Vòng quay vốn lưu động là gì? Đây là khái niệm không hề mới mẻ đối với một doanh nghiệp bởi nó đo lường mức độ hiệu quả của đơn vị đang dùng vốn lưu động nhằm hỗ trợ bán hàng và tăng trưởng.

1. Vòng quay vốn lưu động là gì?

Về cơ bản, vòng quay vốn lưu động được hiểu là tỉ số dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của một công ty đang dùng vốn lưu động. Nói một cách dễ hiểu khác, chỉ số này phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư đang được sử dụng cho công ty và doanh số của công ty đó.

Đây cũng là chu kỳ hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của công ty, được tính theo đơn vị ngày. Doanh nghiệp được cho là sử dụng vốn lưu động hiệu quả khi số vòng quay vốn lưu động càng lớn.

Thế nhưng, vòng quay vốn lưu động sẽ khác nhau tùy từng lĩnh vực. Đối với các công ty kinh doanh lĩnh vực thương mại, vòng quay vốn lưu động thường sẽ cao hơn so với các công ty thuộc về mảng sản xuất. Ngoài ra, chỉ số này của mỗi doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau tùy theo quy mô công ty và một số yếu tố ảnh hưởng khác.

2. Công thức tính số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động bình quân

Trong đó, doanh thu thuần phản ánh số doanh thu bán hàng, thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ bao gồm giảm giá, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại.

Vốn lưu động bình quân được xác định bằng Tổng vốn lưu động của 12 tháng chia 12.

3. Vòng quay vốn lưu động có vai trò gì?

Với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động, có thể biết được doanh nghiệp luân chuyển bao nhiêu lần vốn lưu động bình quân trong một năm. 

Nếu chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động càng cao, doanh thu thuần đang tăng trưởng. Hay hiệu suất dùng vốn lưu động càng cao, vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh luân chuyển nhanh hơn thì doanh nghiệp càng có nhiều doanh thu hơn và nhiều tiền hơn.

Nếu chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động càng thấp, cho thấy doanh thu thuần đang giảm. Khi hiệu suất dùng vốn lưu động đang bị thấp, dẫn tới vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất luân chuyển rất chậm, theo đó lợi nhuận sẽ ít đi. 

Tùy theo từng ngành nghề và lĩnh vực, các hệ số của ngành lại khác nhau. Các nhà quản lý cần so sánh với các công ty khác trong cùng ngành về hệ số ngành để ứng dụng được hệ số này tốt nhất. Qua đó, có thể biết doanh nghiệp của mình có thể mạnh về vòng quay vốn lưu động không.

4. Cách quản lý vòng quay vốn lưu động

  • Bao thanh toán các khoản phải thu: Nghĩa là bán các khoản phải thu cho các Ngân hàng/ nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác, để tăng dòng tiền, Chi phí bao thanh toán thường sẽ thêm 2%/ tháng cộng với phí, do vậy cần cân nhắc khi dùng dịch vụ này.
  • Xây dựng vòng đệm vốn vào ngân sách: Cần dành một khoản vốn lớn hơn để quản trị doanh nghiệp. Do vậy, cần chia vốn thành mục tiền trong tài khoản ngân hàng để quản lý dòng tiền.
  • Đảm bảo về hạn mức tín dụng: Doanh nghiệp sẽ có vùng đệm vốn nhờ hạn mức tín dụng, qua đó đảm bảo vòng quay vốn lưu động. Khi cần, bạn có thể rút vốn để thanh toán cho các hoạt động kinh doanh thông thường, và chỉ thanh toán vốn nếu muốn.

Như vậy, bài viết này đã lý giải về vòng quay vốn lưu động là gì cũng như công thức tính chỉ số này. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn khi tìm hiểu về vòng quay vốn lưu động. 

Rate this post
Please follow and like us: