Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới có rất nhiều thay đổi và biến động. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới; nhưng sau đó, người Mỹ phải đối mặt với bóng ma thời đại khủng hoảng kinh tế kéo dài gần một thập kỷ. Để các bạn có thể nắm rõ hơn về nội dung này, DINHNGHIA.VN sẽ tổng hợp tình hình nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong bài viết sau đây.
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới: Những năm 1918 – 1929
Mở đầu cho nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là thời kỳ đỉnh cao của nền kinh tế Mỹ 1918 – 1929. Trong giai đoạn này, chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho Mỹ thu lợi, chính vì thế nước Mỹ gần như nắm trọn nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng vượt bậc.
Tuy nhiên, do không có chính sách điều tiết kinh tế hợp lý, nước Mỹ đã phải nhận hậu quả ngay thập niên tiếp theo, đem đến một cuộc khủng hoảng, một trong những thời kỳ đáng quên nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Tình hình kinh tế
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) các nước tham chiến đều bị tàn phá nặng nề về người và của. Các nước châu Âu lâm vào khủng hoảng và những cao trào dân tộc chủ nghĩa nổ ra khắp nơi. Nước duy nhất không bị chiến tranh tàn phá mà thu được lợi từ cuộc chiến này là Mỹ.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mỹ thu lợi như:
- Thu lợi nhuận lợi từ việc buôn bán vũ khí và hàng hóa.
- Mỹ chính thức trở thành chủ nợ của châu Âu
- Mỹ là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 tổng số vàng của thế giới)
- Mỹ áp dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiến tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng một cách nhanh chóng
- Nước Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh kéo dài trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX.
Kết quả từ tình hình kinh tế: Từ năm 1923 – 1929 nền kinh tế Mỹ đặt mức tăng trưởng cao
- Sản lượng công nghiệp từ năm 1923 – 1929 tăng 69%; năm 1929 sản lượng công nghiệp của Mỹ chiếm 48% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản cộng lại
- Mỹ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu lửa,…. Năm 1919 Mỹ có 7 triệu chiếc ô tô, đến 1924 Mỹ con số này tăng lên là 24 triệu chiếc. Ngành công nghiệp của Mỹ có sức ảnh hưởng lớn đối với toàn thế giới: Mỹ sản xuất 57% máy móc, 56% thép, 49% gang và 70% dầu hỏa của thế giới
- Về tài chính: trước chiến thanh, Mỹ phải vay nợ châu Âu 6 tỷ đô La; sau chiến tranh, Mỹ trở thành chủ nợ của thế giới: riêng Anh và Pháp nợ Mỹ 10 tỷ đô la. Năm 1929, Mỹ nắm giữ 60% tổng số vàng dự trữ của thế giới
- Với những tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mỹ khẳng định vị trí số 1 của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác.
Một số hạn chế
- Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60% đến 80% công suất dẫn đến nạn thất nghiệp xảy ra.
- Mỹ không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Tình hình chính trị – xã hội
- Đảng Cộng hòa nắm quyền thực hiện ngăn chặn các phong trào đấu tranh của công nhân, đàn áp những tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân
- Người lao động luôn phải đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người dân lao động Mỹ vô cùng khó khăn. Hàng loạt các phong trào công nhân nổ ra
- Tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập (nhưng trên thực tế, ngay trong lòng nước Mỹ chủ nghĩa cộng sản vẫn còn tồn tại).
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – những năm 1929 – 1932
- Sau ngày thứ 3 đen tối (29/10/1929), phố Wall sụp đổ, toàn nước Mỹ bao trùm bởi một màu u ám, mở đầu một thập niên người Mỹ vật lộn trong cảnh thất nghiệp, lạm phát và nghèo đói. Ngày 29/10/1929, gia cổ phiếu sụt xuống 80%, hàng triệu người mất hết số tiền mà họ kiếm cả đời.
- Nguyên nhân là bởi việc sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, cung vượt quá cầu gây nên khủng hoảng kinh tế thừa, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Từ tháng 10/1929 – 1932 là đỉnh cao của thời kỳ khủng hoảng, là giai đoạn khó khăn nhất của nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
- Nhà máy đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng tiếp nối nhau phá sản.
- Hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp
- Nhà nước không thu được tiền thuế
- Công chức, giáo viên không được trả lương
- Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp bị phá hủy dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Hậu quả nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- Năm 1932, tổng sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).
- 11,5 vạn công ty thương nghiệp và 58 công ty đường sắt bị phá sản.
- 10 vạn ngân hàng bị đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – những năm 1932 – 1939
Đứng trước thời kỳ khó khăn nhất của nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới với những hậu quả nặng nề do khủng hoảng kinh tế gây nên, cuối năm 1932 tổng thống Ru dơ ven đã thực hiện Chính sách mới, đây là một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – tài chính và chính trị – xã hội.
Về kinh tế
Nội dung của các chính sách mới lúc này là nhằm:
- Tạo việc làm cho người dân, giải quyết nạn thất nghiệp
- Thông qua các đạo luật: Ngân hàng và phục hưng công nghiệp – đây là đạo luật quan trọng nhất. Nội dung của đạo luật này đề ra những chính sách sản xuất hợp lý, quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về cả sản phẩm và thị trường tiêu thụ; mặt khác cũng đảm bảo quyền lợi cho công nhân bằng quy định việc công nhân có quyền thương lượng với người sử dụng lao động về mức lương và chế độ làm việc.
- Điều chỉnh chính sách nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay vốn dài hạn đối với dân trại,…
Kết quả của các chính sách kinh tế:
- Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu những mâu thuẫn xã hội trong lòng nước Mỹ
- Khôi phục được sản xuất công nghiệp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
- Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau năm 1933.
- Nước Mỹ vẫn duy trì chế độ dân chủ tư sản.
Như vậy, có thể thấy chính sách mới của tổng thống Ru vơ đen được ví như người khổng lồ nắm tất cả các ngành, các mạch máu để kéo nền kinh tế Mỹ đi lên, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội. Đây là sự can thiệp rất tích cực của nhà nước với các biện pháp điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề chính trị xã hội
Về chính sách ngoại giao
Bên cạnh những chính sách để khắc phục kinh tế thì Mỹ cũng thay đổi chính sách ngoại giao, cụ thể là:
- Thực hiện chính sách ngoại giao “láng giềng thân thiện”, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực
- Tháng 11/1933, Mỹ chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
- Trung lập với các xung đột quân sự diễn ra ngoài châu Âu.
Trên đây là bài viết tổng hợp về tình hình nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, hy vọng sẽ là nguồn tư liệu bổ ích để các bạn nghiên cứu và học tập. Nếu có thắc mắc về bài viết nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thì hãy để lại câu hỏi ngay dưới phần bình luận của bài viết này, DINHNGHIA.VN sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm:
- Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – Lịch sử 8 Bài 19
- Những hạn chế của cách mạng tư sản Pháp – Lịch sử 8
- Những cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử thế giới