Sốt siêu ở trẻ nhỏ là một bệnh lý rất phổ biến và có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Sốt siêu vi ở trẻ em dẫn đến những tổn thương tại đường hô hấp cũng như cơ thể. Trong phạm vi bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ cung cấp các thông tin cụ thể hơn về nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện cũng như dấu hiệu sốt siêu vi ở trẻ. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến biện pháp phòng ngừa và cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu để có thêm những kiến thức hữu ích nhé!

Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ là gì?

Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ là một thuật ngữ được dùng để chỉ tất cả các loại sốt do siêu vi trùng (virus) gây nên. Virus cúm, virus rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus… là những tác nhân chính gây nên tình trạng sốt siêu vi. Bệnh gây nóng sốt khiến nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên nhanh chóng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trên các đối tượng trẻ nhỏ.

Bệnh sốt siêu vi ở trẻ em là một bệnh phổ biến thường gặp ở các bé từ trên 1 tuổi đến dưới 12 tuổi. Bệnh khiến bé sốt cao quấy khóc chán ăn và suy nhược cơ thể. Không những thế bệnh còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm cũng như ranh hưởng không tốt đến đường hô hấp và cơ thể. Sốt siêu vi là căn bệnh thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột từ trạng thái nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng.

Sốt siêu vi ở trẻ có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau như: Bệnh sởi, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, cảm cúm, bệnh rubella,…Ở một số trường hợp sốt siêu vi còn không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Sốt siêu vi sẽ được điều trị dựa trên các triệu chứng lâm sàng từ cơ thể các bé.

tìm hiểu về sốt siêu vi ở trẻ

Nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ em

Sốt siêu vi thường mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tác nhân phổ biến gây siêu vi là hội chứng hô hấp. Một số nguyên nhân gây nên sốt siêu vi là do các virus như:

  • Coronavirus: cũng thường gây cảm lạnh
  • Virus cúm A, B: gây bệnh cúm, có thể gây biến chứng viêm phổi hay viêm mũi – họng.
  • RSV (virus hợp bào hô hấp): viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ em, cảm lạnh ở người lớn, viêm phổi ở người già…
  • Phó cúm: viêm thanh quản, viêm phổi ở trẻ em, viêm họng, cảm lạnh, viêm khí phế quản ở người lớn.
  • Enterovirus (các virus Echo và Coxsackie): gây bệnh Bornholm, sốt, tức ngực, đau bụng trên, bệnh sốt cấp tính không đặc thù cúm mùa hè, bệnh sốt phát ban, bệnh tay – chân – miệng, nổi mụn nước, bóng nước, loét, phát ban,…
  • Adenovirus: gây viêm họng, cảm lạnh, đôi khi là viêm phổi ở trẻ em. Virus này còn có thể phát thành dịch ở trường học và doanh trại quân đội hay địa phương.

Biểu hiện, dấu hiệu và triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em

  • Sốt cao: Biểu hiện thường gặp nhất sốt siêu vi ở trẻ chính là tình trạng sốt cao. Thông thường trẻ có thể sốt từ 38-39 độ C, thậm chí lên đến 40-41 độ C.
  • Đau đầu: Biểu hiện thường gặp thứ hai của sốt siêu vi chính là cảm giác đau đầu. Em bé thường có các dấu hiệu nhức đầu dữ dội, quay cuồng, trong đầu có cảm giác chao đảo như có búa đập hoặc đau giật đầu. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chính là do sốt cao khiến mạch máu và tuần hoàn máu căng ra. Mẹ co thể sờ vào hai huyệt thái dương của bé sẽ thấy có mạch đập rõ ràng tại đây. Với một số bé đau đầu có thể gây mê man không tỉnh táo. Ở một số  trường hợp khác tuy bé vẫn tỉnh táo nhưng lại thường xuyên quấy khóc. Trong một số trường hợp sốt siêu vi còn có thể gây chảy mủ ở tai. Mẹ có thể quan sát tai của bé xem có các chất nhầy nhiều hơn bình thường hay không cũng như bé có ngứa tai hay không.
  • Viêm đường hô hấp: Bên cạnh các triệu chứng sốt và đau đầu thì viêm đường hô hấp cũng là dấu hiệu thường thấy báo hiệu sốt siêu vi ở trẻ. Có thể kể đến các biểu hiện của viêm đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy nước mũi,  sổ mũi, rát họng, viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ),…
  • Viêm kết mạc mắt: Đối với triệu chứng này bạn có thể quan sát thấy mắt của bé đỏ lên,  chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có ken ở khóe mắt, mắt bé lờ đờ.
  • Nôn mửa: Đối với các bé nhỏ thường dễ bị trớ sau khi bú mẹ hoặc bú bình. Đối với trẻ lớn hơn có thể trớ ra đồ ăn. Nôn thường xuất hiện sau khi ăn hoặc nhiều thời điểm khác trong ngày. Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này chính là do viêm họng, kích thích chất nhầy trào ra.
  • Phát ban: Sốt siêu vi ở trẻ sau khi xuất hiện 2 đến 3 ngày sẽ xuất hiện ban. Đây là dấu hiệu cho thấy bé sẽ đỡ sốt. Bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và chuyển dần qua phát bệnh cũng như hồi phục.
  • Đau nhức mình mẩy: Trẻ em ở trẻ lớn có các dấu hiệu đau nhức cơ thể nhất là các cơ bắp, trẻ cũng thường kêu đau khắp mình.  Đối với các em bé nhỏ sẽ quấy khóc không chịu chơi hay ăn uống như bình thường.
  • Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện cùng các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa,… Biểu hiện này sẽ đến sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi ở trẻ là do virus ở đường tiêu hóa. Nguyên nhân này cũng có thể xuất hiện muộn hơn sau khi sốt.
  • Viêm hạch: Đối với dấu hiệu này bé thường sưng mặt, cổ hơn so với bình thường. Đặc biệt là các hạch vùng mặt, cổ, đầu, mặt, thường sưng to hoặc gây cảm giác đau đớn, các hạch sưng to còn có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy.
  • Co giật: Đối với các trường hợp nặng còn có thể gây nên tình trạng co giật. Thông thường biểu hiện này thường diễn ra ở các đối tượng sốt siêu vi dưới 5 tuổi.

dấu hiệu và triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ

Một số câu hỏi về bệnh sốt siêu vi ở trẻ em

Sốt siêu vi phát ban ở trẻ em là gì?

Sốt siêu vi ở trẻ có thể gây nên tình trạng phát ban. Thông thường sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 ngày em bé bắt đầu phát sốt và quấy khóc. Sau quá trình ủ bệnh và phát bệnh, các nốt phát ban bắt đầu nổi lên.

Đây cũng là dấu hiệu báo hiệu tình trạng bệnh của bé đang phát triển và dần bình phục. Phát ban cũng làm cho tình trạng sốt giảm đáng kể. Mẹ nên để ý tránh các nốt phát ban vỡ ra trên da bé.

Sốt siêu vi ở trẻ em kéo dài mấy ngày?

Thông thường sốt siêu vi ở trẻ kéo dài từ 2 ngày đến 1 tuần, thông thường 3 – 4 ngày. Các trường hợp nhẹ hơn được điều trị kịp thời có thể kết thúc sau 3 ngày. Nặng hơn có thể kéo dài hơn 1 tuần cùng với những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu như sốt quá cao hay nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Sốt siêu vi ở trẻ sơ sinh cần lưu ý gì?

Các triệu chứng và dấu hiệu sốt siêu vi ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh thường bị sốt siêu vi do nguyên nhân từ một số loại virus gây ra. Đối với các bé mắc sốt siêu vi dưới 2 tháng tuổi cần đặc biệt chú ý.
  • Đối  với các bé từ 2 – 6 tháng tuổi bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có pháp đồ điều trị đúng nhất. Dấu hiệu đầu tiên của sốt siêu vi ở trẻ sơ sinh chính là sốt cao từ 37,7 – 39,5 độ C. Kèm theo các triệu chứng khác như là ớn lạnh, nôn trớ, nhợt nhạt, run rẩy, viêm họng, tiêu chảy, ho, ngạt mũi,…
  • Sốt siêu vi có thể do nhiễm trùng hoặc virus gây ra với các triệu chứng khác nhau.

Cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ sơ sinh

Đối với tình trạng sốt siêu vi ở trẻ sơ sinh cần được điều trị dựa trên phương pháp mà bác sĩ đưa ra. Ngoài ra bố mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Bổ sung nước: Mẹ thường xuyên cho bé bú thành nhiều lần hoặc mỗi khi bé có nhu cầu. Điều này sẽ giúp bé bổ sung lượng nước và nguồn dưỡng chất đã mất đi do tiêu chảy, nôn mửa hay sốt cao.
  • Để bé nghỉ ngơi đầy đủ: Việc cho bé nghỉ ngơi đủ không quấy rầy hay trêu đùa bé vào thời gian này sẽ giúp cơ thể bé tạo đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Nếu bé sốt cao có thể dùng khăn ướt lau người để hạ sốt. Một lưu ý cho bố mẹ chính là dùng nước ấm để lau người cho bé.
  • Tạo không gian thoáng đãng: Cho bé nghỉ ngơi trong phòng có không khí trong lành bằng cách mở cửa sổ lưu thông không khí. Nếu bé có các triệu chứng như lừ đừ, khó thở, nôn mửa nhiều lần, tiêu chảy nhiều ngày, ho kéo dài, thì cần nhanh chóng đưa bé đi bác sĩ.

Các biện pháp phòng bệnh sốt siêu vi ở trẻ sơ sinh

Việc phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt cho các trẻ nhỏ. Bạn có thể bảo vệ bé khỏi bệnh sốt siêu vi cũng như các căn bệnh khác thông qua các biện pháp sau đây: Để bé tránh xa khỏi người bệnh cũng như các trẻ em khác đang gặp các vấn đề như cảm lạnh hay ho.

Luôn vệ sinh, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé. Đối với các bé từ trên 3 tháng đến trên 2 tuổi có thể tiêm phòng cảm cúm hàng năm theo ý kiến của bác sĩ. Vào thời kỳ giao mùa bạn nên chú ý bảo vệ trẻ khỏi các tác động từ môi trường.

các biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ

Cách chữa sốt siêu vi ở trẻ em là gì?

Nhìn chung, thể trạng của trẻ nhỏ có những điều khác biệt so với trẻ sơ sinh. Khi điều trị sốt siêu vi cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, đặc biệt các bé từ 1 tuổi trở nên, việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Việc điều trị sốt siêu vi ở trẻ nhỏ chủ yếu là việc giúp trẻ hạ sốt đồng thời tăng sức đề kháng để cơ thể chống chọi được những tác nhân gây bệnh. Một số cách điều trị dưới đây cha mẹ cần nắm được:

  • Hạ sốt: Paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần, tùy theo cân nặng của trẻ để cho uống đúng liều lượng. Cần lưu ý nếu uống quá ít sẽ khó có thể giúp trẻ hạ sốt, ngược lại quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến thận.
  • Chườm cho trẻ bằng khăn ấm: Chườm khăn, lau mồ hôi đồng thời cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thấm hút mồ hôi.
  • Bù nước và điện giải: Bên cạnh việc hà sốt và chườm ấm, cha mẹ đừng quên bù nước cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cân bằng được lượng nước đã mất khi đang bị sốt.
  • Chống co giật: Đây là tình trạng nguy hiểm đối với tình trạng của trẻ. Khi sốt cao trên 39 độ, trẻ rất có nguy cơ bị co giật, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Sử dụng natriclorid 0,9% (nước muối) nhỏ mũi và mắt cho trẻ sẽ giúp phòng tránh việc bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng nước ấm và trong phòng kín.
  • Chế độ dinh dưỡng: Để giúp trẻ nhanh chóng qua cơn sốt, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn các loại súp, đồ ăn lỏng, dễ ăn và dễ tiêu hay các loại nước ép hoa quả trái cây tươi.

DINHNGHIA.VN đã cung cấp các thông tin về bệnh sốt siêu vi ở trẻ nhỏ đến quý vị và các bạn thông qua bài viết trên đây. Mong rằng những kiến thức về sốt siêu vi ở trẻ em mà chúng tôi đã cung cấp sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về chứng bệnh này.

Rate this post
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *