Hội chứng Raynaud là cụm từ dường như còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt bệnh nhân khi được nhận kết quả từ y bác sĩ. Vậy hội chứng Raynaud là gì? Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud? Triệu chứng hội chứng Raynaud là gì? Cách điều trị hội chứng Raynaud? Hay muốn cải thiện hội chứng Raynaud cần làm cách nào? Trong bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin cần thiết về hội chứng này.

Tìm hiểu về hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud là gì?

Hội chứng Raynaud (có tên gọi khoa học là Raynaud’s syndrome) được phát hiện lần đầu vào năm 1862 bởi bác sĩ người Pháp Maurice Raynaud. Chính vì vậy, hội chứng này được đặt tên theo vị bác sĩ này.  

Raynaud chính là tình trạng bệnh lý xảy ra do rối loạn vận mạch cũng như co thắt các mạch máu khiến cho lượng máu tới mô bị giảm một cách nhanh chóng. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ. Hiểu đơn giản, Raynaud là một hội chứng về lưu thông máu. Cụ thể đó là tình trạng khi cơ thể không vận chuyển đủ máu đến các chi (như ngón tay, ngón chân, tai và đầu mũi). Chính vì thế, chúng bị lạnh và tê bì.

Phần lớn, tình trạng này kéo dài trong thời gian ngắn khi cơ thể bạn phản ứng quá mức với nhiệt độ lạnh.Trên thực tế, loại hội chứng này thường gặp ở các cực và đặc biệt là ở các đầu ngón tay và ngón chân. Ngoài ra, có trường hợp người bệnh sẽ gặp ở mũi, tai, môi hay núm vú.

Trên thế giới hiện nay, Raynaud có tỷ lệ người mắc khoảng 10% dân số và thường gặp ở những người có độ tuổi từ 15 – 40 tuổi. Bên cạnh đó, nữ giới là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới.

Hội chứng Raynaud bệnh học

Hội chứng Raynaud bệnh học cũng được xem là một trong những hội chứng mà các bạn cần tìm hiểu hiện nay. Hội chứng này có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hoàn toàn giống với hội chứng Raynaud mà các bạn đã tìm hiểu ở trên. Do vậy, Raynaud bệnh học cũng không phải là hội chứng xa lạ và hiếm gặp.

tìm hiểu hội chứng raynaud là gì
Raynaud là hội chứng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào

Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud nguyên phát

Với hội chứng Raynaud nguyên phát thì nguyên nhân hiện giờ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng nhiệt độ lạnh hay áp lực tinh thần chính là những nhân tố chính khiến bạn bị hội chứng này.

  • Nhiệt độ lạnh: Nguyên nhân này thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nền nhiệt độ lạnh và khiến tứ chi bị mất nhiệt. Đồng thời, nhiệt độ lạnh khiến cho cơ thể cung cấp máu tới các bộ phận như ngón tay, ngón chân cũng chậm hơn. Do vậy, với người bị Raynaud, họ sẽ có những phản ứng quá mức và bất thường khi gặp phải điều kiện nhiệt độ quá lạnh.
  • Căng thẳng, stress: Áp lực tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân gây nên Raynaud bởi vì căng thẳng, stress có thể gây ra những phản ứng tương tự như hiện tượng cảm lạnh trong cơ thể.

Hội chứng Raynaud thứ phát

Hiện tượng Raynaud thứ phát có thể do một trong số những nguyên nhân chủ yếu sau gây ra:

  • Các bệnh lý liên quan đến thần kinh: Những bệnh lý có liên quan đến mạch máu và dây thần kinh điều khiển mạch máu ở tay và chân được xem là nguyên nhân chính gây ra hội chứng này, điển hình nhất là lupus và xơ cứng bì. Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác như xơ vữa động mạch, viêm khớp, tình trạng rối loạn máu cryoglobulinemia, đa hồng cầu hay hội chứng Sjogren…
  • Các hành động làm tổn thương động mạch và dây thần kinh: Những hành động lặp đi lặp lại tại các vị trí đó làm điều khiển động mạch ở bàn tay và chân làm dẫn đến hội chứng này.
  • Tay hoặc chân bị chấn thương: Các trường hợp như phẫu thuật, trường hợp tai nạn, tê cóng hay các nguyên nhân khác tạo nên những chấn thương ở tay hoặc chân đều có thể dẫn đến Raynaud.
  • Các chất hóa học: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc phơi nhiễm một số chất hóa học nhất định là nguyên nhân dẫn đến Raynaud, ví dụ chất vanyl cloric dùng trong ngành công nghiệp nhựa hay nicotine trong thuốc lá làm tăng khả năng mắc Raynaud.
  • Ảnh hưởng bởi một số loại thuốc: Các loại thuốc điều trị ung thư có chứa thành phần vinblastine hay cisplatin, thuốc chữa đau đầu, chống dị ứng, thuốc tránh thai… cũng có thể gây nên hội chứng này.
  • Những rối loạn di truyền: Theo nghiên cứu, Raynaud còn có thể là một phần của rối loạn di truyền.

Triệu chứng hội chứng Raynaud  

Người mắc hội chứng này thường được biết đến với những triệu chứng đơn giản đó là có bàn tay và bàn chân lạnh nhưng tuyệt nhiên lại không giống như bị tê cóng. Dù vậy, triệu chứng của Raynaud còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như thời gian, tần suất và mức độ nghiêm trọng của sự co thắt mạch máu. Do vậy, các bạn có thể phát hiện ra Raynaud qua những triệu chứng như sau:

  • Ngón tay và ngón chân luôn bị lạnh
  • Màu sắc trên da bị thay đổi khi phản ứng với stress, căng thẳng hoặc lạnh có trình tự
  • Khi nóng lên hoặc giảm căng thẳng, người bệnh sẽ xuất hiện các cảm giác tê, gai hoặc đau nhức ở tay, chân
  • Trong Raynaud, ngón tay thường mất màu khi lạnh (chuyển sang trắng, sau đó xanh nhạt rồi đến tím đỏ).
  • Trong một vài trường hợp, triệu chứng của Raynaud chỉ xuất hiện ở một vài ngón tay hoặc nhóm chân và không phải các đợt đau nào cũng tương tự nhau.
triệu chứng của hội chứng raynaud là gì
Raynaud có nhiều triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết

Nguy cơ mắc hội chứng Raynaud

Hội chứng này thường xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi 20 – 40. Bên cạnh đó, hội chứng này cũng thường xảy ra ở những vùng có khí hậu lạnh. Dưới đây là những nguy cơ mắc Raynaud.

  • Yếu tố di truyền: Nếu như gia định bạn có người mắc hội chứng này thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh Raynaud.
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh: Nếu bạn bị xơ cứng bì viêm mô liên kết (bệnh lupus) hay thấp khớp tay đều có thể dẫn đến Raynaud.
  • Một số nghề dễ bị sang chấn: Những người mà nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với sang chấn liên tục cũng dễ bị Raynaud.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Hút thuốc lá hay các loại thuốc chữa đau đầu, điều trị huyết áp, thuốc trị tăng động hay dị ứng cũng đều có thể dẫn đến Raynaud.

Cách điều trị hội chứng Raynaud là gì?

Để điều trị và cải thiện hội chứng Raynaud, các bạn có thể tham khảo những cách điều trị mang lại hiệu quả cao và an toàn được khuyên dùng như:

  • Tránh tiếp xúc với những môi trường quá lạnh và phải đeo găng tay, tránh gió lạnh, nước lạnh.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái và tích cực rèn luyện thể lực, không để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia cũng như các loại chất kích thích nguy hiểm khác.
  • Không sử dụng quá nhiều thuốc an thần
  • Sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giãn mạch theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Ngoài ra, các bạn có thể lựa chọn điều trị Raynaud bằng phương pháp hiện đại, an toàn và mang lại hiệu quả cao hiện nay.
  • Một số loại thuốc làm giãn mạch có tác dụng điều trị Raynaud: Griséofulvin, Réserpin,Achétylcholin.
  • Sử dụng thêm Vitamin B6, với trường hợp nặng có thể tiêm 1gam/ ngày x 1-2 tháng.
cách điều trị hội chứng raynaud
Sử dụng thuốc cũng là một cách giúp điều trị Raynaud

Người bệnh hội chứng Raynaud cần gặp bác sĩ khi nào?

Khi xuất hiện các triệu chứng nặng, hoặc vùng da có hội chứng này bị nhức hay nhiễm trùng thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị và xử lý tốt nhất.

Trên đây là những tổng hợp về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hội chứng Raynaud cùng những nội dung liên quan. Hy vọng những chia sẻ thú vị này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa và điều trị hội chứng Raynaud một cách hiệu quả và an toàn! Chúc bạn luôn khỏe!

Rate this post
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *