tế bào kupffer là gì và hình ảnh minh họa

Tế bào Kupffer được biết tới là một loại tế bào có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan. Chúng có thể tốt cho gan, nhưng cũng có thể gây hại cho cơ quan này. Vậy tế bào Kupffer là gì? Và nó có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của gan? Những thắc mắc đó sẽ được DINHNGHIA.VN giải đáp ngay dưới đây, đừng bỏ qua nhé.

Tế bào Kupffer là gì?

Tế bào Kupffer được biết tới là đại thực bào nằm trong các xoang ở gan. Chúng có mặt trong gan của tất cả mọi người. Đây là những tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố, qua đó tạo ra phản ứng giúp miễn dịch. Đồng thời, tế bào Kupffer còn có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào gan chết. Chính chức năng và nhiệm vụ này đã giúp Kupffer trở nên vô cùng quan trọng tới hoạt động của gan.

tế bào kupffer là gì và hình ảnh minh họa

Cấu tạo tế bào gan và ảnh hưởng của tế bào Kupffer tới chức năng gan

Sau khi đã hiểu được tế bào Kupffer là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua cấu tạo tế bào gan. Qua đó hiểu được ảnh hưởng của tế bào Kupffer đến hoạt động của gan nhé.

Cấu tạo của tế bào gan

Gan của con người được tạo nên từ khoảng 100 tỷ tế bào. Quan sát dưới kính hiển vi, các nhà khoa học thấy gan được tạo nên từ nhiều tiểu thuỳ gan có hình lục giác là tĩnh mạch trung tâm. Đây cũng là nơi hội tụ các dãy tế bào gan. Đầu kia của dãy tế bào gan là khoang cửa. Ở giữa là các xoang gan – đây là nơi chứa các tế bào Kupffer.

Vậy xoang gan là gì? Xoang gan là bộ phận quan trọng, là nơi dẫn máu từ cửa khoang đến tĩnh trung tâm và các bộ phận. Cấu trúc tế bào gan gồm 60% là tế bào gan, 40% còn lại là tế bào nội mô và các tế bào hình sao ở gan.

Các tế bào Kupffer ở gan được đánh giá là có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hoạt động của gan, vậy đó là những ảnh hưởng gì?

>>> Click Xem thêm: Tế bào thượng bì là gì? Các bệnh liên quan đến tế bào thượng bì

Ảnh hưởng của tế bào Kupffer tới chức năng gan

  • Tế bào Kupffer là một trong những nguyên nhân dẫn tới gan nhiễm mỡ. Chất cồn có trong rượu bia khiến tế các bào Kupffer làm gián đoạn quá trình oxy hóa các axit béo. Qua đó làm tăng tích lũy chất béo và gây mỡ hóa tế bào gan.
  • Các chất cồn có trong rượu, bia và các virus có thể tác động và làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào Kupffer khiến tế bào này suy giảm chức năng. Từ đó dẫn tới suy giảm chức năng gan.
  • Khi tế bào Kupffer hoạt động quá mức do ảnh hưởng của các tác nhân gây hại như virus viêm gan, rượu bia, nhiễm độc (thực phẩm, thuốc…) có thể dẫn tới tình trạng xơ gan.
  • Ngoài ra, tế bào này còn ảnh hưởng đến hoạt động đào thải chất độc của gan.

Tế bào Kupffer khi hoạt động quá mức hay suy giảm chức năng hoạt động đều có thể gây các bệnh nguy hiểm. Vì thế việc giữ cho loại tế bào này hoạt động bình thường vô cùng quan trọng.

tế bào kupffer là gì và ảnh hưởng của tế bào Kupffer tới chức năng gan

Các biện pháp để bảo vệ gan

Khi đã hiểu được tế bào Kupffer là gì và vai trò cũng như ảnh hưởng quan trọng của nó. Chúng ta cần có cho mình những biện pháp để bảo vệ gan. Vậy làm thế nào để các tế bào Kupffer hoạt động hiệu quả nhất?

  • Hạn chế rượu bia và thuốc lá: Đây là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới rối loạn hoạt động của tế bào Kupffer, dẫn tới các bệnh nguy hiểm ở gan. Vì thế hạn chế rượu bia, thuốc lá là việc quan trọng hàng đầu cần lưu ý.
  • Dinh dưỡng hợp lý: bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế đồ chiên, nướng…
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Đặc biệt, mỗi ngày chúng ta cần uống đủ tối thiểu là 2 lít nước.
  • Tăng cường tập thể dục: tập thể dục cũng là một cách làm hiệu quả, ảnh hưởng tới hoạt động của tế bào Kupffer nói riêng và hoạt động của cơ thể nói chung.

tế bào kupffer là gì và tế bào Kupffer cần được giữ để hoạt động ở mức ổn định

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu tế bào Kupffer là gì và ảnh hưởng của nó đến chức năng gan. Gan là một bộ phận cực kì quan trọng ở người, vì thế chúng ta cần có biện pháp bảo vệ thích hợp, bạn nhé. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cũng như những đóng góp cho bài viết “tế bào Kupffer là gì”, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình trao đổi thêm nhé.

Rate this post
Please follow and like us:

Comments

  1. Pingback: Tế bào Langerhans là gì? Bệnh mô bào Langerhans có nguy hiểm không?

  2. Pingback: Chức năng của bạch cầu là gì? Vai trò và đặc tính sinh lý của bạch cầu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *