tìm hiểu giảm bạch cầu là gì

Bạch cầu (tế bào máu trắng – WBC) là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong công thức máu. Vậy cụ thể bạch cầu là gì? Giảm bạch cầu là bệnh gì? Bệnh giảm bạch cầu nên ăn gì? Triệu chứng giảm bạch cầu? Giảm bạch cầu có nguy hiểm không?… Trong nội dung bài viết dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thông tin liên quan đến bệnh giảm bạch cầu.

Bạch cầu là gì? 

Bạch cầu còn được gọi là tế bào máu trắng (WBC), được sản sinh từ trong tủy xương và đóng vai trò then chốt trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi tế bào bạch cầu đầy đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh để chống đỡ bất cứ sự tấn công nào từ các loại virus hay vi khuẩn. Bạch cầu gồm 5 loại chính như sau:

  • bạch cầu.
  • bạch cầu trung tính.
  • bạch huyết bào.
  • bạch cầu đơn nhân.
  • bạch cầu ái toan.

Xem chi tiết >>> Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu là gì? 

Giảm bạch cầu là bệnh gì? 

Bạch cầu giảm (hạ bạch cầu) là hiện tượng số lượng tế bào có vai trò sản sinh ra bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh suy giảm trong máu. Chủ yếu là bạch cầu trung tính bị giảm quá nhiều và tốc độ nhanh chóng. Trung bình ở người lớn thì số lượng bạch cầu vào khoảng dưới 4.000/microlit. Như vậy, giảm bạch cầu là bệnh gì? Điều này có nghĩa là số lượng bạch cầu trong cơ thể nhở hơn 4.000/microlit.

Bạch cầu bị giảm hay còn có tên gọi khác là tế bào máu trắng bị giảm, rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Đối với trẻ em thì ở những độ tuổi khác nhau thì lượng bạch cầu khác nhau. Bạch cầu giảm ít thì khó phát hiện bằng mắt thường hay dấu hiệu không rõ rệt, trừ khi bác sĩ xét nghiệm máu để xác định bệnh.

Đa phần bệnh nhân bạch cầu bị giảm được tìm ra khi đang đi thăm khám bệnh cụ thể nào đó. Bạch cầu giảm nhiều thường sẽ bị kèm với dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó là bệnh nhiễm trùng. Vì thế nên người bệnh không nên xem nhẹ căn bệnh này và phải tham gia điều trị ngay.

Giảm bạch cầu trung tính là gì?

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Giảm bạch cầu trung tính là gì? Đây là tình trạng lượng bạch cầu này trong cơ thể ít, tế bào sản sinh ít và bất thường. Chúng có tác dụng chống lại các vi sinh vật xâm nhập và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn và tác hại khác. Số lượng bạch cầu trung tính phải luôn đảm bảo ở mức trên 1.500/UI với người trưởng thành.

Bạch cầu trung tính đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tạo ra máu, hệ miễn dịch. Việc giảm chúng có thể dẫn tới việc giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ, rối loạn trao đổi chất. Có 4 nguyên nhân làm bạch cầu trung tính giảm:

  • Bẩm sinh: Con người sinh ra đã bị giảm nên bạch cầu ở mức rất thấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng và bệnh lạ xâm nhập gây hại.
  • Cyclic: Bạch cầu giảm trung tính Cyclic khiến cơ thể người  suy yếu, sự thay đổi chất bất thường. Chu kỳ giảm khá nhanh, bất thường nên người bệnh sẽ sớm phát bệnh ra ngoài.
  • Bệnh tự miễn dịch: Cơ thể xuất hiện bệnh tự miễn dịch tự động khống chế, phá hủy bạch cầu trung tính dẫn tới việc suy giảm.
  • Tự phát: Bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống thì bạch cầu giảm cũng có thể xuất hiện và gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Giảm bạch cầu lympho là gì? 

Bạch cầu Lympho chính là những tế bào chuyên biệt của miễn dịch, được sản sinh nhiều trong hệ bạch huyết. Thông thường bạch cầu giảm này khó phát hiện mà chỉ khi xét nghiệm thì mới xác định được. Nó cũng chính là dấu hiệu và nguyên nhân để giúp bác sĩ biết được bệnh tình người bệnh.

Tỷ lệ bạch cầu  Lympho rơi vào khoảng 17-48% lượng bạch cầu, việc tăng hay bạch cầu giảm này là báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề. 

Vậy bạch cầu lympho giảm khi nào? Nguyên nhân giảm bạch cầu lympho? Khi cơ thể bị thiếu máu, ung thư mãn tính, tủy xương, điều trị bệnh ung thư, rối loạn thần kinh,…

Giảm bạch cầu hạt là gì?

Bạch cầu hạt là loại chuyên biệt được cấu tạo trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng để bảo vệ tránh khỏi các vi khuẩn, virus, tác hại bên ngoài xâm nhập. Bạch cầu này tạo thành ở tủy xương – mô xốp trong các xương lớn. Người bị nấm, nấm men, vi khuẩn xâm nhập sẽ làm bạch cầu giảm hạt gây nên nhiễm trùng. 

Đối với những bệnh nhân bị ung thư đang trong giai đoạn hóa trị sẽ có nguy cơ giảm bạch cầu hạt. Kèm theo đó là sốt cao nhiều ngày, cơ thể đau nhức, mệt mỏi. Nếu không điều trị có thể bị nhiễm trùng máu và dẫn tới tử vong vô cùng nghiêm trọng.

Việc bạch cầu giảm hạt trong giai đoạn đầu không có triệu chứng phát bệnh dễ nhận biết. Chỉ khi bệnh nhân thăm khám, làm xét nghiệm thì bác sĩ mới tìm ra chúng. 

tìm hiểu giảm bạch cầu là gì
Bạch cầu giảm nguy hiểm tới sức khỏe con người

Nguyên nhân bạch cầu giảm? Bạch cầu giảm khi nào? 

Từ băn khoăn giảm bạch cầu là bệnh gì thì nhiều người cũng thắc mắc nguyên nhân khiến bạch cầu giảm hay bạch cầu giảm khi nào? Số lượng bạch cầu trong cơ thể suy giảm ít hay nhiều tùy thể trạng từng người và từng giai đoạn. Bạch cầu trung tính được tạo ra trong tủy xương, di chuyển tới máu và đến các khu bị nhiễm trùng. Chúng tạo ra chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, ngừa tình trạng nhiễm trùng, ngăn chặn nhiều bệnh. Theo nghiên cứu thì ở người lớn mà bạch cầu dưới 1500/microlit gọi là bị giảm. 

Vậy bạch cầu giảm khi nào?

  • Các bệnh về tủy xương: Bạch cầu bị giảm khi cơ thể gặp vấn đề trong khi sản xuất bạch cầu trong tủy xương. Lúc này tủy xương không sản xuất đủ bạch cầu bởi các nguyên nhân như: hội chứng myelodysplastic, ung thư máu, hội chứng myeloproliferative, myelofibrosis (tủy xương thay thế bởi mô xơ), vitamin B12 hoặc thiếu hụt folate,…
  • Khi tủy xương bị đàn áp: Sự sụt giảm trong việc sản xuất các tế bào của tủy xương sẽ làm giảm bạch cầu. Lúc này tủy xương bị đàn áp do tác dụng của một số loại thuốc, hóa chất, chất độc, hay trong quá trình trị liệu ung thư cũng có thể gây nên sụt giảm bạch cầu, gây thiếu máu.
  • Ung thư di căn tới tủy xương: Khi ung thư di căn xuống xương cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm bạch cầu trong máu.
  • Rối loạn tự miễn dịch: Giảm bạch cầu trong trường hợp này gọi là lupus hoặc lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Trường hợp này xảy ra khi cơ thể không nhận ra được các tế bào riêng của mình và bắt đầu tấn công họ.
  • Tình trạng nhiễm trùng, suy dinh dưỡng: Khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Từ đó dẫn tới tình trạng giảm bạch cầu trong máu (nhiễm trùng huyết).
  • Các bệnh của hệ thống miễn dịch: Một số bệnh về hệ thống miễn dịch, cụ thể như HIV, khi mắc bệnh này thì các tế bào lympho T sẽ bị tiêu diệt.
  • Giảm bạch cầu do Hypersplenism: Tình trạng này nguyên nhân bởi phì đại lách mà phá hủy các tế bào máu, từ đó cũng khiến giảm bạch cầu.
  • Giảm bạch cầu do các điều kiện khác: Thiếu máu bất sản, rối loạn tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, thiếu hụt vitamin, nhiễm ký sinh trùng ký sinh, thương hàn, sốt rét, sốt xuất huyết, nhiễm trùng Rickettsia, bệnh lao, cúm…
  • Giảm bạch cầu do bẩm sinh: Bẩm sinh cơ thể có vấn đề trong quá trình sản xuất bạch cầu không được ổn định.

Số lượng bạch cầu giảm ở mỗi người không giống nhau, khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường bạn tới gặp ngay bác sĩ để thăm khám và chữa trị. Đặc biệt là để ý tới nhiễm trùng vì nó là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng bạch cầu bị giảm ở người.

Dấu hiệu triệu chứng giảm bạch cầu

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng giảm bạch cầu là gì? Chắc chắn mọi người đều mong muốn biết được những dấu hiệu cụ thể của bệnh bạch cầu giảm để tiện theo dõi. Thực ra đến lúc phát bệnh ra ngoài rõ ràng thì bệnh cũng đã tiến triển không hề nhẹ. Tốt nhất để bảo vệ sức khỏe thì bạn nên thường xuyên khoảng 6 tháng/lần khám sức khỏe ở bệnh viện để biết thể trạng của mình.

Tùy từng người triệu chứng sẽ xuất hiện khác nhau, đặc trưng nhất là sốt và nhiễm trùng. Một số dấu hiệu đặc trưng của giảm bạch cầu như:

  • Nhiễm trùng trên cơ thể: Nhiễm trùng dễ thấy như lở loét, áp xe có mưng mủ, phát ban khắp cơ thể, vết thương khó lành,…
  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân: Khi sức đề kháng giảm thì bạn sẽ thấy uể oải, mệt, không có sức sống, ăn không ngon miệng…
triệu chứng giảm bạch cầu
Giảm bạch cầu bị đau họng, khó thở

Cách chữa và điều trị giảm bạch cầu

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Cách điều trị giảm bạch cầu như nào? Hiện nay y học phát triển, khoa học công nghệ được đầu tư hiện đại, cơ sở vật chất của các bệnh viện đang nâng cấp nên con người được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Bệnh bạch cầu giảm luôn là nỗi niềm của nhiều chuyên gia, bao năm tìm tòi cách chữa trị tốt nhất. 

Phương pháp điều trị giảm bạch gồm có:

  • Điều trị nhiễm trùng khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng các loại kháng sinh phù hợp.
  • Kích thích bạch cầu hạt Colony (G-CSF) giúp kích thích tủy xương sản xuất các tế bào máu trắng. Cách  này áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bẩm sinh hoặc khi bị thay đổi thuốc, truyền tế bào máu trắng.
  • Truyền tế bào máu trắng trong trường hợp cần thiết.
  • Sử dụng thuốc giảm bạch cầu phù hợp theo chỉ định.
  • Phương pháp ghép tế bào gốc: Được sử dụng để chữa trị bạch cầu nặng, bao gồm vấn đề nằm ở tủy xương.

Một số xét nghiệm sàng lọc tìm ra nguyên nhân:

Khác với căn bệnh khác dễ nhận biết, bạch cầu nằm bên trong cơ thể người nên việc phát hiện khó. Thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn nên chữa khó khăn. Trước hết tới bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành cho làm các xét nghiệm để chẩn đoán bạch cầu giảm chính xác.

  • Công thức máu: Kiểm tra máu (CBC) để đếm số lượng bạch cầu trung tính bao nhiêu trong cơ thể. Kiểm tra trong vòng 6 tuần để biết có thay đổi tăng lên, giảm xuống bạch cầu thế nào. Dùng công nghệ hút tủy xương để xem tế bào trong tủy xương ra sao. Thực hiện sinh thiết tủy xương mổ sọ để kiểm tra các mảnh xương trong tủy xương. 
  • Tuỷ đồ.
  • CRP.
  • Phết máu ngoại vi.
  • Huyết thanh miễn dịch.
giảm bạch cầu cần làm xét nghiệm gì
Công thức máu là một trong những xét nghiệm sàng lọc giảm bạch cầu

Cách phòng bệnh giảm bạch cầu

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Biện pháp phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu?

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt để tăng cường sức khỏe, hồi phục thể trạng tốt.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, đặc biệt vệ sinh vùng răng miệng, dùng nước súc miệng sát khuẩn mỗi ngày.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm sống, thực phẩm nước uống chưa tiệt trùng.
  • Tiêm phòng các loại vắc-xin đầy đủ.
  • Trong trường hợp khi sốt cao trên 38.5 độ cần đến bệnh viện ngay.
  • Xử lý các vết trầy xước, tổn thương trên cơ thể cẩn thận, sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
  • Sử dụng các loại thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tùy tiện và lạm dụng.

Một số câu hỏi liên quan đến giảm bạch cầu

Phân loại bệnh giảm bạch cầu?

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Có mấy loại giảm bạch cầu?

Theo nghiên cứu y khoa, bệnh bạch cầu được chia thành hai loại:

  • Bạch cầu cấp tính (phát triển nhanh).
  • Bạch cầu mạn tính (tiến triển chậm). 

Sốt giảm bạch cầu là gì?

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Sốt xuất huyết giảm bạch cầu có nghĩa như nào? Bạch cầu giảm nhiều sẽ xuất hiện một số dấu hiệu phát bệnh chủ yếu như sốt cao nhiều ngày, co giật, cơ thể đau mỏi, suy yếu. da nhợt nhạt. Tùy từng tình trạng bệnh mỗi người mà sốt nhẹ hoặc nặng. Thậm chí có người bị sốt xuất huyết – một căn bệnh khá phổ biến do muỗi ký sinh, khí hậu nhiệt đới gió mùa lây bệnh nhanh. 

Muỗi tấn công làm suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể mệt mỏi, sốt nhiều ngày, lượng bạch cầu không ổn định. Khi có dấu hiệu bệnh thì bệnh nhân phải nhanh chóng nhập viện theo dõi và điều trị. Căn bệnh này hết sức nguy hiểm nên bạn đừng xem thường, thậm chí không chữa còn ảnh hưởng tới tính mạng và hệ lụy về sau.

Bạch cầu giảm ở trẻ em?

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Và tình trạng bạch cầu giảm ở trẻ em có nguy hiểm không?

  • Ở trẻ em, hầu hết các bệnh bạch cầu đều là cấp tính. 
  • Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em cũng được chia thành 2 loại:
    • Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp (ALL).
    • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp (AML).
giảm bạch cầu ở trẻ em
Giảm bạch cầu ở trẻ em hầu hết đều là cấp tính

Tại sao bạch cầu giảm nhẹ?

Số lượng bạch cầu trong cơ thể giảm tùy từng giai đoạn và cơ địa của mỗi người. Khi thấy cơ thể bị sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, ho, chảy nước mũi, khó thở, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, vị trí tiêm bị sưng tấy thì nên nhập viện để bác sĩ điều trị. Ở giai đoạn đầu bao giờ cũng dễ chữa khỏi hơn và không để lại biến chứng.

Bạch cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Bạch cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm? Nếu số lượng bạch cầu trong cơ thể dưới 4.500/UI thì được coi là giảm số lượng bạch cầu. Đặc biệt khi số lượng bạch cầu giảm dưới 3.000/UI sẽ gây nguy hiểm.

Giảm bạch cầu có nguy hiểm không?

Bạch cầu rất quan trọng với cơ thể, nó cần được sản xuất đầy đủ, bình thường để đảm bảo khỏe mạnh. Chức năng chính là tăng sức đề kháng chống chọi lại các loại bệnh tật từ vi khuẩn, virus và các tác nhân bên ngoài. Đặc biệt là các bệnh lây nhiễm, nhiễm độc hại hay ký sinh trùng.

Người lớn bình thường thì lượng bạch cầu ổn định ở con số từ 4.500 – 10.500/UI. Nếu thấp hơn thì đó là dấu hiệu cơ thể đang bị suy yếu và khả năng mắc bệnh nào đó. Theo nghiên cứu thì bạch cầu giảm có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn Gram, virus, bệnh lao, suy giảm hệ miễn dịch như AIDS, ký sinh trùng, lạm dụng thuốc, ung thư máu,…

Khám thấy bạch cầu giảm thì bác sĩ sẽ có chỉ dẫn xét nghiệm, kiểm tra thêm để tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán bệnh chính xác. Hơn nữa, cơ thể yếu sức đề kháng giảm là cơ hội cực kỳ dễ mắc bệnh mới. Nếu lượng bạch cầu dưới 3000/UI thì đáng lo ngại.

bệnh nhân có dấu hiệu sốt giảm bạch cầu
Bệnh nhân có dấu hiệu sốt giảm bạch cầu

Thuốc điều trị bệnh giảm bạch cầu

Từ câu hỏi giảm bạch cầu là bệnh gì thì người bệnh cần nắm được một số loại thuốc thông dụng thường được chỉ định để điều trị tình trạng giảm bạch cầu như sau:

Dưới đây là một số loại thuốc điển hình trong việc điều trị bạch cầu giảm: 

  • Clozapine.
  • Interferon.
  • Sodium valproate, lamotrigine.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Mycophenolate mofetil, sirolimus, tacrolimus, cyclosporine.

Đông y điều trị giảm bạch cầu?

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Đông y chữa giảm bạch cầu như nào? Theo Đông y, bệnh giảm bạch cầu đa phần thuộc về chứng ‘Hư Lao’ hay ‘Khí Huyết Hư”, thường do Tâm, Can, Tỳ và Thận suy yếu. Đặc biệt, bạch cầu giảm chủ yếu do Tỳ và Thận không nhiếp được huyết. Các bài thuốc trong Đông y điều trị giảm bạch cầu sẽ bao gồm bạch truật, hoàng kỳ, kê huyết đằng, đẳng sâm…

Giảm bạch cầu nên ăn gì?

Người bạch cầu bị giảm nên thiết lập riêng chế độ ăn uống đủ chất, sạch sẽ và đảm bảo không chứa chất độc hại. Nhìn chung, bệnh giảm bạch cầu nên ăn một số thực phẩm dưới đây: 

  • Trái cây và rau quả tươi: Ăn trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt các loại trái cây giàu vitamin C và vitamin A, cụ thể như cam, bưởi, ổi, đu đủ, dâu tây, cà rốt, khoai lang, rau bina, bông cải xanh…
  • Trà xanh: Đây là thực phẩm giàu chất oxy hóa, rất tốt cho người bị giảm bạch cầu. Trà xanh có tác dụng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và cơ thể chống lại các mầm bệnh gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, trà xanh cũng giúp sản sinh ra nhiều bạch cầu hơn. 
  • Các loại hạt và ngũ cốc: Đây được xem là thực phẩm vàng giúp cung cấp vitamin E và kẽm, đặc biệt cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Kẽm là yếu tố quan trọng để cơ thể sản xuất WBC chống lại sự nhiễm trùng. Thực phẩm giàu kẽm như hạt bí đỏ, đậu, hạt dưa hấu, hạt bí. Còn vitamin E lại giúp cải thiện sản xuất các tế bào sản sinh kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn. Các loại ngũ cốc rất giàu vitamin E.
  • Các loại cá và dầu lanh: Theo nghiên cứu, Omega-3 để cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Vì vậy, người giảm bạch cầu nên sử dụng cá và dầu lanh. 
  • Đậu nành và sản phẩm giàu vitamin B12:  Sữa, các sản phẩm sữa, trứng, thịt gia cầm, sữa đậu nành.
giảm bạch cầu và thực phẩm nên sử dụng
Người bệnh giảm bạch cầu nên sử dụng trái cây và rau xanh giàu vitamin C

Thực phẩm làm giảm bạch cầu?

Nhiều người khi tìm hiểu bệnh bạch cầu giảm cũng băn khoăn về thực phẩm làm giảm bạch cầu. Vậy ăn gì để giảm bạch cầu? Nhìn chung, người bạch cầu giảm không nên ăn đồ tươi sống như gỏi cá, gỏi thịt sống, món ăn chưa nấu chín. Không ăn rau sống, salad, đồ hộp đóng sẵn để lâu ngày như thịt hun, bate. Không ăn thức ăn lên men như dưa chua, cà pháo muối, các loại nộm. 

Trên đây là tổng hợp toàn bộ thông tin giúp quý bạn đọc hình dung rõ nhất về bệnh giảm bạch cầu. Mong rằng bạn đã trang bị thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu! Nếu có bất cứ thắc mắc hay băn khoăn gì liên quan đến chủ đề giảm bạch cầu là bệnh gì, đừng quên để lại nhận xét bên dưới để chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn nhé! Chúc bạn luôn khỏe!

Xem thêm >>> Monocyte là gì? Ý nghĩa của bạch cầu monocyte trong xét nghiệm máu 

Xem thêm >>> Tăng bạch cầu là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị 

Xem thêm >>> Bạch cầu cấp dòng lympho l1 là gì? Bệnh bạch cầu cấp có biểu hiện như nào?

Rate this post
Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *