Tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới lần 2 như thế nào? Đây là chủ đề quan trọng trong chương trình lịch sử trung học phổ thông mà các bạn cần nắm được. Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể về tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu nhé!

Liên Xô từ 1945 đến những năm 70

Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950)

Bối cảnh

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, hậu quả để lại vô cùng nặng nề cho  tất cả các nước tham gia và liên quan, trong đó có Liên Xô và các nước Đông Âu. Tổn thất từ chiến tranh khiến người dân bị tàn sát, bị thương vô kể, các thành phố hoang tàn, đổ nát. Các xí nghiệp bị đập đổ, khắp nơi tràn trong khói lửa.

Các nước tư bản thua cuộc bị các nước khác bao vây, cô lập về mọi mặt chính trị – kinh tế. Tình hình trong nước nhiễu nhương, nhân dân lầm than, kêu góc, mọi hoạt động rối loạn, trì trệ kéo dài. Các nước buộc phải bắt tay vào công cuộc xây dựng và khôi phục lại nền kinh tế, củng cố quốc phòng, cầu viện trợ.

Thành tựu

Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm trong quá trình khôi phục, phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Vào năm 1950, sản lượng nền công nghiệp tăng nhanh khoảng 73%, nông nghiệp vượt qua thời kỳ trước. Vào năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ sự độc quyền về lĩnh vực này của Mỹ.

Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (1950 – những năm 70)

Liên Xô và các nước Đông Âu là khối đoàn kết với nhau. Liên Xô tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu to lớn, cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Về nền công nghiệp, tới năm 1970, trở thành cường quốc lớn thứ 2 trên thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, hạt nhân.

Về nông nghiệp, sản lượng trung bình tăng nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Về khoa học kỹ thuật thì đã thành công trong việc phóng vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ từ trái đất. Về xã hội đã được lập lại trật tự ổn định hơn trước, mức sống người dân nâng cao hơn, trình độ học vấn cải thiện.

Về đối ngoại thì Liên Xô tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước khác, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Tăng cường giúp đỡ các nước khác và trở thanh người anh em chí cốt của Việt Nam. Giúp xây dựng nền xã hội chủ nghĩa vững chắc hơn.

tìm hiểu về liên xô và các nước đông âu
Liên Xô tăng cường quân sự những năm 70

Các nước Đông Âu từ 1945 – 1975

Sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu 1945-1949

Mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu rất mật thiết. Giai đoạn từ 1944 – 1945 các nước Đông Âu kết hợp với quân đội Liên Xô giành chiến thắng trước quân Đức và giành được chính quyền. Thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân, bao gồm Ba Lan, Rumani, Hungari, Bungari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Albania.

CHDC Đức được thành lập vào tháng 10/1949, nước Đức phân chia thành 2 nước ở 2 bên. Nhà nước dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu có nhiều đảng phái, giai cấp hoạt động.

Từ năm 1945 – 1949, các nước bắt tay vào quá trình cải cách ruộng đất ở khắp nơi. Cải tiến nền công nghiệp, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp lớn tập trung sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng nền kinh tế được tăng cao.

Củng cố vai trò của Đảng cộng sản trong lãnh đạo đời sống của nhân dân, ban hành các quy định mới có lợi cho nhân dân. Đàn áp các cuộc chống phá của quân phản động thành công trong nước. Ban hành nhiều chính sách tự do dân chủ khuyến khích nhân dân làm việc, tham gia học tập, nâng cao nhận thức.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu

Hoàn cảnh

Giai đoạn từ 1950-1975, các nước Đông Âu bắt đầu thực hiện các kế hoạch phát triển 5 năm để phục hồi đất nước. Trước nhiều khó khăn thì đất nước vẫn cố gắng vượt qua. Vốn dĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước này bị cô lập, hậu quả tàn phá để lại nhiều, các thế lực phản động hành hoành nên cũng chậm hơn.

Thành tựu

Tuy nhiên, các nước Đông Âu cũng nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô, tự lực nhân dân cố gắng vươn lên phát triển mọi mặt và đạt được nhiều thành tựu. Tập trung phát triển nền công nghiệp, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, điện khí hóa. Tăng cường sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực thực phẩm trong nước.

Đẩy mạnh phát triển khoa học – kỹ thuật, phát minh ra công cụ mới, ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Nâng cao nhận thức, mức sống của người dân, cải thiện chế độ và chính sách đảm bảo quyền lợi của dân.

liên xô và các nước đông âu và hình ảnh minh họa
Các nước Đông u phục hồi mạnh mẽ sau chiến tranh

Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

Quan hệ kinh tế, khoa học – kỹ thuật

Vao ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế SEV chính thức được thành lập giữa Liên Xô và các nước Đông Âu. Sau khi các nước Đông Âu hoàn thành công cuộc dân chủ nhân dân, tiến lên thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mục đích: Liên Xô và các nước Đông Âu tăng cường sự giao lưu, học hỏi, hợp tác cùng nhau phát triển giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Thúc đẩy mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển mạnh mẽ, cải thiện đời sống nhân dân. Liên Xô và các nước Đông Âu tập trung đầu tư phát triển khoa học – công nghệ để đồng bộ hiện đại đời sống.

Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Như tốc độ phát triển công nghiệp đã đạt 10%/năm, GDP tăng lên so với trước kia gấp nhiều lần. Liên Xô đóng vai trò người anh cả, dẫn đầu trong khối này, giúp đỡ các nước anh em rất nhiều.

Quan hệ chính trị – quân sự

Các hiệp ước lần lượt được ký kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu theo chủ nghĩa xã hội. Tiêu biểu là Hiệp ước Vacsava thành lập ngày 14/5/1955. Bao gồm các nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Albania, Bungari, Hungari, Rumani, CHDC Đức.

Mục tiêu: Thành lập và thắt chặt liên minh giữa các nước với nhau để tạo nên sự phòng thủ bền vững về mặt quân sự, chính trị. Giữ gìn an ninh, hòa bình của các nước và thế giới, ngăn chặn chiến tranh và các cuộc xâm lược. Tạo nên thế cân bằng quân sự giữa các nước Xã hội chủ nghĩa và đế quốc thập niên 70.

liên xô và các nước đông âu với quan hệ chính trị quân sự
Mối quan hệ giữa các nước Xã hội chủ nghĩa được thắt chặt

Chúng ta đã tìm hiểu những nội dung lịch sử quan trọng về tình hình cũng như sự phát triển của Liên Xô và các nước Đông Âu sau thế chiến thứ 2. Hy vọng những kiến thức được cung cấp trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu của bản thân trong việc nắm vững chủ đề Liên Xô và các nước Đông Âu. Chúc bạn luôn học tốt!

Rate this post
Please follow and like us:

Comments

  1. Pingback: Kiến thức trọng tâm Lịch sử 12: Tóm tắt cơ bản và ngắn gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *