Khởi nghĩa Mai Thúc Loan là cuộc khởi nghĩa nổ ra vào đầu thế kỷ VIII. Với sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và để lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Vậy diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan như nào? Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan là gì? Hãy cùng đến với bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN để tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa này nhé!
Hoàn cảnh dẫn đến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Mai Thúc Loan là người làng Mai Phụ – một ngôi làng có truyền thống làm muối ở cửa biển Thạch Hà (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đa phần dân cư ở đây đều mang họ Mai. Sau đó, khi lớn lên một chút, mẹ của ông đưa ông sang huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An để sinh sống. Từ đó, tuổi thơ của Mai Thúc Loan đã phải kiếm củi, chăn trâu cho nhà giàu.
Vào mùa vải năm Nhâm Ngọ (722) Mai Thúc Loan cùng với đoàn phu đi gánh vải về nộp cống. Đoàn phu vất vả gánh vải với mồ hôi đầm đìa trên đường đi về. Gần trưa, Mai Thúc Loan thấy mọi người đã thấm mệt, ông cho mọi người nghỉ chân bên rừng. Trong số đó, có một dân phu vì khát nước đã bứt quả vải ăn cho đỡ khát. Tuy nhiên, vải chưa kịp ăn thì đã bị một tên lính nhà Đường đi áp tải qua vung cán mã tấu đánh trúng vào đầu. Với hành động này của tên lính, hắn đã bị đánh chết tươi.
Vì sự việc xảy ra quá nhanh mà bọn giặc đã hung hãn rút kiếm xông vào Mai Thúc Loan. Trước tình hình đó, những người đi cùng với Mai Thúc Loan đã rút đòn gánh ra để chống trả. Sau đó, lũ giặc Đường đã nhanh chóng bị đánh bại và Mai Thúc Loan đã lập tức thổi bùng ngọn lửa đấu tranh chống lũ giặc đường hung hãn. Vì vậy, đây chính là nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn đến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan sau này.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Đầu những năm 10 của thế kỷ VIII, Mai Thúc Loan đã đứng lên kêu gọi và lãnh đạo người dân phu xa xứ quay trở về quê, mộ binh nổi dậy. Đây chính là những bước chuẩn bị đầu tiên cho khởi nghĩa.
Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giúp nghĩa quân đã nhanh chóng chiếm đóng được Hoan Châu. Tiếp đó, nhân dân ở các vùng Ái Châu, Diễn Châu cùng nổi dậy hưởng ứng nhiệt tình của khởi nghĩa. Mai Thúc Loan đã lựa chọn vùng Sa Nam (huyện Nam Đàn) để tiến hành xây dựng căn cứ địa cho nghĩa quân của mình.
Sau đó, để cuộc khởi nghĩa được diễn ra mạnh mẽ hơn, Mai Thúc Loan đã xưng đế (lấy hiệu là Mai Hắc Đế) và xây dựng thành Vạn An làm quốc đô. Mai Thúc Loan đã tổ chức liên kết với nhân dân ở khắp Giao Châu và cả ở Chân Lạp để kéo quân nhanh chóng tiến về tấn công Tông Bình. Trước sự lớn mạnh của khởi nghĩa, viên đô hộ Giao Châu lúc đó là Quang Sở Khách đã tháo chạy về Trung Quốc. Nhờ thành công bước đầu này của cuộc khởi nghĩa mà nền độc lập, tự chủ của dân tộc ta đã được giữ vững, duy trì trong gần một thập kỷ (từ năm 713 – 722).
Tuy nhiên, đến năm 722, nhà Đường đã xử Dương Tư Húc kéo 10 vạn quân sang đàn áp khởi nghĩa. Trước sự lớn mạnh của quân nhà Đường, Mai Thúc Loan đã phải nhận thua trận và quân giặc điên cuồng tàn sát nhân dân, nghĩa quân của ta.
Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan là gì?
- Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.
- Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.
Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
Cuộc khởi nghĩa được diễn ra do chính sự kêu gọi của Mai Thúc Loan. Vậy vì sao Mai Thúc Loan lại kêu gọi mọi người khởi nghĩa? Có hai nguyên nhân chính lý giải điều này như sau:
- Chính sách thống trị bóc lột tàn bạo, dã man của nhà Đường đối với nhân dân ta đã khiến cho Mai Thúc Loan nuôi dưỡng lòng căm phẫn và muốn đứng lên đấu tranh chống lại quân nhà Đường
- Hơn thế nữa, việc nhà Đường bắt nhân dân ta cống nạp và đi phụ vải sang Trường An xa muôn dặm cho chúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng lên khởi nghĩa
Lời kêu gọi của Mai Thúc Loan đã nhanh chóng nhận được sự đồng tình ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Do vậy, khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã được diễn ra sau đó dưới sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan.
Cuộc khởi nghĩa kết thúc tuy không giành được thắng lợi hoàn toàn nhưng đã để lại nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn. Vì vậy, thông qua bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN, các bạn chắc hẳn đã hiểu hơn về khởi nghĩa Mai Thúc Loan cũng như hiểu hơn về quá trình đấu tranh giữ nước của nhân dân ta.