Phong trào Đồng Khởi là gì? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi là gì? Lược đồ phong trào Đồng Khởi Bến Tre? Sơ đồ tư duy phong trào Đồng Khởi Bến Tre như nào?… Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu về chủ đề phong trào Đồng Khởi cùng những nội dung liên quan nhé!

Nguyên nhân phong trào Đồng Khởi Bến Tre

Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống quân xâm lược bền bỉ qua nhiều giai đoạn. Thời kỳ những năm 1957- 1959 cuộc cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn. Đứng trước sự đàn áp của quân đội Mỹ – Diễm, quân ta đã nổi lên phong trào Đồng Khởi. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về hoàn cảnh, nguyên nhân của phong trào Đồng Khởi.

  • Giai đoạn 1957 – 1959: Mỹ – Diệm tăng cường “tố cộng”, “diệt cộng”: Chính quyền Mỹ đẩy mạnh trao quyền lực và trang bị cho tay sai Ngô Đình Diệm gây khó khăn cho cuộc sống của người dân nước ta. Vào tháng 5/1957, Chính quyền Diệm ban hành đạo luật 10/59 đẩy mạnh tàn sát khắp nơi. Nhân dân lầm than, hoạt động kinh tế trì trệ.
  • Tháng 5/1959: Chính quyền SG thông qua luật 10/59: lê máy chém khắp MN gây nhiều tội ác => Cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.
  • Tháng 1/1959: Hội nghị TW lần 15 đã quyết định: Cho phép nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang. Khắp nơi người dân, lực lượng quân đội nước ta đứng lên đấu tranh chống lại quân xâm lược từng bước giảm bớt sự đàn áp, chống phá. Các cuộc đấu tranh như Bắc Ái (02/1959), Trà Bồng (08/1959)…
  • Ngọn lửa chiến tranh sục sôi ở khớp nơi, đỉnh điểm là phong trào Đồng Khởi ở tỉnh Bến Tre. Tiếp theo các phong trào nổi ra liên tục ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre khiến bọn Mỹ – Diệm phải dè chừng. Sau đó lan rộng ra các tỉnh khác như Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri,…Thời gian này, phong trào này được đánh giá cao vì khuấy động cuộc đấu tranh quyết liệt và giành được nhiều thắng lợi.
  • Các cuộc nổi dậy chống chính quyền tay sai của bọn xâm lược lan rộng ra khắp các tỉnh miền Tây, miền Nam và các tỉnh còn lại. Cho tới cuối năm 1960, ở nhiều nơi, quân dân ta đã giành được quyền làm chủ và đẩy lùi được bọn giặc.
  • Sự thành công của phong trào đã chiếm được nhiều vùng rộng lớn và thúc đẩy sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).

Diễn biến phong trào Đồng Khởi Bến Tre

  • Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam tổ chức lần thứ 5 mở đầu cho các cuộc đấu tranh bằng vũ trang ở Miền Nam. Diễn biến phong trào Đồng Khởi vô cùng khốc liệt, quân dân ta củng cố lực lượng, nỗ lực hết sức mình để áp chế sự chống phá, tàn bạo của chính quyền Diệm.
  • Vào ngày 2/1/1960, các cấp lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã tổ chức họp tại xã Tân Trung, quyết định sẽ phát động tuần lễ giải phóng lãnh thổ, các vùng đất. Phá vỡ thế kìm kẹp, chống đối, phá hoại của quân địch và giành lấy thế chủ động. Mở ra nhiều điểm đột phá lớn, chủ yếu ở cù lao Minh và Mỏ Cày.
  • Vào tháng 1/1960, phong trào Đồng Khởi nổi lên đúng như dự kiến ở các xã bao gồm Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh. Sau vài ngày, các xã được dân ta giải phóng hoàn toàn, người dân tự do và lại tiếp tục đứng lên chiến đấu giải phóng khu vực khác. Tiếp tục phong trào nổ ra ở Giồng Trôm, cac tỉnh trọng điểm liên tiếp nhân dân vùng lên.
  • Quân ta đã giành được quyền làm chủ ở nhiều ấp, có 22 xã được trả tự do, người dân hào hứng ủng hộ cuộc chiến hết mình. Vào 24/2, quân đội quy động 3.000 người đánh vào 3 xã điểm. Dù rằng dùng vũ khí thô sơ, đơn giản nhưng vẫn giành chiến thắng với tinh thần quyết liệt tới cùng.
  • Tháng 6/1960, phong trào Đồng Khởi nổi ra trên toàn lãnh thổ miền Nam. Tới 24/9/1960, lực lượng cộng sản ở Bến Tre tiến hành khởi nghĩa lan rộng sang vùng lân cận. Ở khu vực Tây Nam Bộ và Đông Nam bộ, phong trào nổi ra liên tiếp của quân dân để giành chính quyền.
phong trào đồng khởi là gì và hình ảnh minh họa
Các vị anh hùng trong phong trào Đồng Khởi

Kết quả của phong trào Đồng Khởi Bến Tre

  • Phong trào đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều vùng nông thôn, trên cơ sở đó chính quyền nhân dân được thành lập.
  • Từ phong trào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960) đại diện cho nhân dân miền Nam.
  • Bên cạnh đó, phong trào còn làm phá sản chiến lược chiến tranh một phía của Mỹ.
  • Phong trào Đồng Khởi kết thúc vào cuối năm 1960 với sự tan rã của chính quyền Việt Nam cộng hòa ở khắp mọi nơi. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời và lãnh đạo phong trào đấu tranh cho nhân dân ta vào năm 1960.
  • Ở toàn miền Nam thì trong số 2.627 xã đã có 1.383 xã giành được quyền tự quản. Cuối 1960, nhân dân ta đã làm chủ hơn ½ hệ thống chính quyền ở cấp cơ sở: 600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829 thôn trung bộ, 3200/ 5721 thôn Tây Nguyên.
  • Sự khốc liệt của cuộc đấu, nhân dân ta quyết không nhượng bộ trước sự tàn ác của dân tay sai và Mỹ ngụy. Chính quyền Ngô Đình Diệm thất bại nặng nề trước sự tấn công liên tiếp, và bị thiệt hại nặng nề.
  • Số lượng người dân giành được ruộng đất thoát khỏi ách thống trị của chính quyền tay sai nhiều hơn. Sau đó Mặt trận tiến hành phân chia đều lại cho nhân dân sử dụng, kiếm sống quanh năm. Tính đến năm 1960 là cuộc cải cách điền địa này giải phóng được tầm 17 vạn hecta ruộng đất.
  • Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, số lượng thành viên đăng ký tham gia ngày một đông hơn và cống hiến hết sức cho cuộc chiến chống bọn xâm lược. Đó là cuộc chiến không phải ngày một ngày hai mà phải vô cùng bền bỉ và chịu hy sinh nhiều. Bên cạnh những thành tựu thì hậu quả để lại cũng rất nhiều.
  • Vào đầu năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam được thành lập, thống nhất các đội quân du kích, quân giải phóng thành tổ chức hợp nhất. Số lượng thanh niên tham gia vào tổ chức đông hơn để góp sức đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc.

Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi là gì?

  • Phong trào đã giáng một đòn vô cùng nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.
  • Đồng thời cũng đánh dấu bước phát triển của Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
  • Từ khí thế của phong trào Đồng Khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã ra đời ngày 20/12/1960.

Qua bài viết trên, chúng ta đã được trang bị đầy đủ kiến thức lịch sử về phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960). Những diễn biến chính xảy ra vào thời điểm đó đã được ghi lại và phân tích để thấy được kết quả cũng như ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi. Hy vọng kiến thức trên sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Chiến thắng biên giới thu đông 1950: Bối cảnh, Diễn biến và Ý nghĩa

2.7/5 - (3 bình chọn)
Please follow and like us:
Tagged:

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *