể của bệnh giảm tiểu cầu. Bệnh lý này có tính chất phức tạp khó chữa, có thể coi đây là một trong những chứng bệnh nan y. Thông thường bệnh lý giảm tiểu cầu vô căn cần có quá trình chữa trị lâu dài và có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Các triệu chứng của bệnh thường được biểu hiện tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân. Nhẹ nhất là xuất huyết dưới da sau đó đến xuất huyết niêm mạc, có thể là xuất huyết nội tạng. Nguy hiểm nhất chính là tình trạng xuất huyết não có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Bệnh lý giảm tiểu cầu vô căn là gì? Căn bệnh này có hai dạng cấp tính và mãn tính. Nhìn chung, 90% bệnh lý giảm tiểu cầu vô căn dạng cấp tính thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Ngược lại, 90% bệnh lý giảm tiểu cầu vô căn dạng mãn tính xảy ra ở người lớn tuổi. Khi lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết tiêu hóa. Hiện nay chứng bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Nguyên nhân gây nên giảm tiểu cầu vô căn là gì?

Giảm tiểu cầu do nhiều nguyên nhân, có thể do tăng sinh phá tiểu cầu ở ngoại vi hoặc do cơ thể tự sản sinh ra các kháng thể kháng tiểu cầu. Một số nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh giảm tiểu cầu vô căn như sau:

  • Giảm tiểu cầu do kháng thể đồng chủng: Đây là các trường hợp truyền máu khác nhóm tiểu cầu hoặc bất đồng nhóm tiểu cầu giữa mẹ và con đều có thể gây ra tình trạng giảm tiểu cầu trong máu.
  • Giảm tiểu cầu do bị các bệnh nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng nặng, mất máu hay bệnh nhiễm ký sinh trùng sốt rét, nhiễm siêu vi trùng (ví dụ như cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi) hoặc tình trạng plus ban đỏ sẽ dẫn đến xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Các chứng bệnh về tủy, men gan, suy thận: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm tiểu cầu thường thấy. Chứng bệnh như suy tủy, khô tủy, ung thư tủy, ung thư xương, ung thư vòm họng, xơ gan, men gan cao, suy thận, các căn bệnh ung thư máu… đều dẫn đến nguy cơ giảm tiểu cầu.
  • Giảm tiểu cầu do đột biến gen hoặc tiêm phòng vắc xin sau rối loạn hoocmon: Nguyễn nhân này được ghi nhận là ít xảy ra, tuy nhiên một số trường hợp bị giảm tiểu cầu do gen hoặc tiêm phòng.

Biểu hiện và triệu chứng của bệnh giảm tiểu cầu vô căn

Giảm tiểu cầu vô căn thường biểu hiện từ từ và không quá rõ ràng. Biểu hiện đầu tiên có thể là các nốt chấm đỏ li ti trên da giống như muỗi đốt hoặc các vết bầm tím nhỏ. Các nốt này cũng có thể có màu xanh, đỏ tím hoặc vàng xanh, tình trạng xuất huyết sẽ diễn ra khi bạn va quyệt gây nên các vết xước trên da. Các vết này cũng rất lâu cầm máu được cũng như lành lại.

Một biểu hiện thường gặp của bệnh lý này nữa chính là tình trạng sốt nhẹ hoặc sốt cao do xuất huyết khiến các tiểu cầu bị vỡ ra. Thiếu máu hay sưng hạch cũng là biểu hiện của giảm tiểu cầu vô căn. Tình trạng nặng hơn có thể được biểu hiện rõ ràng hơn bởi các triệu chứng như chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa hay chảy máu chân răng.

Ngoài ra bệnh còn có các biểu hiện như hoa mắt, khó ngủ, da xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi, niêm mạc nhợt nhạt, tim đập nhanh,… Ở một số trường hợp còn có thể gặp các vấn đề như thường xuyên ngất xỉu, thiếu sắt, bàn tay trắng bệch,…

Cách chữa và điều trị giảm tiểu cầu vô căn

Hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh giảm tiểu cầu vô căn. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh lý giảm tiểu cầu vô căn sẽ phải  sống chung với nó đến hết đời kèm theo các liệu pháp điều trị trong thời gian dài.

tìm hiểu giảm tiểu cầu là gì

Giảm tiểu cầu tự miễn là gì?

Giảm tiểu cầu là gì? Giảm tiểu cầu tự miễn là gì? – Bệnh tiểu cầu tự miễn hay còn được biết đến với tên khoa học là Immune Thrombocytopenic Purpura (ITP). Đây là một bệnh lý gây nên bởi tình trạng tiểu cầu trong máu ngoại vi bị phá huỷ.

Bệnh có thể gây ra các biểu hiện như: Chảy máu dưới da, nổi các vết ban nhỏ ly ti, chảy máu chân răng, chảy máu khi đi vệ sinh… Nặng hơn có thể là tình trạng chảy nôn ra máu, chảy máu mũi, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài… Nặng hơn nữa là tình trạng thiếu máu, chảy máu trong nội tạng, chảy máu não… gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

triệu chứng và dấu hiệu của giảm tiểu cầu là gì

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì?

Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu nên thường xuyên sử dụng gạo lứt nhằm cải thiện sức khỏe cũng như tình trạng bệnh. Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu, khi ăn nên nhai kỹ, tránh đồ ăn cứng gây tổn thương niêm mạc. Sử dụng nước ấm giúp tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc miệng và niêm mạc niêm mạc hệ tiêu hóa.

Thực phẩm giàu vitamin C

Người mắc giảm tiểu cầu nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C. Các nhóm thực phẩm này có tác dụng rất tốt đối với cơ thể cũng như hệ miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm như cam, chanh, cà rốt, ớt chuông,… có chứa hàm lượng vitamin C cao tốt cho cơ thể và tăng tính bền của thành mạch. Bảo vệ và hạn chế các tác nhân gây bệnh giảm tiểu cầu.

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K có tác dụng tốt trong việc giúp tiểu cầu thực hiện chức năng đông máu. Đồng thời, nó cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều chỉnh các enzyme cho sự hình thành cục máu đông. Việc bổ sung vitamin K là cần thiết đối với bệnh nhân mắc bệnh giảm tiểu cầu. Vitamin K thường có trong các loại rau có màu xanh như: rau diếp, bông cải xanh, rau mùi tây, cải xoăn cùng đậu tương, ô liu, dầu hạt cải,…

Thực phẩm chứa Protein

Việc bổ sung đủ chất đạm là vô cùng quan trọng với những bệnh nhân thiếu máu và giảm tiểu cầu. Chúng cung cấp nguyên liệu tạo ra lượng máu nhiều hơn cũng như ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Protein có thể tìm thấy trong các thực phẩm như: Đậu nành, hải sản, cá trứng, sữa, thịt,…

giảm tiểu cầu là gì và nên ăn những thực phẩm nào

Bài thuốc đông y chữa giảm tiểu cầu

Điều trị bệnh giảm tiểu cầu bằng đông y như nào, hay tìm hiểu về những bài thuốc đông y chữa giảm tiểu cầu cũng là những băn khoăn được nhiều người quan tâm khi mắc phải chứng bệnh này. Dưới đây là những bài thuốc đông y chữa giảm tiểu cầu thông dụng và hiệu quả:

Đại táo lá sen

Với phương thuốc này bạn có thể sử dụng đại táo, lá sen. Nhằm điều trị chứng giảm tiểu cầu. Cho các vị thuốc vào nước sau đó sắc thành nước cô đặc và sử dụng trong ngày. Một ngày uống khoảng 100ml thuốc là được.

Sơn thù nhân sâm thang

Với phương thuốc này bạn có thể dùng sơn thù, nhân sâm nhằm điều trị giảm tiểu cầu. Các vị thuốc sẽ được cho vào trong nước đun sôi cô đặc để sử dụng hàng ngày. Một ngày bạn chỉ cần sử dụng 200ml nước thuốc uống trong ngày là được.

Tam thất thiên thảo ngó sen thang

Với phương thuốc này bạn có thể dùng tam thất, thiến thảo, ngó sen, sinh địa, kỷ tử, Bạch mao căn, Hạt sen, Thạch cao. Nhằm điều trị các vết bầm tím gây ra do bệnh giảm tiểu cầu trong máu. Các vị thuốc này sẽ được sắc cô đặc và sử dụng trong ngày.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh giảm tiểu cầu

Tiểu cầu giảm khi nào?

Bên cạnh bạch cầu và hồng cầu thì tiểu cầu là một tế bào quan trọng trong máu. Tiểu cầu đảm nhận việc đông máu, được sản sinh ra từ tủy xương, ngăn chặn vết thương tiếp tục chảy máu. Khi bạn bị thương lượng tiểu cầu sẽ  tạo thành một lớp rào cản bên ngoài vết thương bằng cách kết dính lại với nhau. Nó có tác dụng làm đông máu và giảm chảy máu tại vết thương đó.

Ở người bình thường lượng tiểu cầu trung bình là khoảng 150.000 – 400.000 tiểu cầu/mm³. Cụ thể hơn mỗi lít máu có khoảng 150-400 tỷ tiểu cầu. Nếu số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 150.000 tiểu cầu/mm³ tức là bạn đã bị giảm tiểu cầu.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh có tên gọi khoa học là Immune thrombocytopenic purpura – ITP. Bệnh lý này còn được biết đến với tên gọi xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là chứng giảm lượng tiểu cầu trong máu do rối loạn đông máu gây.

Thông thường, trong 1µl máu chứa 140.000 đến 440.000 tế bào tiểu cầu. Trong trường hợp số tiểu cầu thấp hơn 50.000 tế bào/µl, bệnh lý giảm tiểu cầu sẽ xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nặng.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau. Thường gặp nhất là ở đối tượng trẻ em từ 2 – 5 tuổi người lớn từ 20 đến 50 tuổi. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới, trẻ em thường mắc nhiều hơn người lớn.

Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn

Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn  được hiểu là tình trạng suy giảm tiểu cầu trong máu mà không rõ lý do. Bệnh lý giảm tiểu cầu có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp bác sĩ không thể tìm ra được nguyên do dẫn đến bệnh lý này thì được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gặp ở mọi đối tượng tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở đối tượng trẻ em. Theo thống kê y khoa thì bệnh lý này chiếm 80% đến 85% bệnh nhân mắc phải là trẻ em. Đối tượng mắc thường ở độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi là nhiều nhất. Do thể trạng yếu nên ở đối tượng trẻ em bệnh sẽ nhanh chóng phát triển với các biểu hiện xấu.

Bệnh giảm tiểu cầu ở người lớn

Bệnh giảm tiểu cầu ở người lớn có tỷ lệ mắc phải ít hơn so với trẻ em. Đối tượng nữ giới dễ mắc hơn so với nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh lý này ở người lớn giao động từ 15% đến 20%. Độ tuổi thường mắc phải nhất rơi vào khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Có hai nguyên nhân chính gây nên bệnh giảm tiểu cầu ở người lớn bao gồm: Do tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi: Do giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Trong một số trường hợp không tìm được nguyên nhân gây bệnh thì được gọi là bệnh giảm tiểu cầu vô căn ở người lớn.

Giảm tiểu cầu khi mang thai

Phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh giảm tiểu cầu thứ hai sau trẻ em. Bệnh lý này có thể gặp trong thời kỳ thai kỳ biểu hiện cụ thể bởi sự suy giảm chất lượng và số lượng tiểu cầu trong máu của cơ thể. Bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu cũng như thai nhi trong bụng.

Giảm tiểu cầu khi mang thai có thể gây ra do các nguyên nhân: Tủy suy giảm khả năng sản sinh ra tiểu cầu; Cơ thể tăng cường sự phá hủy tiểu cầu; Cơ thể tăng cường tiêu thụ lượng tiểu cầu lớn; Các lý do không xác định.

Phụ nữ mang thai thường chiếm khoảng 5% tỷ lệ người mắc chứng giảm tiểu cầu. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp sau thời kỳ mang thai và sinh em bé cơ thể lại bình thường trở lại không có các triệu chứng của bệnh giảm tiểu cầu nữa.

Suy giảm tiểu cầu là gì?

Suy giảm tiểu cầu được hiểu là tình trạng lượng tiểu cầu trong máu suy giảm. Đây là bệnh lý thường gặp ở đối tượng trẻ em và phụ nữ. Bệnh  có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể hơn có thể kể đến nguyên nhân do: Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và Giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương.

Một số nguyên nhân như quai bị, cảm cúm, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm ký sinh trùng, xơ gan, ung thư tủy xương, Plus ban đỏ, cường lách,… Ở một số trường hợp bệnh lý suy giảm tiểu cầu có thể gây ra mà không tìm được nguyên nhân. Trường hợp này được gọi là suy giảm tiểu cầu vô căn.

Đầu tiên bệnh chỉ xuất hiện cùng với triệu chứng xuất huyết dưới da. Sau đó là các dấu hiệu nặng hơn như chảy máu mũi, xuất huyết niêm mạc,… Nặng hơn nữa xuất huyết nội tạng, xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, màng não, nội sọ,… Các tình trạng này gây mất máu cũng như máu khó và không đông được. Làm suy giảm chất lượng cũng như chất lượng máu.

Sốt giảm tiểu cầu là gì?

Sốt giảm tiểu cầu hay còn được gọi là Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu. Bệnh lý giảm tiểu cầu thứ phát có thể do tình trạng sốt xuất huyết gây ra. Sốt xuất huyết gây nên tình trạng tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này chính là chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da,…Nghiêm trọng nhất chính là tử vong do xuất huyết não quá lâu.

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn chính là là hậu quả của nguyên nhân tăng phá hủy tiểu cầu. Thông thường thời gian bán huỷ đồng vị xạ, phóng xạ sau khi được đánh dấu bình thường là từ 8-10 ngày. Đối với trường hợp này bị rút ngắn xuống dưới 24 giờ.

Trong máu tuần hoàn lượng tiểu cầu xuống thấp mặc dù trong tuỷ xương vẫn có những tế bào nhân khổng. Lách hình như đóng vai trò phát hiện bằng đồng vị phóng xạ trong đình lưu tiểu cầu. Cũng như hình thành những kháng thể tự miễn kháng thể cầu.

ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn

Giảm tiểu cầu miễn dịch

Giảm tiểu cầu miễn dịch  hay còn được biết đến với tên gọi xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Bệnh lý này gây ra do tiểu cầu trong máu ngoại vi bị phá huỷ ở hệ liên võng nội mô do sự có mặt của tự kháng thể kháng tiểu cầu. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là trẻ em và phụ nữ.

Giảm tiểu cầu trong máu

Cùng với bạch cầu và hồng cầu tiểu cầu cũng là tế bào quan trọng trong máu cũng như cơ thể. Giảm tiểu cầu trong máu được hiểu là lượng tiểu cầu sản sinh ra không đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cơ thể. Việc này có thể gây nên tình trạng máu khó đông cũng như xuất huyết trên các bộ phận của cơ thể.

Giảm tiểu cầu trong xơ gan

Giảm tiểu cầu trong xơ gan được hiểu là tình trạng bệnh xơ gan gây nên giảm tiểu cầu trong máu. Cấu trúc gan biến đổi không bình thường cũng ảnh hưởng đến lượng máu trong cơ thể. Tình trạng nghiêm trọng của bệnh xơ gan có thể gây nên xuất huyết cũng như các  bệnh lý nguy hiểm khác.

Lá lách là bộ phận lưu trữ tiểu cầu cho cơ thể, đối với bệnh nhân xơ gan tình trạng cường lách khiến lượng tiểu cầu suy giảm. Trong một số trường hợp suy giảm tiểu cầu còn là dấu hiệu của bệnh xơ gan.

Giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Tiểu cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm? Bệnh giảm tiểu cầu gây ra các ảnh hưởng đến mọi đối tượng mắc bệnh. Tuy không gây nên các nguy hiểm trực tiếp nhanh chóng đến tính mạng nhưng bệnh lý này cũng cần được điều trị kịp thời. Bởi bệnh không được điều trị triệt để nên người bệnh phải sống chung với bệnh.

Sau khi điều trị bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Bệnh ở tình trạng nhẹ chỉ gây nên các triệu chứng không nguy hiểm. Tuy nhiên không được chữa trị, tình trạng bệnh ngày càng nặng nề gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Có thể kể đến như xuất huyết nội tạng ở bên trong, xuất huyết não gây nên các biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong.

Bệnh giảm tiểu cầu sống được bao lâu?

Giảm tiểu cầu là gì và bệnh giảm tiểu cầu sống được bao lâu là câu hỏi của rất nhiều người. Đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Chính vì vậy mà người bệnh không cần quá lo lắng bởi chứng bệnh này có thể chuyển biến tốt thông qua các phương pháp điều trị tây y hoặc đông y.

Thời gian điều trị bệnh ở mỗi đối tượng có sự khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh lý. Bạn nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ để xem mình có mắc giảm tiểu cầu hay không cũng như các bệnh lý khác. Bệnh càng được điều trị sớm càng có kết quả tốt.

Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?

Bệnh lý giảm tiểu cầu hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để. Các biện pháp điều trị đều nhằm để giảm phản ứng của hệ miễn dịch tấn công lên tiểu cầu. Nhìn chung, việc điều trị giảm tiểu cầu còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng, nhẹ của bệnh.

Với trường hợp giảm tiểu cầu tự miễn hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát thì việc điều trị không quá khó khăn. Tuy nhiên, khi trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ được tiêm tĩnh mạch immunoglobulins (IVIG) hoặc kháng thể để làm chậm lại cơ chế miễn dịch. Phương pháp nội khoa được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, nếu phương pháp nội khoa không cho kết quả, bệnh cần được xử lý bằng phẫu thuật cắt lách.

DINHNGHIA.VN đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh giảm tiểu cầu là gì, bệnh giảm tiểu cầu vô căn là gì, cũng như một số nội dung liên quan qua bài viết trên đây. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong chủ đề bệnh giảm tiểu cầu là gì sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Chúc bạn luôn khỏe!

Xem thêm >>> Bệnh tăng tiểu cầu: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Xem thêm >>> Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu là gì?

Rate this post
Please follow and like us:

Comments

  1. Pingback: Tiểu cầu là gì? Chức năng của tiểu cầu? Những thông tin về tiểu cầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *