Căn bệnh sởi tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời dễ biến chứng thành những bệnh khác. Vậy sởi là bệnh gì và cách phòng tránh như thế nào? Ban sởi có đặc điểm gì? Cách chữa bệnh sởi nhanh nhất?… Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin cụ thể sởi là bệnh gì ở bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN nhé.
Tìm hiểu sởi là bệnh gì?
Sởi là bệnh gì? Sởi là một căn bệnh phát triển do virus xâm nhập vào cơ thể con người, trẻ em có sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm. Ban đầu sẽ sinh sôi ở phần cổ họng, viêm long kết mạc mắt, sau đó ảnh hưởng tới đường hô hấp, tiêu hóa. Vài ngày sau cơ thể sẽ phát ban, bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn, cơ thể yếu dần đi.
Virus gây bệnh này thuộc nhóm Morbillivirus, RNA Paramyxovirus, nơi ẩn nấp là ở cổ họng, máu, nước tiểu. Thời gian phát bệnh nhanh chóng, virus có thể sống ở môi trường bên ngoài tầm 34h đồng hồ. Virus này có thể lan từ người này qua người khác qua đường ăn uống, nói chuyện,…
Nghiên cứu y khoa cho thấy virus này nhỏ chỉ có đường kính 120 – 250mm, có các sợi đơn ARN. Sởi khá đặc biệt, loại virus đồng nhất, không biến dị vì thế sau khi phát bệnh sẽ tạo ra kháng thể tự chống lại loại virus này. Từ đó về sau người bệnh sẽ không mắc phải bệnh này nữa.
Loại virus này có mặt ở khắp mọi nơi, rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người. Tốc độ lây bệnh nhanh, có thể phát triển thành dịch. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 6 tháng tới 10 tuổi. Bạn nên chú ý khi thấy có dấu hiệu mắc bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để khám chữa bệnh kịp thời. Vậy là bạn đã biết được sởi là bệnh gì rồi phải không nào.
Triệu chứng của bệnh sởi
Sau khi biết được sởi là bệnh gì, chắc hẳn bạn đang quan tâm tới triệu chứng bệnh phải không. Bệnh sởi rất dễ lây lan, đặc biệt khi người bình thường tiếp xúc trực tiếp thời gian dài với người bị bệnh sởi. Virus này sống được cả trong không khí, xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể và gây hại. Chúng ta cùng tìm hiểu các biểu hiện phát bệnh này cụ thể để có cách điều trị kịp thời nhé.
Thời gian ủ bệnh ban đầu trước khi phát ban vào khoảng 10-12 ngày, sau đó các dấu hiệu sởi sẽ rõ rệt hơn. Bạn đầu người bệnh sẽ thấy mắt đỏ, nhức, dấu hiệu của viêm võng mạc. Cổ họng đau rát, sưng, ho khan liên tục nhiều người, sổ mũi, chảy nước mũi, nhức đầu. Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, trong khoang miệng thấy có nốt mọc lên.
Xung quanh gò má bạn sẽ thấy các đốm đỏ xuất hiện ngày một dày đặc hơn, sau đó lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Khi đó, bệnh tình đã phát triển đến giai đoạn phát ban, nốt đỏ mọc thành mảng to sần lên. Nhiệt độ cơ thể người bệnh tăng cao, khó chịu, ngứa và đau nhức chân tay.
Sởi là bệnh gì, có biến chứng hay không? Bệnh sởi cần phải phát hiện sớm để các bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời. Tình trạng bệnh nặng hơn sẽ biến chứng sang các bệnh khác ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ví dụ bệnh viêm não, tiêu chảy, viêm phế quản, viêm giác mạc, tai mũi họng,…
Cách điều trị bệnh sởi
Bạn đã giải đáp được câu hỏi sởi là bệnh gì, tiếp theo là các chữa trị. Biện pháp đầu tiên để bảo vệ sức khỏe đó là có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Đặc biệt là với trẻ em, khi cơ thể yếu, không đủ sức chống lại các loại virus xâm nhập. Mọi người nên có cách tăng cường hệ miễn dịch cho con trẻ.
Đối với trẻ đủ tuổi thì bạn tìm hiểu về việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi đúng thời gian để cơ thể nhận đủ thuốc bảo vệ. Theo ý kiến của bác sĩ thì mũi đầu của bé tiêm khi bé được 12-15 tháng, mũi sau bạn đưa bé đi khi được 4-6 tuổi. Vắc xin khi vào trong cơ thể sẽ tự tạo ra kháng thể chống virus gây bệnh trong thời gian dài.
Đối với trẻ nhỏ chưa đủ tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh thì bạn nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng cường sức đề kháng. Trong sữa mẹ có thành phần chống lại các loại virus nguy hiểm gây hại cơ thể em bé. Vẫn biết các thành phần này không mạnh như vắc xin nhưng nó có khả năng phòng bệnh khá hiệu quả nếu bé được bú mẹ liên tục.
Biết được sởi là bệnh gì, bạn nên xây dựng cho bé chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, đi ra ngoài che chắn cẩn thận. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là răng miệng, tay chân rửa bằng xà phòng sát khuẩn. Tránh xa môi trường ô nhiễm, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh nặng.
Bổ sung thêm các loại dưỡng chất có lợi giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Điển hình là các loại vitamin, bạn có thể dùng viên uống hoặc qua các loại thực phẩm, rau xanh. Đi ra ngoài đeo khẩu trang, tránh nơi bị ô nhiễm. Lau dọn nhà cửa thường xuyên, không dùng chung đồ đạc với nhiều người.
Khi bạn phát hiện bản thân hay người thân bên cạnh có dấu hiệu mắc bệnh sởi thì đừng chần chừ hãy tới ngay cơ sở y tế thăm khám. Các bác sĩ sẽ tư vấn, bắt bệnh và có phương pháp hữu hiệu chữa trị khỏi. Giúp người bệnh nhanh chóng khỏe lại, hòa nhập với cộng đồng.
Như vậy, qua bài viết trên đây các bạn đã giải mã được thắc mắc sởi là bệnh gì rồi. Bệnh sởi không hề nhẹ nhưng chúng ta vẫn thường nghĩ, vì thế cần phải đủ hiểu biết để phòng tránh và điều trị. Hy vọng những thông tin này sẽ trang bị thêm cho bạn kiến thức y học bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu có bất cứ câu hỏi nào phát sinh đến chủ đề sởi là bệnh gì, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng Dinhnghia.vn tìm hiểu thêm nhé!