Sự vật trong tiếng Việt là gì? Từ vựng của tiếng Việt vô cùng đa nghĩa và phong phú. Để hiểu hơn về sự vật, hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.
1. Sự vật là gì?
Danh từ có khái niệm bao quát, có thể chỉ vật, người, đơn vị, hiện tượng, khái niệm khác nhau… được gọi là sự vật. Sự vật được dùng để phản ánh hình ảnh, tính chất, mô phỏng chính xác và cụ thể về chủ thể thông qua thực tế khách quan.
Chẳng hạn như bút bi là sự vật chỉ đồ dùng học tập và làm việc. Bút bi có nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau.
*Đặc điểm của sự vật:
- Phản ánh tính chất, hình ảnh
- Tồn tại được và có thể nhận biết được
- Mô phỏng chính xác và cụ thể về chủ thể
Thông qua khái niệm sự vật là gì, có thể hiểu từ chỉ sự vật là những từ chỉ tên gọi của con người, bộ phận con người, con vật, bộ phận của con vật, đồ vật, vật dụng hàng ngày, từ chỉ thời gian, thời tiết, hay những từ ngữ chỉ thiên nhiên như biển, mây, hồ, núi…
2. Các danh từ chỉ sự vật
Đây là loại danh từ nêu tên của từng cá thể người, hay từng loại vật, hiện tượng, tên địa phương hay địa danh… Ví dụ danh từ chỉ sự vật như: Giáo viên, học sinh, bác sĩ, máy tính, nắng, mưa, Hà Nội…
Các loại danh từ chỉ sự vật:
- Danh từ chỉ người: Chỉ tên riêng, nghề nghiệp hay chức vụ của một người
- Danh từ chỉ đồ vật: Vật thể được con người dùng như vở, sách, thước, máy tính, xẻng, cuốc
- Danh từ chỉ con vật: Chỉ những sinh vật có trên trái đất như con chuột, con mèo, con chó…
- Danh từ chỉ hiện tượng: Chỉ sự vật xảy ra trong thời gian và không gian, các hiện tượng tự nhiên có thể được con người nhận biết qua giác quan
- Danh từ chỉ khái niệm: Chỉ sự vật không cảm nhận được như ý nghĩa, tinh thần, đạo đức, khả năng, thái độ…
- Danh từ chỉ đơn vị: Chỉ đơn vị tự nhiên/ chỉ loại (con, chiếc, cái, miếng, quyển…), chỉ đơn vị chính xác (như yến, tạ, tấn…), chỉ đơn vị ước chừng (cặp, tá, nhóm, dãy, bộ…), chỉ đơn vị hành chính (xóm, thôn, phường,…) hay chỉ đơn vị thời gian (giây, phút, mùa vụ, tuần, tháng…)
3. Từ chỉ sự vật là gì?
Đây là những từ được sử dụng để chỉ tên của con người, cây cối, đồ vật, cảnh quan hay hiện tượng… Các ví dụ về từ chỉ sự vật như sau:
- Từ chỉ sự vật về con người: thầy giáo, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác, anh, bạn, chị, em,…
- Từ chỉ sự vật về con vật: Chim, mèo, chó, sư tử, cá voi, cá heo, lợn, gà, trâu…
- Từ chỉ sự vật về đồ vật: Quyển vở, chiếc bút, ghế ngồi, xe đạp, xe máy, ô tô…
- Từ chỉ sự vật về cây cối: Cây táo, cây chanh, cây mận, cây ổi, cây hoa cúc…
- Từ chỉ sự vật về cảnh quan: Con sông, núi, đồi, bãi biển, làng quê,…
- Từ chỉ sự vật về hiện tượng thời tiết: Nắng, gió, bão, mưa, sấm, sét,…
Nhìn chung, sự vật là danh từ có nghĩa bao quát, được dùng để chỉ con người, con vật, đồ vật, hiện tượng… Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu biết hơn về khái niệm sự vật cũng như danh từ chỉ sự vật.