Khởi nghĩa Ba Đình là ngọn cờ đầu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX. Cuộc đấu tranh này được cổ vũ và ủng hộ của đông đảo người dân, trở thành ngọn cờ tiêu biểu nêu gương cho sự anh dũng và tinh thần quật khởi. Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể về tính chất, diễn biến cũng như ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Ba Đình nhé.

Tính chất cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Đầu thế kỉ XV khi chế độ phong kiến nước ta thời bất ngờ lâm vào tình trạng khủng hoảng, trở thành mục tiêu nhằm nhò của các nước phương tây. Năm 1958, triều đình Nguyễn không thể chống đối lại bọn thực dân Pháp, chúng liên tiếp gây  hấn, đưa yêu sách đòi hỏi để hòng xâm chiếm nước ta.

Triều đình đã đồng ý ký kết các hòa ước công nhận quyền đô hộ của Pháp ở nước ta. Lúc này bọn giặc tăng cường đàn áp, bóc lột và cai trị lãnh thổ nước ta. Khắp nơi các cuộc kháng chiến chống lại ách áp bức nặng nề của quân dân ta nổ ra.

Vào năm 1885, khi khi Huế thất thủ nặng, vị tướng Tôn Thất Thuyết đã đưa vị vua Hàm Nghi lên lên khu Tân Sở để kêu gọi Cần vương ra chiếu phất cờ khởi nghĩa. Phong trào Cần Vương bùng nổ, thu hút các sĩ phu, trí thức, quân dân tụ hội về cùng chiến đấu.

Vào tháng 3/1886, lãnh đạo phong trào Cần Vương tổ chức cuộc họp ở Đồng Biền lên phương án chiến đấu. Giao cho các đồng chí Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt phụ trách các cánh quấn chính, xây dựng căn cứ Ba Đình ở huyện Nga Sơn. Nơi đây chính là cửa ngõ để tiến tới miền Trung. Có khu vực 3 làng: Thượng Thọ, Mỹ Khê, Mậu Thịnh nằm liền nhau. Chính từ đây thổi bùng lên ngọn lửa khởi nghĩa Ba Đình.

khởi nghĩa ba đình và hình ảnh minh họa

Diễn biến khởi nghĩa Ba Đình

  • Công cuộc khởi nghĩa Ba Đình tập hợp đông đảo người dân, xây dựng căn cứ, chuẩn bị vũ khí, quân nhu và quân phòng bị, tiếp ứng. Lãnh đạo Đinh Công Tráng cho xây dựng căn cứ bao quanh là lũy tre dày đặc, hệ thống hàng rào cắm chông sắc nhọn. Đắp đất cao để tạo địa hình, trên lũy thành đặt các rọ tre chứa đất có khe hở làm lỗ châu mai.
  • Các hầm được xây dựng theo hình chữ chi để tăng cường bảo vệ quân dân và dễ bề tiến công. Từ khu vực Ba Đình, các cánh quân tỏa đi khắp nơi, phong tỏa các tuyến đường chính. Phục kích quân Pháp đi qua để tiêu diệt gọn.
  • Đội quân khởi nghĩa Ba Đình chiến đấu hăng hái, thu hút càng ngày đông hơn người dân tham gia đủ các tầng lớp xã hội.
  • Khởi nghĩa Ba Đình lịch sử 11 trang bị vũ khí được chuẩn bị bằng tất cả những gì có thể chế tác được như súng hỏa mai, giáo nhọn, cung nỏ, gậy gộc, bẫy nhọn,….
  • Vào năm 1886, nghĩa quân của tướng lĩnh khởi nghĩa Ba Đình lịch sử 11 lãnh đạo tấn công liên tiếp vào các khu vực quan trọng mà quân Pháp chiếm đóng. Như các thành, phủ, huyện lỵ, đánh các đoàn lãnh đạo người pháp, tấn công tụ điểm đông giặc. Cuộc chiến đấu đã bước đầu giành được nhiều kết quả, tiêu diệt và làm thiệt hại nhiều tài sản, người Pháp.
  • Nhưng tới tháng 12/1886, quân Pháp chính thức phản công tiến đánh căn cứ Ba Đình – nơi tụ điểm của nghĩa quân với lực lượng mạnh. Bao gồm 76 sĩ quan, 3.500 quân, sử dụng súng ống, 16.000 quả đại bác nổ vào căn cứ, biến Ba ĐÌnh thành biển lửa.
  • Quân dân khởi nghĩa Ba Đình trước sức tấn công mạnh mẽ và tàn bạo của bọn thực dân vẫn anh dũng quyết tâm chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.
  • Cuộc chiến diễn ra liên tiếp trong suốt 32 ngày và đêm, không sợ đối phương quá đông và lợi hại. Dù thiệt hại nhiều nhưng chưa bao giờ tướng lĩnh khởi nghĩa Ba Đình lịch sử 11 ngừng nghỉ hay có ý định đầu hàng quân giặc.
  • Thế nhưng hỏa lực mà thực dân Pháp sử dụng quá mạnh khiến nghĩa quân tổn thất vô cùng nặng nề. Quân ta đã mở con đường máu vượt qua vòng vây để rút lên căn cứ trên khu vực Mã Cao. Tới ngày 21/1/1887, quân Pháp đã chính thức đánh chiếm thành công căn cứ Ba Đình.
  • Chúng tiến hành triệt hạ hoàn toàn căn cứ và làng xung quanh, tàn sát khắp nơi, đập phá tài sản và tịch thu vũ khí. Chúng tiếp tục truy lùng tấn công nghĩa quân Ba Đình đang trú tại Mã Cao rồi triệt hạ đồn này vào tháng 2/1887.
  • Cuối cùng, dưới sự chiến đấu không khoan nhượng, quân đội vẫn tiếp tục rút lên Thung Voi, Thung Khoai. Sau đó lên miền tây Thanh Hóa, quân dân còn lại ra nhập vào nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

Ý nghĩa khởi nghĩa Ba Đình là gì?

Tuy cuộc khởi nghĩa Ba Đình không giành được thắng lợi vì chênh lệch quân số, vũ khí giữa 2 bên quá chênh lệch. Thế nhưng quân dân vẫn đánh giá cao ý chí vùng lên đánh lại ách áp bức, bóc lột nặng nề của bọn thực dân. Để cho chúng thấy nhân dân ta không bạc nhược, bằng lòng cho chúng dễ dàng xâm chiếm lãnh thổ.

Khởi nghĩa Ba Đình thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh sôi sục trong lòng người dân ở khắp mọi nơi, là tiền đề mở ra nhiều cuộc kháng chiến về sau. Chưa khi nào người dân ta ngừng chiến đấu giành lấy độc lập, tự do.

Chính người Pháp cũng phải thừa nhận rằng cuộc tấn công căn cứ Ba Đình vô cùng vất vả và thiệt hại nhiều. Khiến quân đội Pháp mệt và tổn thất, phải mất nhiều thời gian khôi phục lại và giảm bớt ưu thế tại lãnh thổ nước ta. Sau này chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn tên Ba Đình để đặt cho quảng trường Ba Đình. Chính là nơi đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Như vậy, qua bài viết trên đây, các bạn đã nắm được những thông tin chi tiết về cuộc khởi nghĩa Ba Đinh để phục vụ cho quá trình học tập. Hy vọng qua chủ đề khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) bạn đã có thêm những kiến thức lịch sử hữu ích! Chúc bạn học tốt!

2.5/5 - (2 bình chọn)
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *