Đông Nam Bộ – vùng đất xinh đẹp khiến người ta chỉ muốn xách balo lên và đi có những đặc điểm gì nổi bật gì về tự nhiên và xã hội? Vậy vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và xã hội của Đông Nam Bộ như nào? Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể về Đông Nam Bộ qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của khu vực Đông Nam Bộ
- Đông Nam Bộ có diện tích chiếm 7,5% diện tích cả nước (23,6 nghìn km2) với số dân chiếm 17,3% tổng dân số (hơn 15,7 triệu người).
- Đông Nam Bộ được cấu thành bởi 6 tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.
- Vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông: giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ – nơi có nguồn nguyên liệu nông – lâm – nghiệp, khoáng sản, thủy sản phong phú, dồi dào.
- Phía Tây: giáp Đồng bằng sông Cửu Long – nơi có trữ lượng lương thức trong cả nước.
- Phía Bắc: giáp Campuchia
- Phía Đông: giáp biển Đông đem lại tiềm năng phát triển khai thác thủy hải sản, dầu khí, giao thông vận tải và du lịch.
Như vậy, Đông Nam Bộ là vùng có vị trí địa lý đặc biệt, thuận tiện trong giao lưu kinh tế, thông thương qua các cảng biển cả trong và ngoài nước.
Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Bộ
Bên cạnh những đặc điểm về vị trí địa lý, miền Đông Nam Bộ còn sở hữu cho mình những điều kiện tự nhiên mang nét đặc trưng riêng.
Thuận lợi
- Đất đai: chủ yếu là đất xám, đất ba dan thích hợp trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, mía đường, thuốc lá, hoa quả…
- Địa hình: Đông Nam Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và thoải. Từ Tây Bắc xuống Đông Nam độ cao giảm dần thuận lợi trong xây dựng.
- Khí hậu: thuộc loại cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm quanh năm thích hợp cho việc trồng trọt cả 4 mùa.
- Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị về thủy điện đồng thời cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Rừng: tuy rừng không nhiều nhưng là nơi đảm bảo sự sống cho sinh thủy ở các sông và là địa điểm du lịch thú vị. Vì vậy, cần bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước ở các dòng sông Đông Nam Bộ.
- Biển: nhiều thủy, hải sản, biển ấm và ngư trường rộng, đặc biệt gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi cho khai thác, đánh bắt.
Ở Đông Nam Bộ phát triển việc khai thác dầu khí thềm lục địa, đánh bắt hải sản và du lịch biển.
Khó khăn
- Môi trường đang dần bị ô nhiễm bởi các khí thải công nghiệp và đô thị tăng nhanh.
- Nguồn khoáng sản không phong phú, đa dạng
Đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Bộ
Đặc điểm dân cư, xã hội ở miền Đông Nam Bộ đem lại những thuận lợi và khó khăn nhất định cho vùng.
Thuận lợi
- Đông Nam Bộ là nơi đông dân, mật độ dân số cao với tỉ lệ dân thành thị cao nhất nước ta, tiêu biểu là TP. Hồ Chí Minh. Sự đông dân tạo nên nguồn lao động dồi dào, có tay nghề và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Là nơi dân trí cao: tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỷ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước.
- Tuổi thọ trung bình tại Đông Nam Bộ cũng cao hơn so với cả nước.
- Là địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn.
Khó khăn
- Vì là trung tâm nên sự di cư dân từ nơi khác đến để sinh sống và tìm việc làm ngày càng đông gây nên sự báo động về dân số.
Những thông tin như vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và xã hội của Đông Nam Bộ hy vọng đã giúp bạn nắm được những đặc điểm tự nhiên, xã hội cơ bản của Đông Nam Bộ chưa? Còn rất nhiều kiến thức bổ ích về các lĩnh vực khác mà DINHNGHIA.VN giải đáp cho bạn, cùng tìm hiểu nhé!
Tại sao tỉ lệ dân thành thị tăng cao ở Đông Nam Bộ