sán lá gan là gì và cấu tạo của sán lá gan

Sán lá gan là một bệnh nguy hiểm ở người. Vậy sán lá gan là gì? Bệnh sán lá gan của biểu hiện thế nào và cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây, để từ đó có cách phòng tránh đúng đắn nhé!

Sán lá gan là gì? Cấu tạo của sán lá gan

Sán lá gan là gì?

Sán lá gan là thuật ngữ dùng để chỉ nhiều loài sinh vật sống ký sinh ở động vật như trâu, bò,… Đây là nguyên nhân gây ra căn bệnh sán lá gan vô cùng nguy hiểm. Sán lá gan được chia thành 3 loại: sán lá gan thường, sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ. Trong đó sán là gan lớn và nhỏ là hai loại vô cùng phổ biến.

Cấu tạo của sán lá gan

Sán lá gan nói chung có cơ thể dẹp và dài. Cơ thể chúng có hình chiếc lá, có mắt và lông bơi tiêu giảm, cơ bám phát triển. Đặc biệt, loài sinh vật này có các cơ vô cùng phát triển, trong đó có cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng. Chính nhờ cấu tạo này mà sán lá gan có thể co dãn, phồng dẹp để chui rúc, luồn lách…

Sán là gan có 2 giác để bám chắc vào nội tạng vật chủ nơi chúng kí sinh. Loài sinh vật này không có hậu môn mà chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh sẽ được đưa vào 2 nhánh ruột vừa để tiêu hóa vừa để làm chất dinh dưỡng.

sán lá gan là gì và cấu tạo của sán lá gan

Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của sán lá gan

Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan

Sau khi tìm hiểu sán lá gan là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu căn bệnh do loài sinh vật này gây ra. Đây là căn bệnh thường thấy ở gia súc như trâu, bò, cừu… Tuy nhiên, con người cũng có thể bị mắc phải khi tiêu thụ thực phẩm gia súc tươi sống bị nhiễm sán. Đặc biệt, bệnh sán lá gan thường bị nhiễm do việc ăn các loại rau như cải xoong, diếp cá, mùi tây… hoặc uống phải nước có nhiễm sán lá gan.

Vậy bệnh sán lá gan có lây không? Câu trả lời là sán lá gan không lây giữa người với người mà chỉ nhiễm bệnh qua con đường ăn uống.

Triệu chứng của bệnh sán lá gan

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sán lá gan lớn bao gồm:

  • Cảm thấy đau ở trên góc phía trên, phía bên phải của bụng
  • Sốt theo cơn
  • Gan sưng to, tuy nhiên tùy tình trạng sẽ thấy đau hoặc không
  • Cảm thấy uể oải, mệt mỏi
  • Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
  • Da tái xanh.

Các dấu hiệu triệu chứng của bệnh sán lá gan nhỏ:

  • Đau tức vùng gan
  • Tiêu hóa kém, đau bụng khó tiêu
  • Đôi khi có biểu hiện vàng da, hoặc xơ gan..

Xét nghiệm sán lá gan sẽ giúp phát hiện sớm hơn và có cách điều trị hợp lý.  

Tác hại của sán lá gan, cách phòng chống và điều trị

Tác hại của sán lá gan

Sán lá gan có thể gây các bệnh như gây ra các khối u trong gan, đồng thời dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, mệt mỏi, kém ăn… Thời gian dài dẫn đến tử vong do vỡ bao gan hoặc nhiễm trùng, xuất huyết. Đây là một căn bệnh gây ra nhiều tác hại nguy hiểm vì thế cần có cách phòng chống và điều trị hợp lý.

Cách phòng chống và điều trị sán lá gan

Khi điều trị sán lá gan, chúng ta cần điều trị sớm ngay khi phát hiện bệnh, dùng thuốc đủ liều và dùng đúng thuốc. Đồng thời cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và nâng cao sức khỏe, thể trạng, sức đề kháng bằng cách ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên.

Để phòng tránh bệnh sán lá gan nên ăn gì? Trước tiên, chúng ta không nên ăn các thức ăn tươi sống chưa được nấu chín, không uống nước lã… Đồng thời, không ăn sống các loài rau mọc dưới nước như diếp cá, cải xoong… Đặc biệt là không ăn gan sống. Vì đây là những nguồn dễ truyền nhiễm sán lá gan nhất.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong sán lá gan là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sán lá gan. Hy vọng qua bài viết trên đây bạn sẽ có các biện pháp phòng tránh thích hợp để không bị lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Nếu có bất cứ băn khoăn hay câu hỏi nào liên quan đến bài viết “sán lá gan là gì”, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Rate this post
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *